Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 33: Bài 18: Bội chung nhỏ nhất

Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 33: Bài 18: Bội chung nhỏ nhất

- Để tìm bội chung của 4 và 6, ta phải tìm tập hợp các bội của 4, của 6 rồi chọn ra các phần tử chung của hai tập hợp đó, ta được tập hợp các bội chung của 4 và 6. Vậy có cách nào tìm bội chung của hai hay nhiều số mà không cần liệt kê các bội của mỗi số hay không? Ta học qua bài “Bội chung nhỏ nhất

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 33: Bài 18: Bội chung nhỏ nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 33: §18. BỘI CHUNG NHỎ NHẤT
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ HS hiểu được thế nào là BCNN của nhiều số. 
+ HS biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố. Từ đó biết cách tìm bội chung của hai hay nhiều số. HS biết so sánh cách tìm ƯCLN và BCNN.
- Kỹ năng:
HS vận dụng kiến thức giải thành thạo các bài tập.
- Thái độ:
 HS cẩn thận trong tính toán và liên hệ được các bài toán trong thực tế.
* Xác định kiến thức trọng tâm:
III. CHUẨN BỊ:
	GV: Phấn màu, SGK, SBT, bảng phụ.
	HS: Nghiên cứu bài.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp(1’):
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
	HS: a/ Tìm B(4) ; B(6) ; BC(4, 6)
	 b/ Em hãy cho biết số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của 4 và 6 là số nào?
	3. Bài mới:
	a) Đặt vấn đề: (1’)
- Để tìm bội chung của 4 và 6, ta phải tìm tập hợp các bội của 4, của 6 rồi chọn ra các phần tử chung của hai tập hợp đó, ta được tập hợp các bội chung của 4 và 6. Vậy có cách nào tìm bội chung của hai hay nhiều số mà không cần liệt kê các bội của mỗi số hay không? Ta học qua bài “Bội chung nhỏ nhất”.
b) Triển khai bài:
Ho¹t ®éng cña häc sinh
Trî gióp cña gi¸o viªn
1. Bội chung nhỏ nhất:
- đọc và ghi ví dụ1: SGK
B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32; 36... }
B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36...}
BC(4,6) = {0; 12; 24; 36...}
 Ký hiệu BCNN(4,6) = 12
- BCNN của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các ước chung của các số đó.
- Nhận xét: Tất cả các bội chung của 4 và 6 (là 0; 12; 24; 36...) đều là bội của BCNN(là 12)
* Chú ý: SGK/58
 BCNN(8; 1) = 8
 BCNN(4; 6; 1) = 12 = BC(4, 6)
 => Mọi số tự nhiên điều là bội của 1. Do đó với mọi số tự nhiên a và b ta có
 BCNN(a, 1) = a.
 BCNN(a, b, 1) = BCNN(a, b)
2. Tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố:
HS đọc và ghi: Ví dụ 2: SGK
*Quy tắc: 
Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lơn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm
? Tìm BCNN (8, 12)
 8 = 23
 12 = 22.3
BCNN(8, 12) = 23.3 = 24
 Tìm BCNN( 5, 7, 8) 
 5 = 5
 7 = 7
 8 = 23
BCNN(5, 7, 8) = 23.5.7 = 280
 Tìm BCNN(12, 16, 48)
 12 = 22.3
 16 = 24
 48 = 24.3
 BCNN(12, 16, 48 = 24.3 = 48
+ Chú ý: SGK
Hoạt động 1: (13’)
Đọc ví dụ và cho biết thế nào là BCNN?
- Tìm số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp bội chung của 2; 4; 6?
- Thế nào là bội chung nhỏ nhất của 2 hay nhiều số?
 Yêu cầu một HS đọc phần in đậm / 57 SGK
- Các bội chung (0; 12; 24; 36...) và BCNN(là 12) của 4 và 6 có quan hệ gì với 12?
- Em hãy tìm BCNN(8; 1); BCNN(4; 6; 1)?
- Hãy nêu các bước tìm BCNN của 4 và 6 ở ví dụ 1?
Hoạt động 2: (20’)
- Ngoài cách tìm BCNN của 4 và 6 như trên, ta còn cách tìm khác?.
- Nêu ví dụ 2 SGK và hướng dẫn học sinh cách trình bày gọn lại
Ta có: 
8 = 23
18 = 2. 32 
30 = 2. 3. 5
BCNN(8; 18; 30) = 23 . 32 . 5 = 360
GV: Em hãy nêu quy tắc tìm BCNN?
Làm ?
 - Nếu học sinh không biết tìm giáo viên hướng dẫn
4. Củng cố: (5’)
	GV: Cho HS làm bài tập: 
- Điền vào chỗ trống thích hợp và so sánh hai quy tắc sau:
Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số ..... ta làm như sau:
+ Phân tích mỗi số ....
+ Chọn ra các thừa số ....
+ Lập .... mỗi thừa số lấy với số mũ .... 
Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số..... ta làm như sau:
+ Phân tích mỗi số ....
+ Chọn ra các thừa số .....
+ Lập ..... mỗi thừa số lấy với số mũ ....
- Làm bài 149/59 SGK
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
	- Học thuộc qui tắc tìm BCNN
	- Làm bài 150; 151; 152; 153; 154; 155/59, 60 SGK
	- Làm bài 188; 189; 190; 191/25 SBT
- Xem trước mục 3 cách tìm bội chung thông qua tìm BCBN.
- Tiết sau luyện tập1. 
V. RÚT KINH NGHIÊM:
=============================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 33-35.doc