- kiến thức: Học sinh nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống, . đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.
- Kĩ năng: Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để
xếp loại chúng và rút ra nhận xét.
- Thái độ: Hứng thú tìm hiểu môn học.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Quan sát, hoạt động nhóm.
C. CHUẨN BỊ:
- GV: +Tranh động vật (ĐV ăn cỏ, ĐV ăn thịt), thực vật (Cây đậu, chuối, )
+ Vật thể: Hòn đá, bút chì,
-HS: Đọc trước ND bài.
@ Ngày soạn: Ngày dạy: MỞ ĐẦU SINH HỌC Tiết 1: -----&---- A.MỤC TIÊU: - kiến thức: Học sinh nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống, . đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống. - Kĩ năng: Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét. - Thái độ: Hứng thú tìm hiểu môn học. B. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, hoạt động nhóm. C. CHUẨN BỊ: - GV: +Tranh động vật (ĐV ăn cỏ, ĐV ăn thịt), thực vật (Cây đậu, chuối,) + Vật thể: Hòn đá, bút chì, -HS: Đọc trước ND bài. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I/ Ổn định: (1’) II/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập bộ môn. (2’) III/ Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Hằng ngày, chúng ta tiếp xúc với các đồ vật(Bút, tủ, đá,...) và các sinh vật(Cây cối, con vật). Đó là thế giới vật chất bao gồm các vật sống và vật không sống. Vậy, giữa chúng có gì khác nhau? Cơ thể sống có đặc điểm gì cơ bản? (1’) 2. Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG BÀI GHI HĐ1: NHẬN DẠNG VẬT SỐNG VÀ VẬT KHÔNG SỐNG. (10’) GV:Đặt câu hỏi tìm hiểu bài: ôHãy quan sát môi trường xung quanh em, nêu tên 1 số cây, con, đồ vật? (GV ghi ý HS lên bảng phụ) ô Con gà, cây bàng,cần ĐK gì để sống? Hòn đá, bàn ghế,có cần ĐK đó? ôSau 1 thời gian nuôi, trồng con gà, cây đậu có lớn lên không? Hòn đá,...có lớn lên không? HS: Vận dụng hiểu biết thực tế, trả lời. ô Vậy, vật sống và vật không sống khác nhau ntn? HS: Thảo luận nhóm, trả lời. GV: Nhận xét Kết luận. HĐ2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SÓNG (12’) ô Đối với TV cần chất gì để sống? Thải chất gì? ôĐộng vật cần chất gì? Thải chất gì? HS:Thảo luận nhóm, trả lời. GV: Nhận xétKết luận. HĐ3: TÌM HIỂU SỰ ĐA DẠNG CỦA SINH VẬT TRONG TỰ NHIÊN. (8’) GV: Cho HS làm BT điền bảng. HS: Thảo luậnĐại diện lên điền bảng (Trang 7. SGK). GV:Nhận xét, cho HS thảo luận: ôCó thể nhận xét gì về sự đa dạng của thế giới thực vật? Chúng có vai trò gì đối với đời sống con người?.Kết luận. GV:Yêu cầu HS xem lại bảng xếp loại động vật-Thực vật ôVD nào là động vật? Thực vật? Không phải là động vật hay thực vật. HS: ( HĐ độc lập) Trả lời. GV: Giới thiệu 4 nhóm SV chính (H 2.1 SGK) HĐ4:TÌM HIỂU NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC VÀ THỰC VẬT HỌC. (6’) HS:Tự nghiên cứu thông tin, trả lời: ôEm hiểu nhiệm vụ của sinh học là gì? ôRiêng thực vật học có nhiệm vụ gì? GV: nhận xét,bổ sung Kết luận. 1.Nhận dạng vật sống và vật không sống: Vật sống: -Trao đổi chất với môi rường. -Lớn lên và sinh sản. Vật không sống: -Không có sự trao đổi chất. -Không lớn lên và sinh sản được. 2.