. Mục tiêu:
a. Kiến thức: HS biết được số nguyên bao gồm các số nguyên dương, số 0 và các số nguyên âm. Biết biểu diễn các số nguyên a trên trục số, tìm được số đối của 1 số nguyên.
b. Kỹ năng: HS bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có 2 hướng ngược nhau.
c. Thái độ: HS bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn.
Ngày soạn: 26/11/2010 Ngày giảng: 6A: 30/11/2010 6B: 30/11/2010 6C: 29/11/2010 Tiết 41. § 2. TẬP HỢP Z CÁC SỐ NGUYÊN. 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: HS biết được số nguyên bao gồm các số nguyên dương, số 0 và các số nguyên âm. Biết biểu diễn các số nguyên a trên trục số, tìm được số đối của 1 số nguyên. b. Kỹ năng: HS bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có 2 hướng ngược nhau. c. Thái độ: HS bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a. Chuẩn bị của GV: Giáo án, bảng phụ bài 6, 8 (Sgk – 70), Hình vẽ sẵn trục số hình 38, 39 (Sgk – 69, 70), phấn màu, thước thẳng có chia khoảng. b. Chuẩn bị của HS: Học và làm bài theo quy định, thước thẳng có chia khoảng. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ : (7') */ Câu hỏi: ? Vẽ 1 trục số và cho biết: a. Những điểm nằm cách điểm 2 ba đơn vị. b. Những điểm nằm giữa các điểm -3 và 4. */ Đáp án: (4đ) a. Những điểm nằm cách điểm 2 ba đơn vị là điểm A, điểm B (trên hình) (2đ) b. Những điểm nằm giữa các điểm -3 và 4 là những điểm biểu diễn các số -2; -1; 0; 1; 2; 3. (2đ) Hỏi thêm: Tìm trên trục số các cặp điểm biểu diễn các số nguyên cách đều điểm A? (2đ) */ ĐVĐ (1’) Gv: Trên hình vẽ trục số biểu diễn những số nào? (Số tự nhiên và số nguyên âm). Gv: Các loại số này tạo thành một tập hợp số mới có tên gọi là tập hợp số nguyên. Vậy số nguyên là tập hợp số như thế nào? Số nguyên dùng để nói về những (tập hợp nào) đại lượng như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài ngày hôm nay. b. Dạy nội dung bài mới: Gv Giữ lại trục số ở bài kiểm tra bài cũ. 1. Số nguyên: (19’) Tb? Trên hình vẽ các điểm bên phải điểm 0 biểu diễn những số thuộc tập hợp số nào? - Số nguyên dương: 1; 2; 3; hoặc + 1; + 2; + 3; . Hs Số tự nhiên (N > 0) - Số nguyên âm: - 1; -2; -3; . K? Những điểm bên trái điểm 0 biểu diễn những số thuộc tập hợp số nào? * Tập hợp các số nguyên gồm: Số nguyên âm, số 0, số nguyên dương Ký hiệu: Z Z = Hs Số nguyên âm. Gv Những số được biểu diễn ở bên phải điểm 0 trên trục số là những số nguyên dương. Những số biểu diễn ở bên trái điểm 0 gọi là những số nguyên âm. Gv Giới thiệu: Cách viết các số nguyên dương. Tất cả các số được biểu diễn trên trục số như vậy gọi là số nguyên. K? Vậy tập hợp các số nguyên bao gồm những loại số nào? Hs Gồm các số nguyên âm, số 0, số nguyên dương. ? Lấy 2 ví dụ về số nguyên dương? 2 ví dụ về số nguyên âm. Gv Treo bảng phụ bài tập 6 (Sgk – 70) Bài 6 (Sgk – 70) Hs Nghiên cứu đề bài. Tb? Bài 6 cho biết gì? Yêu cầu gì? Gv Để chỉ -2; 5 là số nguyên, người ta cũng sử dụng ký hiệu . ? Mộ em lên bảng làm – Cả lớp làm vào vở Hs -4 N sai ; 5 N đúng 4 N đúng; -1 N sai 0 Z đúng; 1 N đúng Hs Nhận xét, chữa. K? Sửa câu sai thành câu đúng? (-4; -1Z) K? Nếu nói tập hợp số nguyên bao gồm số tự nhiên và số nguyên âm đúng hay sai? Vì sao? K? Vậy tập hợp N và tập hợp Z có mối quan hệ như thế nào? Hs N Z Gv Minh họa: N là tập con của Z bằng hvẽ: Tb? Nếu nói tập hợp số nguyên bao gồm số nguyên dương và số nguyên âm đúng hay sai? Vì sao? Hs Sai vì còn thiếu số 0. Tb? Số 0 là số nguyên dương hay số nguyên âm? Hs Số 0 không phải là số nguyên dương cũng không phải là số nguyên âm. Gv Điểm biểu diễn số nguyên 1 trên trục số là điểm 1. Tương tự điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số là điểm a. Hs Đọc nội dung chú ý (Sgk – 69) * Chú ý (Sgk – 69) K? Nói độ cao của đỉnh núi Phan-xi-păng là +3143m thì dấu “+” đằng trước số 3143m biểu thị điều gì? Bài 7 (Sgk – 70) Hs Dấu “+” biểu thị độ cao trên mực nước biển. K? Nói độ cao của đáy vịnh Cam Ranh là -30m thì dấu “ – ” đằng trước biểu thị điều gì? Hs Dấu “ - ” biểu thị độ cao dưới mực nước biển. Gv Đây là nội dung bài tập 7 (Sgk – 70) ? Số +3143 và -30 thuộc loại số nào? Gv Như vậy số nguyên Z thường được sử dụng biểu thị các đại lượng có 2 hướng ngược nhau. * Nhận xét (Sgk – 69) K? Trong thực tế số nguyên còn được dùng để biểu thị những đại lượng có 2 hướng ngược nhau nào nữa? Hs - Nhiệt độ trên, dưới 00C - Độ cao, độ sâu - Số tiền nợ, có - Thời gian trước, sau công nguyên Gv Các đại lượng mà chúng ta vừa kể tên là những đại lượng đã có quy ước chung về âm, dương. Tuy nhiên trong thực tiễn và trong giải toán ta có thể tự đưa ra quy ước về âm, dương. Hs Tự nghiên cứu ví dụ (Sgk – 69) * Ví dụ (Sgk – 69) Gv Treo bảng phụ hình 38 và giới thiệu. K? Trong ví dụ ta chọn điểm nào làm mốc và quy ước chiều âm dương như thế nào? Hs Chọn điểm M làm mốc: + Điểm A là chiều dương (+3 Km) + Điểm B là chiều âm (-2 Km) ? Áp dụng làm bài (Sgk – 69) (Sgk – 69) Giải Gv Tiếp tục làm (Sgk – 70) Điểm C được biểu thị là: +4 km Điểm D được biểu thị là: - 1 km Điểm E được biểu thị là: - 4 km Hs Nghiên cứu đề. (Sgk – 70) Gv Treo bảng phụ Hình 39 Giải K? Sáng sớm ốc sên ở vị trí điểm A. Hết ngày ốc sên sẽ cách mặt đất 1 khoảng bẳng bao nhiêu m? (Tại điểm nào trên hình vẽ)? Sáng hôm sau chú ốc sên đều cách A là: 1m trong cả 2 trường hợp. K? Nếu ban đêm chú ốc sên tuột xuống dưới 2m thì chú cách điểm A bao nhiêu m? K? Nếu ban đêm chú ốc sên tuột xuống dưới 4m thì chú cách điểm A bao nhiêu m? (Sgk – 70) ? Ta có nhận xét gì về kết quả của trên đây? Giải a, Điểm (+1) và(-1) cách đều điểm A và nằm về 2 phía của A b, Đáp số câu a là: +1(mét) Đáp số câu b là: -1(mét) ? Nếu coi A là điểm gốc và các vị trí phía trên điểm A được biểu thị bằng số dương (mét) và các vị trí nằm phía dưới điểm A được biểu thị bằng số âm (mét) thì các đáp số của bằng bao nhiêu? Gv Trong bài toán trên điểm (+1) và (-1) cách đều điểm A và nằm về 2 phía của điểm A. Nếu biểu diễn trên trục số thì (+1) và (-1) cách đều gốc 0 ta nói (+1) và (-1) là 2 số đối nhau. Gv Cũng giống như ở ví dụ trong bài tập ?2, ?3 hướng âm, dương là tự ta quy ước. Qua bài tập này chúng ta thấy thực tế ta gặp những trường hợp 2 kết quả khác nhau nhưng câu trả lời là như nhau (lượng giống nhau nhưng hướng khác nhau). Số nguyên có thể coi là số có hướng. Gv Yêu cầu học sinh quan sát trục số 2. Số đối (10’) K? Tìm trên trục số những điểm cách đều điểm 0? Hs 1 và -1; 2 và -2; . Ví dụ: Gv Những số 1 và -1; 2 và -2; gọi là những số đối nhau. 1 là số đối của -1 -1 là số đối của 1 Tb? Vậy thế nào là những số đối nhau? 1 và -1 là 2 số đối nhau. ? Lấy ví dụ khác về 2 số đối nhau? (Sgk – 70) Giải ? Áp dụng làm (Sgk – 70) Số đối của 7 là (-7) Số đối của (-3) là 3 Số đối của 0 là 0 Gv Treo bảng phụ bài tập 9 (Sgk – 70) Bài 9 (Sgk – 70) Tb? Nêu yêu cầu của bài 9. Giải Hs Đứng tại chỗ trả lời từng phần. Số đối của +2 là -2 Số đối của 5 là -5 Số đối của -6 là 6 Số đối của -1 là 1 Số đối của -18 là 18 Gv ? c. Củng cố - Luyện tập (6’) Người ta thường dùng số nguyên để biểu thị những đại lượng nào? Hs Số nguyên thường được sử dụng để biểu thị các đại lượng có hướng ngược nhau. Gv Điều này chính là điều đã được khẳng định ngay phần đóng khung dưới tên bài. Tb? Tập hợp Z các số nguyên bao gồm những loại số nào? Gồm các số nguyên âm, số 0, số nguyên dương Tb? Vậy tập hợp N và tập hợp Z có mối quan hệ như thế nào? Hs N Z ? Trên trục số 2 số đối nhau có đặc điểm gì? Cho ví dụ? d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2') Nắm chắc tập hợp Z các số nguyên. Cách tìm số đối. BTVN: Bài 8, 10 (Sgk – 70, 71). Bài 9 đến 16 (SBT – 54). Xem lại các ví dụ, lý thuyết để giải các bài tập đó. Đọc trước bài: “Thứ tự trong tập hợp các số nguyên”.
Tài liệu đính kèm: