Giáo án môn học Sinh học 6 - Tiết 11 đến tiết 20

Giáo án môn học Sinh học 6 - Tiết 11 đến tiết 20

. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trình bày được cơ chế hút nước và muối khoáng hoà tan

- Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào

2. Kỹ năng

- Rèn hs kỹ năng quan sát, phân tích

- Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên

 3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ thực vật

II. Chuẩn bị của GV và HS

1. Chuẩn bị của GV

- Tranh H11.2 sgk

 

doc 27 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1399Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Sinh học 6 - Tiết 11 đến tiết 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/ 9/ 2010
Ngày giảng: 6A: / / 2010
6B: / / 2010
TUẦN 6
Tiết 11 – Bài 10: SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Trình bày được cơ chế hút nước và muối khoáng hoà tan
- Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào
2. Kỹ năng
- Rèn hs kỹ năng quan sát, phân tích
- Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên
 3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ thực vật
II. Chuẩn bị của GV và HS	
1. Chuẩn bị của GV
- Tranh H11.2 sgk
2. Chuẩn bị của HS
- Ôn lại kiến thức bài “Cấu tạo miền hút của rễ”
III. Tiến trình dạy - học
1. Sĩ số: 
6A:/24 Vắng: 6B:/24 Vắng:...................
2. Kiểm tra 
? Trình bày thí nghiệm 1 và rút ra kết luận về vai trò của nước đối với cây?
? Cây cần những loại muối khoáng nào? Giai đoạn nào cây cần nhiều muối khoáng?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường rễ cây hút nước và muối khoáng
GV: Treo tranh H11.2. Y/c hs quan sát, nghiên cứu sgk làm bài tập điền từ mục Ñ tr 37 sgk
HS: quan sát kỹ H11.2, chọn từ điền vào chỗ trống, hoàn thành bài tập 
GV: gọi 1-2 hs chữa bài tập
HS: Chữa bài , lớp nhận xét, bổ sung
GV: Củng cố bằng cách chỉ trên tranh
HS: Ghi nhớ kiến thức
GV: Gọi 1, 2 hs lên chỉ trên tranh con đường hút nước và muối khoáng hoà tan từ đất vào cây
HS: Xác định trên tranh, hs khác nhận xét
GV: Y/c hs rút ra nhận xét về vai trò của lông hút 
? Bộ phận nào của rễ làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng?
? Tại sao sự hút nước và muối khoáng của rễ không thể tách rời nhau?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chốt kiến thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây
GV nêu vấn đề: Theo em những điều kiện nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây?
HS: Trả lời
GV: thông báo những điều kiện ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây: Đất trồng, thời tiết, khí hậu
GV: Y/c hs nghiên cứu sgk, trả lời câu hỏi:
? Đất trồng ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng như thế nào? Cho ví dụ?
? Thời tiết, khí hậu ảnh hởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây trồng như thế nào? 
HS: đọc thông tin, trả lời, lớp nhận xét, bổ sung 
GV: Nhận xét rút ra kết luận
GV: Cho hs liên hệ 
? Tại sao khi trồng cây phải cày, cuốc, xới đất?
? Cần có biện gì bảo vệ động vật trong đất để bảo vệ đất?
? Tại sao cần có biện pháp sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng?
HS: Liên hệ, trả lời
GV: Chốt kiến thức, nhấn mạnh vai trò của thực vật với chu thình nước
GV: Cho hs đọc kết luận chung sgk tr 38
HS: Đọc kết luận
II. Sự hút nước và muối khoáng của rễ
1. Rễ cây hút nước và muối khoáng
- Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan nhờ lông hút. Sự hút nước và muối khoáng không thể tách rời nhau vì rễ cây chỉ hút được muối khoáng hoà tan trong nước
- Nước và muối khoáng hòa tan trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây
2. Những điều kiện bên ngoài ảnh hởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây
- Các yếu tố bên ngoài như: Thời tiết, khí hậu, các loại đất khác nhau,... có ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây
- Cần cung cấp đủ nước và muối khoáng thì cây trồng mới sinh trưởng và phát triển tốt
Kết luận chung: sgk tr 38
4. Củng cố
GV: cho hs tóm tắt kiến thức bài học 
? Bộ phận nào của rễ có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng?
? Chỉ trên tranh con đường hút nước và muối khoáng hoà tan từ đất vào cây
? Nêu ảnh hưởng của những điều kiện bên ngoài đến sự hút nước và muối khoáng của cây?
? Vì sao bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều
HS: Củng cố
GV: Củng cố, chốt kiến thức
5. Hướng dẫn
- Nhắc hs học bài, trả lời câu hỏi cuối bài
- Đọc mục “Em có biết ?”
- Làm bài tập giải ô chữ sgk tr 39
- Chuẩn bị bài sau: Ôn lại kiến thức bài 9
+ Đọc trớc bài 12: “Biến dạng của rễ”
+ Mỗi nhóm chuẩn bị: Một số cây có rễ cọc, rễ chùm
 Một số loại củ: củ sắn, củ cải,
 Cây trầu không, tầm gửi, tơ hồng
+ Kẻ bảng Tr 40 sgk vào vở bài tập
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: 23/ 9/ 2010
Ngày giảng: 6A: / / 2010
6B: / / 2010
Tiết 12: THỰC HÀNH 
 QUAN SÁT CÁC LOẠI RỄ VÀ MIỀN LÔNG HÚT CỦA RỄ,
BIẾN DẠNG CỦA RỄ
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- HS nhận biết được các loại rễ và miền lông hút của rễ
- HS phân biệt được 4 loại rễ biến dạng: Rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút
- Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ biến dạng phù hợp với chức năng của chúng
- Nhận dạng được một số rễ biến dạng đơn giản thường gặp
- Giải thích được vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa
2. Kỹ năng
- Rèn hs kỹ năng quan sát, phân tích mẫu, tranh
- Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên
 3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
II. Chuẩn bị
1. Thầy
- Tranh H12.1 sgk
2. Trò
- Ôn lại kiến thức bài 9
- Chuẩn bị theo nhóm: mẫu vật đã giao ở tiết trước
III. Tiến trình dạy - học
1. Sĩ số: 
6A:/24 Vắng: 	 6B:/24 Vắng: 
2. Kiểm tra (Kiểm tra 15 phút)
A. Câu hỏi:
Câu 1: Bộ phận nào của rễ có chức chủ yếu năng hấp thụ nước và muối khoáng? Em hãy trình bày con đường hút nước và muối khoáng của rễ cây?
Câu 2: Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây? Cho 1 ví dụ.
B. Đáp án 	
Câu 1: 
	* Bộ phận của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng là: lông hút
	* Con đường hút nước và muối khoáng của rễ cây: Nước và muối khoáng hòa tan trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây
Câu 2: 
	Các yếu tố bên ngoài như: Thời tiết, khí hậu, các loại đất khác nhau,... có ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây
	Ví dụ: Mùa đông ở các vùng ôn đới hầu hết đều rụng lá. Vì mùa đông nhiệt độ thấp, nước đóng băng làm cho rễ cây không hút được nước và muối khoáng, không có chất dinh dưỡng nuôi cây, lá cây rụng.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành
GV: Nêu yêu cầu, nội quy của tiết thực hành
GV: Chia nhóm hs, vị trí nhiệm vụ thực hành của các nhóm
HS: Nắm được y/c thực hành, nhận vị trí, nhiệm vụ
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành 
GV: Hướng dẫn hs nội dung thực hành
Đặt mẫu vật đã chuẩn bị lên bàn kết hợp tranh treo trên bảng:
1. Quan sát các loại rễ và miền lông hút của rễ. Xác định được 2 loại rễ chính
2. Quan sát một số rễ biến dạng, hoàn thành bảng tr 40 sgk, trả lời câu hỏi mục Ñ sgk tr 41
HS: Thực hành theo nhóm
Đặt mẫu lên bàn quan sát, kết hợp tranh trên bảng:
+ Xác định được 2 loại rễ chính
