Giáo án môn học Sinh học 6 - Tiết 21 đến tiết 30

Giáo án môn học Sinh học 6 - Tiết 21 đến tiết 30

Mục tiêu

 1. Về kiến thức

 - Nêu được đặc điểm bên ngoài của lá về hình dạng, kích thước, màu sắc, gân lá; các bộ phận của lá gồm cuống, bẹ lá, phiến lá.

 - Phân biệt các loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân trên phiến lá

 2. Về kỹ năng

 - Rèn hs kỹ năng quan sát tranh và mẫu vật, tư duy logic và trìu tượng, liên hệ thực tế

 3. Về thái độ

 - Có ý thức yêu thích bộ môn, nghiêm túc tự giác trong học tập

II. Chuẩn bị của GV và HS

 1. Chuẩn bị của GV

 - Tranh: Các bộ phận của lá, các kiểu gân lá, lá đơn , lá kép, các kiểu xếp lá trên cây

 2. Chuẩn bị của HS

 

doc 25 trang Người đăng levilevi Lượt xem 964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Sinh học 6 - Tiết 21 đến tiết 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/ 10/ 2010
Ngày giảng: 6A: / / 2010
6B: / / 2010
TUẦN 11
CHƯƠNG IV: LÁ
Tiết 21 – Bài 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức
 - Nêu được đặc điểm bên ngoài của lá về hình dạng, kích thước, màu sắc, gân lá; các bộ phận của lá gồm cuống, bẹ lá, phiến lá.
 - Phân biệt các loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân trên phiến lá
 2. Về kỹ năng
 - Rèn hs kỹ năng quan sát tranh và mẫu vật, tư duy logic và trìu tượng, liên hệ thực tế 
 3. Về thái độ
 - Có ý thức yêu thích bộ môn, nghiêm túc tự giác trong học tập 
II. Chuẩn bị của GV và HS
 1. Chuẩn bị của GV
 - Tranh: Các bộ phận của lá, các kiểu gân lá, lá đơn , lá kép, các kiểu xếp lá trên cây
 2. Chuẩn bị của HS
 - Đọc và nghiên cứu trước bài
III. Tiến trình bài dạy
 1. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
 2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức về lá
- GV: Y/c hs quan sát H19.1 sgk tr 61, nhớ lại kiến thức về lá đã học ở tiểu học
? Hãy cho biết tên các bộ phận của lá?
? Chức năng quan trọng nhất của lá là gì?
HS: Trả lời
GV: Đưa mẫu vật, gọi hs lên xác định tên các bộ phận của lá
HS: Xác định tên các bộ phận của lá trên mẫu 
GV: Chốt kiến thức
? Vậy những đặc điểm nào giúp lá nhận được nhiều ánh sáng
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm bên ngoài của lá
GV: Y/c hs quan sát H19.2, 3, 4; đọc thông tin mục 1 sgk tr 61, 62 
HS: Quan sát, kết hợp thông tin, ghi nhớ kiến thức
GV: Chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận
? Trả lời câu hỏi mục 6 sgk tr 61, 62
HS: Thảo luận nhóm ® hoàn thiện kiến thức
GV: Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả
HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV: nhận xét, giới thiệu trên tranh ® Chốt kiến thức
Hoạt động 3: Tìm hiểu các kiểu xếp lá trên thân và cành
GV: Y/c hs quan sát H19.5
? Có mấy kiểu xếp lá trên cây đó là gì?
HS: Quan sát, trả lời
GV: Đưa mẫu vật về kiểu xếp lá trên cây. Y/c hs xác định kiểu xếp lá trên cây trên mẫu
HS: Xác định
GV: Nhận xét, y/c hs lấy thêm những ví dụ khác ® hoàn thiện theo mẫu bảng tr 63 vào vở bài tập
HS: hoàn thiện kiến thức
GV: Hướng dẫn hs quan sát lại kiểu xếp lá trên cây.
? So sánh vị trí các lá ở mấu trên so với mấu dưới?