Đặc điểm của cơ thể sống: -Có sự trao đổi chất với môi trường (Lấy vào các chất cần thiết, loại bỏ các chất thải, chất độc). -Lớn lên và sinh sản. 3.Sinh vật trong tự nhiên: a) Sự đa dạng của thế giới sinh vật: SV trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú, chúng sống trong nhiểu môi trường khác nhau, có quan hệ mật thiết với nhau và với con người. b)Các nhóm sinh vật chính trong tự nhiên: SV trong tự nhiên gồm các nhóm: thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn. 4.Nhiệm vụ của sinh học và thực vật học: (SGK). IV/ Củng cố: (3’) -Câu hỏi: +Giữa vật sống và vật khônh sống có đặc điểm gì khác nhau? +Đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống? -Cho HS đọc phần ghi nhớ. V/ Dặn dò: (2’) -Học bài, làm bài tập 3( Trang 9-SGK). -Tìm hiểu bài sau (Đặc điểm chung của thực vật): +Đọc ND bài, quan sát các hình : 3.13.4(Trang 10. SGK). +Kẻ bảng ( Mục 2-Trang 11- SGK) vào vở BT +Sưu tầm tranh, ảnh về thực vật. ÞRút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày dạy : ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT. Tiết 2: -----&---- A.MỤC TIÊU: -Kiến thức: Học sinh nêu được đặc điểm chung của thực vật; thấy được sự đa . dạng, phong phú của thực vật. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, nhận định vấn đề. - Thái độ: Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu thực vật bằng hành động bảo vệ . B.PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, thảo luận nhóm, diễn giảng. C.CHUẨN BỊ: -GV: Tranh, ảnh về khu rừng, vườn hoa, sa mạc, -HS: Ôn về quang hợp (Sách TN-XH ở Tiểu học) D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I/Ổn định: (1’) II/ Kiểm tra bài cũ:- Kể tên các nhóm thực vật em đã biết? -Nhiệm vụ của SVH nói chung và TVH nói riêng? III/ Bài mới: (3’) 1.Đặt vấn đề: Thế giới thực vật, như các em đã biết, rất đa dạng và phong phú, song chúng có những đặc điểm đặc trưng cho thực vật. Đó là những đặc điểm gì? (1’) 2.triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS: NỘI DUNG BÀI GHI HĐ1: TÌM HIỂU SỰ ĐA DẠNG VÀ PHONG PHÚ CỦA THỰC VẬT. (20’) GV:-Cho HS quan sát H 1.4 H 3.4(SGK) và tranh, ảnh HS sưu tầm. ôNơi nào trên Trái đất có thực vật sống? Kể tên 1 số thực vật ở đồng bằng, đồi núi, sa mạc,? - Ghi ý kiến HS vào bảng phụ thành các nhóm: + Cây sống ở sa mạc + Cây gỗ lâu năm + Cây thân thảo nhỏ, yếu + Cây sống ở nước, cây ở cạn, ô Em nhận xét gì về thế giơi thực vật? HS: Quan sát, thảo luận Trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung Kết luận. HĐ2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT. (12’) GV: Hướng dẫn HS làm bài tập(Tr.11-SGK). ô Em có nhận xét gì về các hiện tượng nêu ở mục 2(SGK)? HS: Dựa vào thông tin + kết quả BT, trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung yêu cầu HS tự kết luận. 1. Sự đa dạng và phong phú của thực vật: -Thực vật sống ở khắp nơi trên Trái đất, trong các môi trường khác nhau ( Trên cạn, trong nước,) -Thực vật phong phú, đa dạng, thích nghi với từng môi trường sống. 2.Đặc điểm chung của thực vật: - Tự tổng hợp được chất hữu cơ. - Hầu hết không di chuyển. - Phản ứng chậm với môi trường. IV/ Củng cố: (5’) -Câu hỏi: 1. Thực vật sống được ở những nơi nào trên Trái đất? 2.