+ Xác định được miền hút của rễ
+ Căn cứ vào đặc điểm giống nhau, phân chia rễ thành các nhóm riêng, nêu được chức năng của mỗi nhóm
GV: Gọi lần lượt các nhóm báo cáo kết quả, hoàn thành bảng sgk
HS : §¹i diÖn nhãm b¸o c¸o kÕt qu¶, hoàn thành bảng sgk, nhãm kh¸c nhËn xÐt bæ sung
GV: NhËn xÐt, chèt kiÕn thøc. Y/c hs hoµn thµnh kiÕn thøc vµo vë bµi tËp
1. Tæ chøc thùc hµnh
HS: C¸c nhãm nhËn vÞ trÝ, nhiÖm vô thùc hµnh
2. Thùc hµnh
- Cã 2 lo¹i rÔ chÝnh: RÔ cäc vµ rÔ chïm
- Cã 4 lo¹i rÔ biÕn d¹ng: RÔ cñ, rÔ mãc, rÔ thë, gi¸c mót
- CÊu t¹o vµ chøc n¨ng cña rÔ biÕn d¹ng
Tên rễ
Tên cây
Đặc điểm rễ biến dạng
Chức năng
Rễ củ
Cà rốt, khoai lang, củ đậu,
Rễ phình to
Chứa chất dinh dưỡng dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả
Rễ móc
Trầu không, hồ tiêu...
Rễ phụ mọc từ thân và cành ở trên mặt đất, móc vào trụ bám
Giúp cây lớn lên
Rễ thở
Bụt mọc, mắm, bần,
Sống trong điều kiện thiếu không khí, Rễ mọc ngược lên trên mặt đất
Lấy ôxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất
Giác mút
Tơ hồng, tầm gửi,
Rễ biến thành giác mút đâm vào thân, cành của cây khác
Lấy thức ăn từ cây chủ
GV: Cho hs liên hệ
? Tại sao cây có rễ biến dạng?
? Quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của rễ biến dạng như thế nào?
? Vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa, tạo quả?
? Vì sao phải tiêu diệt dây tơ hồng, tầm gửi?
HS: Trả lời
4. Củng cố
GV : Cho hs tóm tắt kiến thức bài học 
Cho hs trả lời câu hỏi cuối bài
Gọi hs theo cặp: 1 hs nêu tên cây có rễ biến dạng : 1 hs xác định tên rễ biến dạng và chức năng đối với cây
HS: Củng cố
GV: Chốt kiến thức
5. Hướng dẫn 
- Học bài theo bảng đã hoàn thành, trả lời câu hỏi, làm bài tập tr 42 sgk
- Chuẩn bị bài sau: Đọc trớc bài 13, 14 “Cấu tạo ngoài của thân, thân to ra do đâu?”
+ Kẻ bảng Tr 45 SGK vào vở bài tập
+ Mẫu: cành cây (hoa hồng, dâm bụt, rau đay)
+ Làm trước thí nghiệm sgk tr 46 và ghi lại kết quả (mỗi tổ 1 thí nghiệm)
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: 28/9/2010
Ngày giảng: 6A: / / 2010
6B: / / 2010
TUẦN 7
CHƯƠNG III: THÂN
Tiết 13 – Bài 13 + 14: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
THÂN DÀI RA DO ĐÂU?
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Nêu được vị trí, hình dạng của; phân biệt cành, chồi ngọn với chồi nách.
- Phân biệt được các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò
- Trình bày được thân mọc dài ra do có sự phân chia của mô phân sinh
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát tranh mẫu, so sánh
 3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, lòng yêu thiên nhiên
II. Chuẩn bị
1. Thầy
- Tranh H13.1,2,3 sgk tr 43,44
2. Trò
+ Kẻ bảng tr 45 sgk vào vở bài tập
+ Mẫu: cành cây (hoa hồng, dâm bụt, rau đay)
+ Làm trước thí nghiệm sgk tr 46 và ghi lại kết quả (mỗi tổ 1 thí nghiệm)
III. Tiến trình dạy - học
1. Sĩ số: 
6A:/24 Vắng: 	 6B:/24 Vắng: 
2. Kiểm tra 
Nêu các loại rễ biến dạng? Chức năng?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài của thân
GV: Treo tranh H13.1 hướng dẫn hs quan sát 
? Thân mang những bộ phận nào
GV: Chia lớp làm 4 nhóm. Y/c các nhóm đặt mẫu vật lên bàn quan sát, đối chiếu với H13.1 ® trả lời vâu hỏi:
? Nêu những điểm giống nhau giữa thân và cành
? Vị trí của chồi ngọn, chồi nách trên thân và cành
? Chồi ngọn sẽ phát triển thành bộ phận nào của cây
HS: Các nhóm đặt mẫu lên bàn, quan sát, thảo luận thống nhất ý kiến, trả lời
GV: Theo dõi, giúp đỡ các nhóm còn lúng túng
Gọi đại diện các nhóm trình bày
HS: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét
GV: Nhận xét, xác định các bộ phận của thân trên mẫu