? Cách bố trí của lá ở các mấu thân có lợi gì cho việc nhận ánh sáng của các lá trên cây?
HS: Lá ở 2 mấu mọc so le ® giúp cho các lá trên cành nhận được nhiều ánh sáng
GV: Nhận xét, chốt kiến thức
GV: Cho hs liên hệ
? Lá cây thu nhận được nhiều ánh sáng có ý nghĩa gì đối với thực vật, động vật và con người? 
? Bản thân em cần làm gì để bảo vệ thực vật?
HS: Liên hệ
GV: Nhận xét, đánh giá
* Các bộ phận của lá:
- Phiến lá
- Cuống lá
- Gân lá
* Chức năng quan trọng nhất của lá: Quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ nuôi cây
1. Đặc điểm bên ngoài của lá
 a. Phiến lá: Dạng bản dẹt, màu lục, 
là phần rộng nhất của lá, giúp thu nhận được nhiều ánh sáng. 
b. Gân lá: Gồm 3 kiểu gân chính 
- Gân hình mạng
- Gân song song
- Gân hình cung
c. Lá đơn và lá kép
- Lá đơn: Mỗi cuống chỉ mang 1 phiến
- Lá kép: Có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang 1 phiến (gọi là lá chét).
2. Các kiểu xếp lá trên thân và cành
- Lá xếp trên cây theo 3 kiểu: Mọc cách, mọc đối, mọc vòng.
- Lá trên các mấu thân xếp so le nhau, giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
 4. Củng cố
 GV: Cho hs hệ thống kiến thức bài
 ? Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào? 
 ? Cho ví dụ về 3 kiểu xếp lá trên cây?
 ? Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng?
 HS: Củng cố kiến thức
 5. Hướng dẫn 
 - Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài
 - Đọc mục "Em có biết"
 - Làm bài tập theo hướng dẫn sgk tr 64
 - Chuẩn bị giờ sau: Đọc và nghiên cứu trước bài 20
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: 25/ 10/ 2010
Ngày giảng: 6A: / / 2010
6B: / / 2010
Tiết 22 – Bài 20: CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức
 - Nắm được đặc điểm bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá.
 - Giải thích được đặc điểm màu sắc của 2 mặt phiến lá.
 2. Về kỹ năng
 - Rèn hs kỹ năng quan sát tranh, liên hệ thực tế 
 3. Về thái độ
 - Có ý thức yêu thích bộ môn, giáo dục bảo vệ thiên nhiên 
II. Chuẩn bị của GV và HS
 1. Chuẩn bị của GV
 - Tranh: Trạng thái của lỗ khí.
 - Mô hình cấu tạo phiến lá.
 2. Chuẩn bị của HS
 - Đọc và nghiên cứu trước bài
III. Tiến trình bài dạy
 1. Kiểm tra bài cũ 
 ? Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp thu nhận được nhiều ánh sáng? 
 2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của biểu bì
GV: Y/c hs quan sát H20.2, 20.3, đọc phần thông tin 1, trả lời phần 6sgk
? Những đặc điểm nào của lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào bên trong?
? Cho biết hoạt động nào của lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước?
HS: Quan sát hình, đọc thông tin trả lời
GV: Nhận xét, giới thiệu trên tranh hoạt động của lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước. 
GV: Y/c hs kết luận.
HS: Kết luận
GV: giải thích thêm 
Những ngày nắng to khe hở lỗ khí khổng đóng lại tránh thoát hơi nước. Vào ban đêm, ngày râm mát khe khí khổng mở để lá trao đổi khí bình thường
? Tại sao lá ở mặt trên và mặt dưới có màu khác nhau?
HS: Trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của thịt lá.