Đặc điểm chung của thực vật? -Cho HS đọc phần ghi nhớ V/ Dặn dò: (3’) -Học bài, trả lời câu hỏi 13(Cuối bài- SGK). -Làm bài tập(Trang 12- SGK). -Đọc mục “Em có biết?” ÞGợi ý trả lời câu hỏi 3: + Dân số tăng Nhu cầu lương thực tăng, nhu cầu mọi mặt về sử dụng thực vật tăng. + Tình trạnh khai thác rừng bừa bãi làm giảm diện tích rừng Thực vật quý hiếm cạn kiệt dần. -Chuẩn bị bài sau: + Đọc ND bài, quan sát kĩ H.4.1, 4.2 (SGK). + Kẻ bản 2(Trang 13-SGK) vào vở bài tập. ÞRút kinh nghiệm: @ Ngày soạn: Ngày dạy : Tiết 3: -----&---- A.MỤC TIÊU: -Kiến thức: Học sinh biết quan sát, so sánh để phân biệt cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản; phân biệt được cây 1 năm và cây lâu năm. -Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh, nhận biết. -Thái độ: Học sinh có ý thức tìm hiểu bài Yêu thích, bảo vệ động vật. B.PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, thảo luận, diễn giảng. C.CHUẨN BỊ: - GV: + Tranh vẽ 1 số cây có hoa và cây không hoa. + Cây cải: 1 số cây non và cây đã ra hoa. + Bìa đính các từ: rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. -HS: Sưu tầm tranh, ảnh cây lâu năm và cây 1 năm. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I/ Ổn định: (1’) II/ Kiểm tra bài cũ: Trình bày đặc điểm chung của thực vật? III/ Bài mới: Đặt vấn đề:Thực vật có các đặc điểm chung đặc trưng, song chúng có những điểm khác nhau về cấu trúc, đời sống và sinh sản. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG BÀI GHI HĐ1: XÁC ĐỊNH CÁC CƠ QUAN CỦA CÂY XANH VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG. (15’) HS: - Quan sát cây cải kết hợp thông tin ở bảng, trả lời: ô Cây cải có các bộ phận nào? ô Rễ, thân, lá làm nhiệm vụ gì? ô Hoa, quả, hạt có chức năng gì? - HS khác nhận xét, bổ sung. GV: - Dán bìa đính các bộ phận của cây lên sơ đồ câm, cho HS làm bài tập (Bảng tr.13). -Nhận xét, củng cố. HĐ2: PHÂN BIỆT CÂY CÓ HOA VÀ CÂY KHÔNG CÓ HOA. (13’) GV:Yêu cầu HS để các mẫu vật sưu tầm lên bàn, quan sát và thảo luận: ôPhân biệt cây có hoa và cây không hoa? HS: Trả lời và bổ sung giữa các nhóm. GV: Nhận xét, bổ sung bằng mẫu vật, tranh (H.4.2 phóng to) Kết luận. HĐ3: PHÂN BIỆT CÂY LÂU NĂM VÀ CÂY MỘT NĂM. (5’) HS: Hoạt động độc lập, trả lời: ô Kể 1 số cây có vòng đời không quá 1 năm? ô Kể 1 số cây sống nhiều năm mà em biết? ô Vậy, em hiểu thế nào là cây lâu năm và cây 1 năm? GV:Nhận xét, bổ sung Kết luận. 1.Các cơ quan của cây xanh: a) Cơ quan sinh dưỡng: - Gồm: Rễ, thân, lá. - Chức năng: Nuôi dưỡng cây. b) Cơ quan sinh sản: - Gồm: Hoa, quả, hạt. - Chức năng: Duy trì và phát triển nòi giống. 