Y/c hs rút ra kết luận
HS: Kết luận 
GV: Y/c hs quan sát H13.2, đọc thông tin 1 sgk tr 43 ® ghi nhớ chồi nách gồm 2 loại: chồi hoa và chồi lá
HS: Ghi nhớ kiến thức ...  chức năng
+ Kẻ bảng theo mẫu sgk tr 45, 59
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: 11/ 10/ 2010
Ngày giảng: 6A: / / 2010
6B: / / 2010
Tiết 18: THỰC HÀNH
QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN, NHẬN DẠNG MỘT SỐ 
LOẠI THÂN, BIẾN DẠNG CỦA THÂN
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Giúp hs củng cố, nắm vững được các bộ phận cấu tạo ngoài của thân gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách
- Nhận biết, phân biệt được các loại thân: Thân đứng, thân leo, thân bò
- Nhận dạng một số thân biến dạng trong thiên nhiên
2. Về kỹ năng
- Rèn hs kỹ năng quan sát, nhận biết kiến thức, so sánh
3. Về thái độ
- Giáo dục hs thái độ nghiêm túc trong giờ, say mê tìm hiểu, yêu và bảo vệ thiên nhiên
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
- Khu vực thực hành: ngoài thiên nhiên
2. Chuẩn bị của HS
- Ôn kiến thức cấu tạo ngoài của thân
- Nhận biết được một số loại thân biến dạng, đặc điểm, chức năng
- Kẻ bảng theo mẫu sgk tr 45, 59
III. Tiến trình bài dạy
1. Sĩ số
6A:/24 Vắng: 	 6B:/24 Vắng: 
2. Kiểm tra bài cũ
 ? Kể tên 1 số thân biến dạng và chức năng của chúng đối với cây?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành
GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết thực hành
 Nội quy, an toàn khi thực hành
GV: Phân nhóm, vị trí, nhiệm vụ thực hành
HS: + Nắm được mục tiêu, nội quy thực hành
 + Nhận vị trí, nhiệm vụ thực hành
 + Phân nhóm trưởng, thư kí ghi nội dung quan sát
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành
GV: Hướng dẫn hs quan sát các loại cây trong khu vực thực hành
+ Ghi lại các bộ phận chính của cây
+ Nhận dạng và phân loại cây theo bảng mẫu sgk tr 45
+ Liệt kê các loại thân biến dạng, nêu đặc điểm, chức năng, tên thân biến dạng theo bảng mẫu sgk tr 59
HS: Các nhóm thực hành, quan sát, ghi chép
GV: Quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hành
Hoạt động 3: Thu hoạch
GV: Y/c đại diện các nhóm báo cáo kết quả quan sát của nhóm
HS: Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét
GV: Nhận xét, đánh giá
1. Tổ chức thực hành
2. Thực hành
a. Quan sát cấu tạo ngoài của thân
b. Nhận dạng một số loại thân
c. Quan sát một số loại thân biến dạng
3. Thu hoạch
4. Củng cố
- GV: Cho hs nhận dạng một số loại thân cây, biến dạng của thân, các bộ phận chính của thân tại khu vực thực hành
- HS: Củng cố kiến thức
5. Hướng dẫn 
- Hoàn thiện nội dung bài thu hoạch giờ sau nộp
- Chuẩn bị cho giờ sau: Ôn tập
	 Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học 
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: 20/ 10/ 2010
Ngày giảng: 6A: / / 2010
6B: / / 2010
TUẦN 10
Tiết 19: ÔN TẬP
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức
 - Giúp hs củng cố, hệ thống lại nội dung kiến thức qua các chương đã học: Tế bào thực vật, Rễ, Thân
 2. Về kỹ năng
 - Rèn hs kỹ năng tổng hợp kiến thức, phân tích, giải thích một số hiện tượng thực tế
 3. Về thái độ
 - Giáo dục hs thái độ nghiêm túc trong giờ, say mê tìm hiểu, yêu và bảo vệ thiên nhiên
II. Chuẩn bị của GV và HS
 1. Chuẩn bị của GV
 - Nội dung ôn tập
 2. Chuẩn bị của HS
 - Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học 
III. Tiến trình bài dạy
 1. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong giờ ôn)
 2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập chương I: Tế bào thực vật
GV: Treo tranh cấu tạo tế bào thực vật, gọi hs lên xác định các thành phần chủ yếu, chức năng của mỗi thành phần?