GV: Giới thiệu mô hình cấu tạo phiến lá. Y/c hs quan sát kết hợp H20.4 nhận biết các bộ phận của thịt lá.
HS: Quan sát, ghi nhớ kiến thức
GV: Gọi 1, 2 hs lên xác định các bộ phận của thịt lá
HS: Xác định trên mô hình, lớp nhận xét
GV: Y/c hs tìm hiểu thông tin, trả lời câu hỏi:
? So sánh lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt dưới và và biểu bì mặt trên, chúng giống và khác nhau ở điểm nào? Đặc điểm này phù hợp với chức năng nào?
? Lớp tế bào thịt lá nào có chức năng phù hợp với chức năng chính là chế tạo chất hữu cơ? Lớp tế bào thịt lá nào có chức năng phù hợp với chức năng chính là chứa và trao đổi khí?
HS: trả lời câu hỏi
GV: gợi ý hs nêu điểm khác nhau giữa 2 loại tế bào thịt lá về:
+ Hình dạng tế bào.
+ Cách sắp xếp của tế bào.
+ Số lượng và cách sắp xếp của lục lạp.
GV: nhận xét, chốt kiến thức
? Tại sao một số lá mặt trên sẫm hơn mặt dưới? Có loại nào 2 mặt có màu như nhau không? Cho ví dụ và giải thích?
HS: Vận dụng kiến thức trả lời
+ Vì mặt trên chứa nhiều lục lạp ® sẫm hơn 
+ Ví dụ như lá mía, ngô,... 2 mặt có màu như nhau. Vì lá mọc gần như thẳng đứng nên thu nhận được ánh sáng như nhau và số lượng lục lạp như nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của gân lá
GV: Y/c hs quan sát mô hình, H20.4 sgk đọc thông tin
? Xác định trên mô hình vị trí gân lá.
HS: Xác định trên mô hình
? Hãy cho biết gân lá có chức năng gì?
HS: Trả lời
1. Biểu bì
- Lớp tế bào biểu bì trong suốt, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ lá. 
- Trên biểu bì (chủ yếu ở mặt dưới lá) có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước.
2. Thịt lá
Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm 1 số lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
3. Gân lá
Nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm mạch gỗ và mạch rây, có chức năng vận chuyển các chất.
4. Củng cố
GV: Cho hs hệ thống kiến thức bài
 ? Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗi phần là gì?
 ? Cấu tạo của phần thịt lá có những đặc điểm gì giúp nó thực hiện được chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây?
 ? Lỗ khí có những chức năng gì? Những đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó? 
 HS: Củng cố kiến thức
 GV: Củng cố, chốt kiến thức
 5. Hướng dẫn 
 - Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài
 - Đọc mục "Em có biết"
 - Chuẩn bị giờ sau: Đọc và nghiên cứu trước bài 21
 	 Ôn lại kiến thức ở tiểu học: + Nhiệm vụ của lá.
+ Khí duy trì sự cháy.
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: 04/ 11/ 2010
Ngày giảng: 6A: / 11/ 2010
6B: / 11/ 2010
Tiết 23 – Bài 21: QUANG HỢP
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức
 - Giải thích được quang hợp là quá trình lá cây hấp thụ ánh sáng mặt trời để biến đổi chất vô cơ thành chất hữu cơ và thải ôxi làm không khí luôn được cân bằng.
 2. Về kỹ năng
 - Rèn hs kỹ năng phân tích, quan sát, liên hệ thực tế 
 3. Về thái độ
 - Có ý thức yêu thích bộ môn, giáo dục bảo vệ thực vật 
II. Chuẩn bị của GV và HS
 1. Chuẩn bị của GV
 - Cơm và dung dịch iốt
 2. Chuẩn bị của HS
 - Đọc và nghiên cứu trước bài 21
