Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 25 - Bài 14: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố

Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 25 - Bài 14: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức: Học sinh nắm được định nghĩa số nguyên tố - hợp số.

b. Kỹ năng: Học sinh biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản, thuộc mười số nguyên tố đầu tiên, hiểu cách lập bảng số nguyên tố. Học sinh biết cách vận dụng hợp lí các kiến thức về chia hết đã học để nhận biết một hợp số.

c.Thái độ: Có lòng say mê học tập.

2. Chuẩn bị GV và HS:

a. Chuẩn bị của GV:

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1241Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 25 - Bài 14: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/10/2010
Ngày giảng: 
6A: 19/10/2010
6B: 20/10/2010
Tiết 25. § 14. SỐ NGUYÊN TỐ. HỢP SỐ. BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ.
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: Học sinh nắm được định nghĩa số nguyên tố - hợp số.
b. Kỹ năng: Học sinh biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản, thuộc mười số nguyên tố đầu tiên, hiểu cách lập bảng số nguyên tố. Học sinh biết cách vận dụng hợp lí các kiến thức về chia hết đã học để nhận biết một hợp số.
c.Thái độ: Có lòng say mê học tập. 
2. Chuẩn bị GV và HS:
a. Chuẩn bị của GV: 
Giáo án, bảng phụ ghi các số tự nhiên từ 2 đến 100, phấn màu.
b. Chuẩn bị của HS: 
Học và làm bài theo quy định. Bảng ghi các số tự nhiên từ 2 đến 100 vào giấy A4.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ : (6')
*/ Câu hỏi: Thế nào là ước của một số? Thế nào là bội của một số? Cho ví dụ? 
Bài tập: Tìm các ước của a trong bảng sau (Gv treo bảng phụ).
*/ Đáp án: Nếu có 1 số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b còn b gọi là ước của a. (2đ)
Ví dụ: Học sinh tự lấy (2đ)
Bài tập: (6đ)
a
2
3
4
5
6
7
Ư(a)
1; 2
1; 3
1; 2; 4
1; 5
1; 2; 3; 6
1; 7
 (Giữ lại kết quả bài tập bài kiểm tra đầu giờ) 
*/ ĐVĐ: Tb? Mỗi số 2; 3; 5; 7 có bao nhiêu ước? Đó là những ước nào? (Có hai ước là 1 và chính nó).
Tb? Mỗi số 4; 6 có bao nhiêu ước? (Có nhiều hơn hai ước).
Gv: Như vậy các số2; 3; 5; 7 gọi là số nguyên tố, số 4; 6 gọi là hợp số. Vậy thế nào là số nguyên tố, hợp số. Làm cách nào để lập bảng số nguyên tố. Chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
b. Dạy nội dung bài mới:
Y?
Nhắc lại các số 2; 3; 5; 7 có mấy ước? Và các số 4; 6 có mấy ước?
1. Số nguyên tố, hợp số (17’)
Y?
Hãy so sánh số ước của các số 2; 3; 5; 7 với 1? Số ước của 4; 6 với 1?
Gv
Các sô có điều kiện như các số 2; 3; 5; 7 gọi là số nguyên tố.
Các số có điều kiện như các số 4; 6 gọi là hợp số.
K?
Vậy em hiểu thế nào là số nguyên tố? Thế nào là hợp số?
Hs
Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 chỉ có hai ước là 1 và chính nó. 
Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1 có nhiều hơn hai ước số.
Y?
Đọc định nghĩa (Sgk – 46)
* Định nghĩa (sgk – 46).
Gv
Tb?
Nhấn mạnh: Định nghĩa số nguyên tố, hợp số theo tóm tắt bên 
Ngược lại 1 số tự nhiên lớn hơn 1 và chỉ có 2 ước được gọi là loại số gì?
+ Số nguyên tố: Lớn hơn 1
 Chỉ có 2 ước.
+ Hợp số: Lớn hơn 1
 Có nhiều hơn 2 ước.
Tb?
Số tự nhiên lớn hơn 1 và có nhiều hơn 2 ước thuộc loại số nào?
K?
Muốn biết một số tự nhiên là số nguyên tố hay hợp số ta làm như thế nào?
Hs
Ta tìm số ước của số đó và so sánh số đó với 1 rồi kết luận.
Gv
Như vậy để khẳng định 1 số là nguyên tố thì ta phải khẳng định rằng ngoài 2 ước là 1 và chính nó chỉ cần chỉ ra số đó có 1 ước nữa thì kết luận được ngay số đó là hợp số.
Tb?
Lấy ví dụ về số nguyên tố và ví dụ về hợ số
* Ví dụ:
Gv
Hãy áp dụng điều đó làm bài ? (Sgk – 46)
11; 13; ..... là số nguyên tố
Hs
Nghiên cứu nội dung bài ?
8; 9; 10; ... là hợp số.
Tb?
Bài ? cho biết gì? Yêu cầu gì?
 ? (Sgk – 46)
Hs
Trong các số 7, 8, 9 số nào là số nguyên tố, số nào là hợp số? Vì sao?
Giải
Trong các số 7, 8, 9 thì: 
K?
Để giải bài tập này ta làm như thế nào?
. 7 là số nguyên tố vì 7 > 1 và 7 chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.
. 8 là hợp số vì 8 > 1 và có nhiều hơn 2 ước là: 1; 2; 4; 8
. 9 là hợp số vì 9 > 1 và có nhiều hơn 2 ước là: 1; 3; 9
Hs
Tìm các ước của 7, 8, 9 và so sánh với 1
Tb?
Theo hướng đó 1 em lên bảng trình bày.
K?
Tìm các ước của 1
Hs
Ư(1) = {1}
K?
Vậy số 1 là số nguyên tố hay hợp số? Vì sao?
Hs
Số 1 không phải là số nguyên tố, không phải là hợp số vì 1 chỉ có 1 ước.
Tb?
Tìm các ước của 0?
Hs
Ư(0) = N
Tb?
Vậy số 0 là số nguyên tố hay hợp số?
Hs
Số 0 không phải là số nguyên tố, không phải là hợp số vì 0 < 1
Gv
Như vậy cả số 0 và số 1 đều không phải là số nguyên tố và không phải là hợp số. Đó chính là nội dung chú ý a.
* Chú ý:
- Số 0, số 1 không là số nguyên tố, không là hợp số.
- Các số nguyên tố nhỏ hơn 10 là: 2; 3; 5; 7 
Hs
Nhắc lại nội dung chú ý a.
Tb?
Trong các số từ 0 đến 10 số nào là số nguyên tố? Vì sao?
Gv
Đó là nội dung chú ý b.
Tb?
Các số sau là số nguyên tố hay hợp số ? Vì sao? 312; 213; 435; 417; 3311; 67
Hs
Số 67 là số nguyên tố vì chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.
Các số còn lại là hợp số vì ngoài 2 ước là 1 và chính nó còn có thêm ước nữa.
Gv
Đó chính là bài 155(Sgk – 47)
Bài 115 (Sgk – 47)
Tb?
Trong tập hợp số tự nhiên gồm những loại số nào?
Hs
Số 0, số 1, số nguyên tố, số hợp số.
K?
Có tìm được số nguyên tố lớn nhất, hợp số lớn nhất không? Vì sao ?
Hs
Không vì trong tập N không có số tự nhiên lớn nhất.
Gv
Làm thế nào để người ta có thể lập ra bảng các số nguyên tố từ 100 số tự nhiên khác 0 đầu tiên (hay người ta tìm ra các số nguyên tố như thế nào?) bằng cách nào từ 100 số tự nhiên khác 0 đầu tiên. Ta sang phần 2.
2. Lập bảng các số nguyên tố không vượt quá 100. (10')
(Sgk – 46)
Gv
Đưa ra bảng phụ ghi các số tự nhiên từ 2 đến 100, học sinh mang bảng ghi sẵn từ 2 đến 100 chuẩn bị ở nhà ra.
Tb?
Tại sao trong bảng không có số 0, số 1?
Hs
Vì số 0 và số 1 không là nguyên tố, hợp số.
Gv
Bảng này gồm các số nguyên tố và hợp số. Để biết được những số nào là số nguyên tố và hợp số. Chúng ta sẽ đi loại các hợp số và giữ nguyên lại các số nguyên tố.
K?
Theo em ta dựa vào cơ sở nào để loại các hợp số?
Hs
Loại dần các bội của 2; 3; 5; 7 trừ các số 2; 3; 5; 7.
Gv
Nhắc lại cách làm và cho học sinh hoạt động nhóm (nhóm bàn). Lập bảng số nguyên tố trên giấy đã chuẩn bị sẵn.
Hs
- Giữ lại 2, loại các số là B(2) và lớn hơn 2
- Giữ lại số 3, loại các số là B(3) và lớn hơn 3
- Giữ lại 5, loại các số là B(5) và > 5
- Giữ lại 7, loại các số là B(7) và > 7
Gv
Gọi 1 học sinh lên trình bày. Kiểm tra bài của các nhóm.
Gv
Các số còn lại trong bảng không chia hết cho mọi số nguyên tố nhỏ hơn 10 Đó là các số nguyên tố nhỏ hơn 100.
?
Từ 2 đến 100 có bao nhiêu số nguyên tố? Là những số nào?
Từ 2 đến 100 có 25 số nguyên tố là: 2; 3; 5; 7; 11; 13; 17; 19; 23; 29; 31; 37; 41; 43; 47; 53; 59; 61; 67; 71; 73; 79; 83; 89; 97.
?
Có số nguyên tố nào là số chắn không? Đó là số nào?
Hs
Số nguyên tố chẵn duy nhất là 2.
K?
Trong bảng này số nguyên tố lớn hơn 5 có tận cùng bởi các chữ số nào? (1; 3; 7; 9)
- Số 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất.
Tb?
Tìm 2 số nguyên tố hơn kém nhau 1 đơn vị, 2 đơn vị?
Hs
2 và 3 ; 3 và 5 ; 5 và 7 ; 11 và 13.
Gv
Giới thiệu lịch sử về quy tắc tìm các số nguyên tố: * (Sgk – 47)
c. Củng cố - Luyện tập (10’)
Gv
Cho học sinh làm bài 116 (Sgk – 47)
Tb?
Đọc và xác định yêu cầu của bài 116.
Bài 116 (Sgk – 47)
?
Gọi P là tập hợp các số nguyên tố.
Điền kí hiệu vào ô vuông cho đúng.
Giải:
P là tập hợp các số nguyên tố: 
83 P; 91P; 15 N; P N
Gv
Treo bảng phụ nội dung bài tập 116.
Bài 117 (Sgk – 47)
Giải:
Hs
Một học sinh lên bảng làm. Học sinh dưới lớp làm vào vở và nhận xét.
Gv
Yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung bài tập 117 (Sgk – 47).
Các số nguyên tố là: 131; 313; 647.
Tb?
Bài 117 yêu cầu ta làm gì?
Hs
Lên bảng làm. Nhận xét bài làm của bạn
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2')
- Nắm chắc định nghĩa về số nguyên tố, hợp số. Đọc lại phần: Lập bảng số nguyên tố không vượt quá 100.
- BTVN: 118; 119; 120 (Sgk – 47)
 148; 149; 153 (SBT – 20)
- Hướng dẫn bài tập 118 (Sgk – 47): Để biết được tổng (hiệu) là số nguyên tố hay hợp số ta chỉ cần chỉ ra tổng có nhiều hơn hai ước là hợp số còn tổng (hiệu) chỉ có hai ước là số nguyên tố. 
- Tiết sau: “Luyện tập”. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 25.doc