HS: Lên xác định trên tranh, nêu chức năng từng bộ phận
GV: Nhận xét, chốt kiến thức
GV: Treo tranh sự lớn lên và phân chia của tế bào. Y/c hs quan sát.
? Trình bày sự lớn lên và phân chia của tế bào
HS: Trình bày trên tranh?
? Tế bào ở những bộ phận nào có khả năng phân chia?
? Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?
HS: Trả lời
GV: Chốt kiến thức
Hoạt động 2: Ôn tập chương II: Rễ
GV: Y/c hs nhắc lại kiến thức
? Gồm mấy loại rễ? Đặc điểm của mỗi loại
? Rễ gồm mấy miền? Chức năng của mỗi miền?
HS: Nhắc lại kiến thức
GV: Y/c hs vẽ sơ đồ các bộ phận miền hút của rễ.
 ? Nêu cấu tạo và chức năng từng bộ phận? 
 ....................
 .......... 
Các bộ phận .....................
 của rễ 
 .............
 ...............
 ........... ..............
 ................
HS: Vẽ sơ đồ, nêu cấu tạo và chức năng từng bộ phận
? Vì sao nói lông hút là 1 tế bào? nó có tồn tại mãi không?
? Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không? Vì sao?
HS: Trả lời
? Trình bày con đường hút nước và muối khoáng hòa tan qua lông hút
HS: Trình bày
? Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con lại nhiều?
HS: liên hệ trả lời
Hoạt động 3: Ôn tập chương III: Thân
? Thân cây gồm những bộ phận nào?
? Thân cây dài ra do đâu? Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì?
HS: Trả lời
GV: Y/c hs vẽ sơ đồ cấu tạo trong của thân non.
? Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng từng bộ phận? 
 ....................
 .......... 
Các bộ phận .....................
của thân non 
 .............
 ...............
 ........... ..............
 ................
HS: Vẽ sơ đồ, nêu cấu tạo và chức năng từng bộ phận
? So sánh cấu tạo trong của rễ và thân non
HS: Vận dụng kiến thức so sánh
GV: Nhận xét, chốt kiến thức
? Các chất trong thân được vận chuyển nhờ đâu? Thí nghiệm nào chứng minh điều đó? 
HS: Trả lời
GV: Chốt kiến thức
I. Tế bào thực vật
1. Cấu tạo tế bào thực vật
Tế bào thực vật gồm:
+ Vách tế bào
+ Màng sinh chất
+ Chất tế bào
+ Nhân
+ Không bào
2. Sự lớn lên và phân chia của tế bào
II. Rễ
1. Các loại rễ, cấu tạo của rễ
- Rễ gồm 2 loại: Rễ cọc và rễ chùm
- Đặc điểm: ...
- Các miền của rễ, chức năng: ....
2. Cấu tạo miền hút của rễ
3. Sự hút nước và muối khoáng của rễ
- Nước và muối khoáng hòa tan được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây
III. Thân
1. Cấu tạo của thân
* Cấu tạo ngoài:
* Cấu tạo trong của thân non
2. Vận chuyển các chất trong thân
 4. Củng cố
 - GV: Cho hs hệ thống lại kiến thức bài ôn tập
 - HS: Hệ thống kiến thức
 - GV: Củng cố, hệ thống lại kiến thức
 5. Hướng dẫn
 - Nhắc hs về nhà ôn tập toàn bộ nội dung kiến thức, chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra 1 tiết
.............................................................................................................................................
Ngày ra đề: 21/ 10/ 2010
Ngày kiểm tra: 6A: / / 2010
6B: / / 2010
Tiết 20: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức
 - Nhằm kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức của hs qua các phần kiến thức về: Tế bào thực vật, Rễ, Thân
 2. Về kỹ năng
 - Rèn hs kỹ năng tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức đã học để làm bài
 3. Về thái độ
II. Chuẩn bị của GV và HS
 - Giáo dục hs thái độ nghiêm túc, tự giác trong giờ kiểm tra
 1. Chuẩn bị của GV: Đề kiểm tra phô tô
 2. Chuẩn bị của HS: Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học 
III. Thiết lập ma trận hai chiều
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
VD thấp
VD cao