 - Ôn lại kiến thức ở tiểu học: + Nhiệm vụ của lá.
 + Khí duy trì sự cháy.
III. Tiến trình bài dạy
1. Sĩ số: 
6A:/24 Vắng: 6B:/24 Vắng:...................
2. Kiểm tra 
 ? Cấu tạo của phần thịt lá có những đặc điểm gì giúp nó thực hiện được chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm 1 để xác định lá cây chế tạo được chất gì?
GV: Y/c hs đọc phần thông tin 1 
HS: đọc thông tin, ghi nhớ kiến thức
GV: nhỏ iốt vào cơm cho hs quan sát tác dụng của iốt.
HS: quan sát, nhận biết kiến thức
GV: Y/c hs đọc thí nghiệm sgk
+ Tại sao phải bỏ chậu khoai lang vào chỗ tối 2 ngày?
HS: Để lá sử dụng hết chất dinh dưỡng dự trữ.
GV: Y/c hs thảo luận nhóm trả lời phần 6sgk.
+ Việc bịt lá thí nghiệm bằng băng giấy đen nhằm mục đích gì? 
+ Chỉ có phần nào của lá TN đã chế tạo được tinh bột? Vì sao em biết?
+ Qua TN này ta rút ra được kết luận gì?
HS: thảo luận hoàn thiện kiến thức
GV: Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận
HS: Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét. Yêu cầu hs kết luận.
Hoạt động 2: Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột
GV: Y/c hs đọc phần thông tin 1 ® trả lời câu hỏi:
+ Tại sao lấy cây thủy sinh làm thí nghiệm?
+ Tại sao ống nghiệm phải đổ đầy nước và úp ngược trong nước?
+ Tại sao ống nghiệm cốc B sau 1 thời gian vơi nước?
- HS trả lời:
+ Dễ thu được chất khí khi lá thải ra.
+ Không cho không khí lọt vào.
+ Chất khí do lá thải ra chiếm chỗ đẩy nước ra ngoài. 
GV: Y/c hs trao đổi trả lời câu hỏi phần 6sgk 
+ Tại sao khi trời nắng đứng dưới bóng cây to lại thấy mát và dễ thở?
+ Tại sao người ta thường thả rong vào bể nuôi cá?
+ Vì sao nên trồng cây nơi có nhiều ánh sáng?
HS: trao đổi ® trả lời:
+ Khi có ánh sáng cây thải ra hơi nước và ôxi.
+ Rong thải ôxi và là thức ăn cho cá.
+ Để cây tạo được nhiều tinh bột và ôxi.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức. Y/c h ... Khu vực thực hành: Vườn trường
 - Phiếu thực hành cho các nhóm
 2. Chuẩn bị của HS
 - Ôn kiến thức chương lá 
 - Mẫu: Sưu tầm một số loại lá biến dạng
 III. Tiến trình bài dạy
 1. Sĩ số: 
 6A:/24 Vắng: 6B:/24 Vắng:...................
 2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra)
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành
GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết thực hành
 Nội dung an toàn trật tự trong khi thực hành.
GV: Phân nhóm, vị trí, nhiệm vụ thực hành.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành.
Gv: Hướng dẫn học sinh quan sát các cây trong khu vực thực hành về đặc điểm bên ngoài của lá ® hoàn thành nội dung
1. Xác định tên các bộ phận bên ngoài của lá? Chức năng quan trọng nhất của lá là gì?
2. Phân biệt 3 kiểu gân chính của lá
STT
Tên cây
Kiểu gân lá
Hình mạng
Song song
Hình cung
1
2
3
...
 3. Phân biệt lá đơn và lá kép
STT
Tên cây
Lá đơn
Lá kép
1
2
3
...
4. Phân biệt các kiểu xếp lá trên thân và cành
STT
Tên cây
Số lá mọc từ mấu thân
Kiểu xếp lá
1
2
3
...
? Có mấy kiểu xếp lá trên thân và cành? Là những kiểu nào? 
? Cách bố trí của lá trên các mấu thân có lợi gì cho việc nhận ánh sáng của lá trên cây?
GV: Hướng dẫn hs tiếp tục quan sát, tìm cây có lá biến dạng 