2. Thực vật có hoa và thực vật không có hoa: - Thực vật có hoa: Cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. - Thực vật không có hoa: Sinh sản bằng bào tử hoặc bằng hạt. 3.Cây 1 năm và cây lâu năm: - Cây 1 năm: Vòng đời kết thúc trong 1 năm. - Cây lâu năm: Sống nhiều năm, ra hoa- kết quả nhiều lần. IV/ Củng cố: (5’) -Câu hỏi: 1, Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa? 2, Vì sao các cây hoa như Cúc, Hồng, Layơn ,thường chỉ thấy hoa mà không thấy hạt? -Cho HS làm bài tập đã chuẩn bị(Bảng phụ). -Gọi HS đọc phần ghi nhớ. V/ Dặn dò: (2’) -Học bài, trả lời câu hỏi 1,2,3 (Cuối bài. SGK). -Làm bài tập (Trang 15. SGK) -Chuẩn bị bài sau: Đọc kĩ nội dung bài + Quan sát H.5.1H.5.5 ÞRút kinh nghiệm: @ Ngày soạn: Ngày dạy: â CHƯƠNG I: TẾ BÀO THỰC VẬT Tiết 4: -----&---- A.MỤC TIÊU: -Kiến thức: Học sinh nhận biết các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi. -Kĩ năng: Biết sử dụng kính lúp, các bước sử dụng kính hiển vi. -Thái độ: Học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ kính khi sử dụng. B.PHƯƠNG PHÁP Giới thiệu, trực quan. C.CHUẨN BỊ: -GV: + Kính lúp, kính hiển vi. +Tranh phóng to H. 5.1, 5.3 (SGK). -HS: Vài nhành cây hoặc vài bông hoa – Xem trước H.5.1, 5.3. D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I/ Ổn định: (1’) II/ Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm nhận biết TV có hoa và TV không có hoa? Các cơ quan của thực vật cớ hoa? (3’) III/ Bài mới: 1.Đặt vấn đề: Muốn có hình ảnh phóng to hơn vật thật để quan sát rõ hơn, ta dùng kính lúp và kinh hiển vi. Vậy kính lúp và kính hiển vi có cấu tạo ntn?Cách sử dụng ra sao? (1’) 2.Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG BÀI GHI HĐ1: TÌM HIỂU KÍNH LÚP VÀ CÁCH SỬ DỤNG. (14’) GV: Cho HS quan sát kính lúp. ôKính lúp có cấu tạo ntn? Có tác dụng gì? ôCách sử dụng kính lúp ntn? HS: Tự đọc thông tin (SGK) + Quan sát, trả lời. GV:-Hướng dẫn HS cách sử dụng kính. -Cho HS quan sát mẫu vật qua kính Kết luận. HĐ2: TÌM HIỂU CẤU TẠO VÀ CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI. (10’) GV:Cho HS quan sát kính hiển vi. HS: Quan sát,tự đọc thông tin, trả lời: ôKính lúp có mấy bộ phận chính? Bộ phận nào của kính quan trọng nhất? Tại sao? ôGọi tên và chức năng từng bộ phận của kinh? ôCô ... i. B. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, thảo luận. C.CHUẨN BỊ: - GV: + Mẫu vật: ëNấm có ích: nấm hương, nấm rơm, nấm linh chi, ëMột số bộ phận cây bị bệnh nấm + tranh về một số nấm có ích, nấm có hại, nấm độc. - HS : Nghiên cứu trước nội dung bài + làm bài tập( soạn theo lệnh SGK). D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I/ Ổn định. (1’) II/ Kiểm tra bài cũ: Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo ntn? Chúng sinh sản bằng gì? (4’) III/ Bài mới: 1.Đặt vấn đề: Như các sinh vật khác, nấm cũng cần điều kiện thích hợp để sống và Phát triển đồng thời có ảnh hưởng và tầm quan trọng nhất định đối Với môi trường, các sinh vật khác và đời song con người. (1’) 2.Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG BÀI GHI HĐ 1:Tìm hiểu đặc diểm sinh học của nấm. (18’) HS :Tự đọc thông tin (SGK), thảo luận nhóm Trả lời: ¯Tại sao muốn gây mốc trắng, chỉ cần để cơm nguội ở nhiệt độ trong phòng và vẩy thêm ít nước? ¯Tại sao quần áo, đồ đạc để nơi ẩm hoặc lâu ngày không phơi nắng thường bị nấm mốc? ¯Tại sao ở trong tối nấm vẫn phát triển được? GV: Nhận xét, bổ sung Kết luận. ¯ Nấm không có diệp lục, vậy nó dinh dưỡng như thế nào? HS :Tự đọc thông tin, trả lời. GV:Nhận xét, bổ sung Chốt kiến thức. HĐ 2: Tìm hiểu tầm quan trọng của nấm. ( 15) HS :-Tự đọc thông tin, trả lời: ¯Nêu công dụng của nấm? Cho ví dụ? - HS khác bổ sung. GV:-Nhận xét, bổ sung (Giới thiệu vài nấm có ích qua tranh) Kết luận. - Cho HS quan sát một số bộ phận của cây bị bệnh nấm. ¯Nêu những tác hại của nấm?Cách phòng trừ? HS ; Quan sát, thảo luận nhómTrả lời. GV: nhận xét, bổ sung chốt kiến thức. I/Đặc điểm sinh học: 1.