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Tế bào thực vật
C1,2 
 0,5
C10
 1,5
C3
0,25
4
 2,25
Rễ
C4,5 
0,5
C6
0,25
C11
2,5
C12
 2
5
 5,25
Thân
C7,8
0,5
C9
1
C13
 1
4
 2,5
Tổng
 7
 3
4
4
1
 2
1
 1
13
 10
IV. Câu hỏi
A. Trắc nghiệm khách quan
Khoanh vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng cho các câu từ 1 đến 8
Câu 1: Loại mô nào giúp cây lớn lên?
A. Mô phân sinh	
C. Mô mềm
B. Mô dẫn	
D. Mô bì
Câu 2: Sự phân chia tế bào xảy ra ở đâu?
A. Nhân phân chia
C. Vách tế bào phân chia
B. Tế bào chất phân chia
D. Các hiện tượng trên đều đúng
Câu 3: Bộ phận nào đóng vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?
A. Màng sinh chất
C. Nhân
B. Chất tế bào
D. Không bào
Câu 4: Miền hút có vai trò gì đối với cây?
A. Giúp rễ hút chất hữu cơ
C. Giúp rễ hút nước và muối khoáng hòa tan
B. Giúp rễ hút muối khoáng
D. Bảo vệ và che chở cho đầu rễ
Câu 5: Tế bào lông hút do bộ phận nào phát triển thành?
A. Tế bào thịt vỏ
C. Trụ giữa
B. Tế bào biểu bì
D. Mạch gỗ
Câu 6: Trong các miền của rễ, miền nào là quan trọng nhất?
A. Miền hút 
C. Miền sinh trưởng
B. Miền trưởng thành
D. Miền sinh trưởng
Câu 7: Cây thân cột có đặc điểm gì?
A. Mềm, yếu, thấp
C. Cứng, cao, có cành
B. Cứng, cao, không có cành
D. Bò lan dưới đất
Câu 8: Ở thân cây, mạch rây có chức năng gì?
A. Giúp cây dài ra
C. Vận chuyển chất hữu cơ
B. Giúp cây to ra
D. Vận chuyển nước
Câu 9: Hãy sắp xếp tên thân biến dạng phù hợp với tên cây ở bảng sau:
Tên cây
Kết quả 
Tên thân biến dạng
1) Cây xương rồng
2) Cây khoai tây
3) Dong ta
4) Cây su hào
1 – ........
2 – ........
3 – ........
4 – ........
a) Thân củ trên mặt đất
b) Thân rễ dưới mặt đất
c) Thân cột
d) Thân củ dưới mặt đất
e) Thân mọng nước
B. Trắc nghiệm tự luận
Câu 10: Nêu các thành phần chủ yếu của tế bào? Chức năng của mỗi thành phần đó?
Câu 11: Rễ gồm mấy miền? Chức năng của mỗi miền là gì?
Câu 12: Thân cây dài ra do bộ phận nào? Ở gia đình em những cây trồng nào được bấm ngọn, những cây trồng nào được tỉa cành?
Câu 13: Vì sao bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều?
V. Đáp án và thang điểm
A. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
A
D
C
C
B
A
B
C
1® e, 2 ® d, 3 ® b, 4 ® a
Thang điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1 (mỗi ý đúng 0,25 điểm)
B. Trắc nghiệm tự luận (6 điểm)
Câu 10: (2 điểm)
Các thành phần chủ yếu và chức năng của mỗi thành phần là:
+ Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định
+ Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào
+ Chất tế bào: là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
+ Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
+ Không bào: chứa dịch tế bào 
Câu 11: (2,5 điểm)
* Rễ gồm 4 miền: 	Miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ
* Chức năng của mỗi miền:
+ Miền trưởng thành: có chức năng dẫn truyền
+ Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan
+ Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra
+ Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ
Câu 12: (1 điểm) 
- Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
- Cây bấm ngọn, tỉa cành (hs tự liên hệ)
Câu 13: (1,5 điểm)
	Bộ rễ phát triểm giúp cây có thể lấy được nước và muối khoáng trong môi trường đất
	Khi cây càng lớn, nhu cầu về nước và muối khoáng của cây càng cao. Vì vậy bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều để cây có thể lấy đủ nước và muối khoáng, nhất là khi môi trường khô hạn.
NHÀ TRƯỜNG DUYỆT
Vũ Quốc Phương
TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT
Trần Duy Hưng
GIÁO VIÊN RA ĐỀ
Ma Bích Thu

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan SH 6(6- 10).doc