? Liệt kê tất cả các cây có lá biến dạng, nêu đặc điểm hình thái, chức năng, gọi tên lá biến dạng. 
STT
Tên cây
Đặc điểm hình thái
Chức năng
Tên lá biến dạng
1
2
3
...
GV: Quan sát, hướng dẫn các nhóm. 
I. Tổ chức thực hành
HS: Nắm được mục tiêu, yêu cầu, nội quy của tiết thực hành
Phân nhóm trưởng điều hành nhóm, thư kí.
HS: Nhận vị trí, nhiệm vụ thực hành theo nhóm. 
II. Thực hành
1. Quan sát đặc điểm bên ngoài của lá, kiểu xếp lá trên thân và cành
HS: Các nhóm quan sát các cây trong khu vực thực hành, trao đổi thống nhất kiến thức ® hoàn thành nội dung thảo luận
 2.Quan sát biến dạng của lá
HS: tiếp tục quan sát. Thảo luận hoàn thiện kiến thức theo bảng
4. Nhận xét đánh giá
- GV: Y/c các nhóm báo cáo kết quả.
- HS: Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- GV: Nhận xét, đánh giá.
Thu bài báo cáo của các nhóm. 
5. Hướng dẫn 
- Chuẩn bị giờ sau: Bài tập
+ Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi cuối bài.
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: 25/ 11/ 2010
Ngày giảng: 6A: / / 2010
6B: / / 2010
TUẦN 15
Tiết 29: BÀI TẬP
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức 
 - Giúp hs củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức thông qua các bài tập.
 2. Về kỹ năng 
 - Rèn cho hs kỹ năng làm bài tập.
 3. Về thái độ
 - Giáo dục cho hs ý thức học tập nghiêm túc, tích cực.
II. Chuẩn bị của GV và HS
 1. Chuẩn bị của GV
 - Một số bài tập 
 2. Chuẩn bị của HS
 - Ôn tập nội dung kiến thức đã học 
 III. Tiến trình bài dạy
 1. Sĩ số: 
 6A:/24 Vắng: 6B:/24 Vắng:...................
 2. Kiểm tra bài cũ (Kết hợp trong giờ)
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi, bài tập (chương II rễ)
GV: Hướng dẫn hs trả lời một số câu hỏi trong sgk.
? Có phải tất cả các rễ cây dều có lông hút không? Vì sao?
HS: Vận dụng kiến thức ® trả lời.
GV: Giúp hs hoàn thiện kiến thức.
? Vì sao bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng số lượng rễ con nhiều?
HS: Trả lời
GV: Chốt kiến thức 
? Giai đoạn nào cho cây cần nhiều nước và muối khoáng? 
? Vì sao cần bón đủ phân, đúng loại, đúng lúc.
? Tại sao khi trời nắng cần tưới nhiều nước cho cây còn khi trời mưa ngập nước cần chống úng cho cây.
HS: Vận dụng kiến thức ® Trả lời. 
GV: Chốt kiến thức. 
? Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa.
HS: Trả lời
Hoạt động 2: Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi (chương III: Thân)
GV: Cho hs trao đổi, trả lời các câu hỏi:
? Sự khác nhau giữa trồi hoa và trồi lá. 
? So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ
HS: Vận dụng kiến thức ® Trả lời
? Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm trụ cầu, tà vẹt tại sao? 
? Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn? 
HS: Vận dụng kiến thức, trao đổi ® Trả lời
GV: Chốt kiến thức. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn trả lời câu hỏi (Chương 4: Lá)
GV: Cho hs trả lời câu hỏi sgk
? Vì sao ở rất nhiều lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới.
HS: Trả lời
GV: Y/c hs trả lời câu hỏi 2, 3, 4 SGK tr 76
HS: Trả lời
GV: Chốt kiến thức.