Điều kiện phát triển của nấm: - Nấm chỉ sử dụng chất hữu cơ có sẵn. - Nấm cần nhiệt độ thích hợp (25oC30oC) và đủ độ ẩm để phát triển. 2.Cách dinh dưỡng: - Nấm là cơ thể dị dưỡng: kí sinh hoặc hoại sinh. - Một số nấm sống cộng sinh. II/ Tầm quan trọng của nấm: 1. Nấm có ích: - Phân giải chất hữu cơ. - Sản xuất rượu bia, chế biến TP - Làm thức ăn, dược phẩm. 2. Nấm có hại: - Kí sinh gây bệnh cho người và động thực vật. - Một số nấm độc gây rối loạn tiêu hóa, tê liệt thần kinh. - Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng. IV/ Củng cố: (4’) - Câu hỏi: 1, Nấm dinh dưỡng như thế nào? Tại sao? 2, nắm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên ? 3, Kể tên một số nấm có ích và có hại cho người? - cho HS đọc phần ghi nhớ. V/ Dặn dò: (2’) - Học bài, trả lời câu hỏi 14 (Cuối bài. SGK). - Chuẩn bị bài sau: + Đọc kĩ nội dung và quan sát H.52.1, 52.2 (SGK). +Làm theo lệnh mục 1 9Phaanf 1. SGK). â Rút kinh nghiệm: @Ngày soạn: 18/4 /2010 Ngày dạy: 21/ 4 /2010 Tiết 64: -----&----- A.MỤC TIÊU: - Kiến thức : Học sinh nhận biết địa y trong tự nhiên qua đặc điểm hình dạng, màu sắc và nơi mọc; hiểu được thành phần cấu tạo địa y và hiểu thế nào là hình thức cộng sinh. - Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát. - Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. B.PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, thảo luận. C.CHUẨN BỊ: - GV: + Mẫu vật: Địa y. + Tranh phóng to hình dạng, cấu tạo địa y ( H.52.1, 52.2. SGK). - HS : Nghiên cứu trước nội dung và hình minh họa (SGK) D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I/ Ổn định. (1’) II/ Kiểm tra bài cũ: 1, Trình bày đặc điểm sinh học của nấm? 2, Nấm có tầm quan trọng như thế nào đối với tự Nhiên và đời sống con người? (4’) III/ Bài mới: 1. Đặt vấn đề : Để ý nhìn trên các thân cây gỗ, ta thấy có những mảng vảy màu xanh xám bám chặt vào vỏ cây: đó là Địa y. Vậy Địa y là gì? (1’) 2. Triển khai bài : HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG BÀI GHI HĐ 1: Quan sát hình dạng, cấu tạo cảu Địa y. ( 20’) GV: Yêu cầu HS quan sát mẫu vật và tranh (H.52.1, 52.2) , trả lời: ¯ Em có thể lấy mẫu Địa y ở đâu? ¯ Mô tả hình dạng bên ngoài của Địa y? ¯ Nhận xét về thành phần cấu tạo của Địa y? HS :Quan sát, thảo luận nhóm Trà lời – Các nhóm bổ sung. GV:-Nhận xét, bổ sung Kết luận. -Yêu cầu HS tiếp tục đọc thông tin, trả lời: ¯Vai trò của nấm và tảo trong đời sống Địa y? ¯Vậy thế nào là hình thức sống cộng sinh? - Nhận xét Kết luận. HĐ 2: Tìm hiểu vai trò của Địa y. ( 12’) HS : Tự đọc thông tin, trả lời: ¯Địa y có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người? GV: Nhận xét, bổ sung Chốt kiến thức. 1. Hình dạng, cấu tạo: - Địa y có hình vảy hoặc hình cành . - Cấu tạo: gồm các sợi nấm xen lẫn các tế bào tảo: + Nấm hút nước và MK cho tảo quang hợp. + Tảo tạo chất hữu cơ nuôi cả hai bên.. Đó là hình thức sống cộng sinh. 2. Vai trò; - Phân hủy đá Đất. - Thức ăn của hươu Bắc cực. - Nguyên liệu chế nước hoa, phẩm nhuộm, làm dược phẩm. IV/ Củng cố: (5’) - Câu hỏi: 1, Địa y là gì? Hình dạng như thế nào? Thường mọc ở những đâu? 2, Thành phần cấu tạo của Địa y gồm những gì? Thế nào là cộng sinh? - Cho HS đọc phần ghi nhớ. V/ Dặn dò: (2’) - Học bài, trả lời câu hỏi 1 3 (Cuối bài. SGk). - Chuẩn bị bài sau: Hoàn thành phần bài tập ở vở BTSH, tiết sau sửa chữa một số bài. . â Rút kinh nghiệm: @Ngày soạn: 23 /4 /2010 Ngày dạy: 26 / 4 /2010 Tiết 65: BÀI TẬP. -----&----- A.MỤC TIÊU: - Kiến thức :Qua sửa chữa một số bài tập, củng cố thêm kiến thức học sinh lĩnh hội - Kĩ năng : Rèn kĩ năng suy luận, tư duy, trình bày vấn đề. - Thái độ : Học sinh có ý thức cố gắng , tích cực tìm tòi trong học tập. B.PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, bài tập. C.CHUẨN BỊ: - GV: Đáp án một số bài tập trong vở BTSH 6. - HS : Hoàn thành bài tập và phần câu hỏi ở vở BTSH. D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I/Ổn định. (1’) II/Kiểm tra bài cũ: Địa y là gì?Vai trò của nấm và tảo trong đời sống Địa y? III/ Bài mới: (4’) 1.Đặt vấn đề : Để củng cố kiến thức các em thu nhận được ở lớp, giúp các em Hoàn thành các bài tập ở vở BTSH, hôm nay các em sẽ cùng nhau Chữa một số bài tập, tìm ra đáp án đúng để khắc sâu kiến thức hơn. 2.Triển khai bài: (1’) HĐ 1: Làm bài tập (Theo nhóm) (15’) Thảo luận nhóm,hoàn thành một số bài tập GV yêu cầu(vở BTSH). HĐ 2: Chữa bài tâp: (20’) HS : Hoàn thành bài tậpĐại diện các nhóm lên chữa bài tập và trả lời câu hỏi. GV:- Nhận xét, bổ sung, sữa chữa (Nếu cần) - Giải đáp thắc mắc của hS ( Nếu có). IV/ Củng cố, đánh giá: (2’) - Củng cố:Kết hợp trong quá trình chữa bài và mở rộng kiến thức. - Đánh giá: + Ý thức làm bài tập ở nhà, tinh thần hợp tác nhóm. + Chất lượng bài tập, kết quả các nhóm (Kèm ghi điểm chung cho mỗi nhóm). V/ Dặn dò : (2’) - Ôn tập chu đáo nội dung kiến thức HK II (Chương VIIChương X). - Tiết sau ôn tập ở lớp Đề cương ôn tập + các BT đã hoàn thành, chuẩn bị tốt Cho kiểm tra HK II. â Rút kinh nghiệm; @Ngày soạn: 25/4 /2010 Ngày dạy: 28/ 4 /2010 Tiết 66: ÔN TẬP. -----&----- A.MỤC TIÊU: - Kiến thức : Học sinh nắm kiến thức lĩnh hội được qua học kì II có hệ thống. - Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp và trình bày vấn đề. - Thái độ : Rèn ý thức học tập tự giác, cố gắng trong học tập. B.PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, bài tập,vấn đáp. C.CHUẨN BỊ: - GV : + Hệ thống nội dung chương VIIX, câu hỏi ôn tập. + bảng phụ ghi sẵn bài tập. - HS : Kiến thức đã ôn tập sơ bộ ở nhà. D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I/ Ổn định. (1’) II/ Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong ôn tập. III/ Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Các em đã học xong chương trình HK II, từ chương VIIchươngX. Hôm nay, các em sẽ cùng ôn lại các kiến thức đó để chuẩn bị tốt cho kiểm tra học kì II. (1’) 2. Triển khai bài: HĐ 1: Ôn tập chương VII: QUẢ VÀ HẠT. (15’) GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập, các em còn lại làm tại chỗ: ë Bài tập 1: Dùng từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào các chỗ trống sau: a) + Quả khô khi chín vỏ1, 2,3.gồm có hai loại:.. 