GV: Tiếp tục cho học sinh trả lời các câu hỏi 3, 4, 5 SGK tr 79. 
HS: Vận dụng kiến thức trả lời
GV: Nhận xết, kết luận. 
I. Chương II: Rễ
Câu 3: sgk tr 33
Không phải tất cả các rễ cây đều có lông hút vì những cây rễ ngập trong nước thì nước và muối khoáng hòa tan trong nước ngấm trực tiếp qua các tế bào biểu bì của rễ.
Câu 3: sgk tr 39 
 Bộ rễ phát triển giúp cây có thể lấy được nước và muối khoáng trong môi trường đất. Khi cây càng lớn, nhu cầu về nước và muối khoáng càng tăng cao. Vì vậy bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng, số rễ con nhiều để cây có thể lấy đủ nước và muối khoáng nhất là khi môi trường khô hạn.
 Câu 2: sgk tr 42
 Vì chất dự trữ của các củ dùng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa. kết quả. Sau khi ra hoa, kết quả chất dinh dưỡng trong củ bị giảm nhiều hoặc không còn nữa làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ, chất lượng, khối lượng củ giảm.
II. Chương III: Thân
Câu 2: sgk tr 45 
* Điểm giống: 
- Chồi hoa và chồi lá đều có mầm lá. 
* Điểm khác:
- Chồi lá: Có mô phân sinh ngọn 
- Chồi hoa: Có mầm hoa 
Câu 2: sgk tr 50
* Giống nhau: + Đều cấu tạo từ tế bào
+ Đều được cấu tạo gồm 2 phần: 
 + Biểu bì 
Vỏ
 + Thịt vỏ 
 Mạch rây 
 + Bó mạch 
Trụ giữa Mạch gỗ 
 + Ruột 
* Khác nhau: 
Rễ
Thân non
- Biểu bì kéo dài thành lông hút
- Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ
- Không có
- Mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong
III. Chương IV: Lá
Câu 4: sgk tr 67
Vì các tế bào thịt lá ở phía trên có nhiều lục lạp hơn, thường những lá mọc theo chiều nằm ngang, thích nghi với điều kiện ánh sáng mặt trời chiếu vào mặt trên nhiều hơn mặt dưới.
Câu 5: sgk tr 79
- Hô hấp và quang hợp trái ngược nhau: Vì sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp và ngược lại.
- Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình liên quan chặt chẽ với nhau. Vì hô hấp cần chất hữu cơ do quang hợp chế tạo, còn quang hợp và mọi hoạt động sống của cây lại cần năng lượng do hô hấp sản ra. Cây không thể sống được nếu thiếu 1 trong 2 quá trình đó.
4. Củng cố
- GV: Cho hs hệ thống lại nội dung ôn tập cần nắm được
- HS: hệ thống lại nội dung ôn tập
- GV: Nhận xét, đánh giá giờ ôn tập
5. Hướng dẫn
- Học bài, hệ thống kiến thức theo các câu hỏi đã ôn 
- Chuẩn bị giờ sau: + Đọc và nghiên cứu trước bài 26
+ Kẻ bảng tr 88 sgk vào vở bài tập
+ Chuẩn bị mẫu vật theo nhóm: như hình 26.1; 2; 3; 4 sgk tr 87
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: 2/ 12/ 2010
Ngày giảng: 6A: / / 2010
6B: / / 2010
CHƯƠNG V: SINH SẢN SINH DƯỠNG
Tiết 30 – Bài 26: SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN 
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức 
 - Học sinh nắm được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên 
 - Tìm được một số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
 - Nắm được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp đó. 	
 2. Về kỹ năng 
 - Rèn cho hs kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu.
 3. Về thái độ
 - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. Chuẩn bị của GV và HS
 1. Chuẩn bị của GV
 - Bảng phụ. 
2. Chuẩn bị của HS
 - Chuẩn bị mẫu như H26.4 , kẻ bảng tr 88 sgk vào vở bài tập.
 III. Tiến trình dạy – học
 1. Sĩ số: 
 6A:/24 Vắng: 6B:/24 Vắng:...................
 2. Kiểm tra 
 GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm 
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khả năng tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa. 
GV: Cho hs hảo luận nhóm.
- Trả lời 4 câu hỏi mục V sgk tr 87.
- Hoàn thành bảng tr 88. 
HS: Hoạt động nhóm. 
+ Cá nhân: HS quan sát và trao đổi mẫu trong nhóm kết hợp H26.1®4 sgk®Trả lời 4 câu hỏi mục V.
+ Trao đổi ý kiến trong nhóm ®Thống nhất ý kiến trả lời.
GV: Quan sát hướng dẫn các nhóm thảo luận.
GV: Gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Treo bảng phụ tiếp tục gọi 1®2 nhóm lên chữa bài.
HS: Đại diện nhóm lên điền bảng, nhóm khác bổ sung.
GV: Theo dõi nhận xét và chốt kiến thức.
1. Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa.
Stt
Tên cây
Sự tạo thành cây mới
Mọc từ phần nào của cây?
Phần đó thuộc loại cơ quan nào?
Trong điều kiện nào?
1
Rau má 
Thân bò 
Cơ quan sinh dưỡng 
Có đất ẩm
2
Gừng 
Thân rễ
Cơ quan sinh dưỡng
Nơi ẩm
3
Khoai lang 
Rễ củ
Cơ quan sinh dưỡng
Nơi ẩm
4
Lá thuốc bỏng
Lá
Cơ quan sinh dưỡng
Nơi ẩm
? Dựa vào bảng trên em có nhận xét gì về sự tạo thành cây mới?
HS: Trả lời
GV: Cho học sinh tiếp tục điền thêm các cây vào bảng.
HS: điền tiếp các cây vào bảng
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây.
GV: Y/c hs dựa vào bảng ® hoàn thành bài tập mục 6 tr 88 sgk. Điền từ vào chỗ trống trong các câu sgk.
HS: Thực hiện bài tập.
GV: Gọi một vài học sinh đọc kết quả, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
HS: Đọc kết quả, lớp nhận xét.
GV: Nhận xét, thông báo kết quả đúng ® y/c học sinh tự hình thành khái niệm.
? Hãy tìm tiếp những cây trong thực tế có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? 
HS: Cỏ tranh, cỏ gấu .....
GV: Bổ sung: Khoai tây, cây quỳnh, hành,tỏi, hoa đá, sài đất.....
GV: Cho hs liên hệ
? Tại sao trong thực tế tiêu diệt cỏ dại rất khó nhất là cỏ gấu? 
 Vì vậy cần biện pháp gì và dựa trên cơ sở khoa học nào để tiêu diệt cỏ dại.
HS: Liên hệ, trả lời
GV: Chốt kiến thức.
Nhận xét: 
Một số cây trong điều kiện đất ẩm có thể tạo thành cây mới.
2. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây.
Khái niệm: 
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây là hiện tượng hình thành các cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng.
4. Củng cố
GV: Cho hs củng cố kiến thức bài
? Hãy kể thêm một số cây khác có khả năng sinh sản bằng thân bò, lá mà em biết. 
? Hãy kể tên 3 cây cỏ dại mà em biết? muốn diệt cỏ dại ta phải làm thế nào? Vì sao phải làm như vậy? 
? Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì? 
HS: Củng cố
GV: Củng cố, hệ thống kiến thức.
5. Hướng dẫn
- Nhắc hs về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài.
- Trả lời câu hỏi 3, 4 vào vở bài tập.
- Chuẩn bị cho giờ sau: Đọc và nghiên cứu trước bài 27.
 Mẫu : Ngọn mía, cành sắn (có rễ). 
**********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan SH 6(11- 15).doc