4 và 5 + Quả thịt khi chín vỏ6.gồm hai loại: 7.. và8.. k 9. Có chức năng bảo vệ hạt. b) + Hạt gôm 10.gồm11, 12. ,.13và14.. m 15chứa trong phôi hoặc phôi nhũ. k16(Phôi có 2 lá mầm). + Hạt có hai loại m17.( Phôi có 1 lá mầm). ¬Đáp án: 1.khô ; 2.cứng ; 3.mỏng ; 4.quả khô nẻ ; 5. quả khô không nẻ; 6. dày, mềm,chứa đầy thịt quả; 7. quả mọng; 8. quả hạch ; 9.Vỏ hạt ; 10.Phôi ; 11. lá mầm ; 12. thân mầm ; 13.chồi mầm ; 14.rễ mầm 15.Chất dinh dưỡng dự trữ; 16. hạt một lá mầm ; 17. hạt hai lá mầm . ë Bài tập 2: Chọn nối các ý ở cột (A) với cột (B) cho phù hợp: (A) (B) 1.Quả, hạt phát tán nhờ gió 1 - a)Vỏ quả tự tách 2.Quả, hạt phát tán nhờ động vật 2 - b)Có nhiều gai hoặc móc, là thức ăn của động vật 3.Quả , hạt tự phát tán 3 - c)Nhỏ, nhẹ, có cánh hoặc chùm lông ¬Đáp án: 1 – c , 2 – b , 3 – a . HĐ 2: Ôn tập chương VIII: CÁC NHÒM THỰC VẬT. (15’) GV: - Treo tranh : + Hình thái, cáu tạo của tảo, rêu, dương xỉ + Sơ đồ phát triển của rêu và dương xỉ. - Phát phiếu học tập cho các nhóm: 1. Vì sao gọi tảo là thực vật bậc thấp? 2. vì sao rêu được xếp vào nhóm thực vật bậc cao? So sánh cấu tạo giữa Tảo – Rêu - Dương xỉ - Thực vật có hoa? 3. Quá trình phát triển của rêu và dương xỉ khác nhau ở giai đoạn nào? HS : - Quan sát tranh + dựa vào kiến thức đã học, thảo luận nhóm, trả lời. - Các nhóm bổ sung. GV: Nhận xét, bổ sung cho HS ghi đáp án (Đã chuẩn bị sẵn). HĐ 3: Ôn tập chương IX : VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT. (12’) GV: Dành thời gian cho HS nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu như thế nào? Thực vật có vai trò gì trong việc giữ đất và bảo vệ nguồn nước? Tại sao nói không có thực vật thì không có loài người? Biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật? HS : Trả lời và bổ sung lẫn nhau. GV: Nhận xét, bổ sung (Nếu cần) Đáp án: 1.Thực vật góp phần điều hòa khí hậu: - Ổn định lượng CO2 và O2 trong TN. - Cản bớt ánh sáng và tốc độ gió. - Làm dịu mát không khí,lượng mưa. 2.Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước: - Giữ đất, chống xói mòn. - Hạn chế ngập lụt, hạn hán. - bảo vệ nguồn nước ngầm. 3. Thực vật đem lại cho con người nhiều giá trị: lương thực, thực phẩm, dược phẩm, gỗ, thức ăn chăn nuôi, làm cảnh, nguyên liệu CN, 4. Biện pháp: - Bảo vệ môi trường sống, hạn chế khai thác bừa bãi. - Nghiêm cấm buôn bán, xuất khẩu thực vật quý hiếm. - Xây dựng các khu bảo tồn, vườn thực vật, - Tuyên truyền trồng rừng và bảo vệ rừng. HĐ 4: Ôn tập chương X : VI KHUẨN, NẤM, ĐỊA Y (3’) ë Bài tập về nhà : Cho HS ghi câu hỏi về nhà tự ôn: 1. Thế nào là vi khuẩn kí sinh? Vi khuẩn hoại sinh? 2. mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào? 3. giải thích lối sống cộng sinh ở Địa y? IV/ Dặn dò: Về nhà, ôn tập chu đáo, chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra HKII.
Tài liệu đính kèm: