Giáo án môn học Hình học lớp 7 - Tiết 44, tiết 45

Giáo án môn học Hình học lớp 7 - Tiết 44, tiết 45

1. Kiến thức:

Ôn tập hệ thống hoá kiến thức đã học về tổng ba góc của một tam giác, các trường hợp bằng nhau của hai tam giác

 2. Kĩ năng:

 Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán vẽ hình, tính toán, chứng minh, ứng dụng thực tế.

3. Thái độ:

 - Cẩn thận, chính xác, khoa học.

II/ Đồ dùng dạy học:

 - GV: Bảng tổng kết các trường hợp bằng nhau của hai tam giác. Thước thẳng, com pa, eke, phấn màu.

 - HS: Thước thẳng, com pa, thước đo độ

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1097Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Hình học lớp 7 - Tiết 44, tiết 45", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: 
Tiêt 44. ÔN TẬP CHƯƠNG II
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
Ôn tập hệ thống hoá kiến thức đã học về tổng ba góc của một tam giác, các trường hợp bằng nhau của hai tam giác
 2. Kĩ năng: 
 Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán vẽ hình, tính toán, chứng minh, ứng dụng thực tế.
3. Thái độ:
 - Cẩn thận, chính xác, khoa học.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng tổng kết các trường hợp bằng nhau của hai tam giác. Thước thẳng, com pa, eke, phấn màu.
 - HS: Thước thẳng, com pa, thước đo độ
III/ Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp thảo luận nhóm
IV/ Tổ chức giờ học:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Khởi động mở bài:
 3. Hoạt động 1: Ôn tập về tổng ba góc của một tam giác ( 15phút )
	- Mục tiêu: HS tái hiện lại được các kiến thức về tổng ba góc trong một tam giác và vận dụng vào làm bài tập
	- Đồ dùng: Bảng phụ bài 67
	- Tiến hành:
? Phát biểu định lí về tổng ba góc của tam giác
? Phát biểu tính chất góc ngoài của tam giác.
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài 68
? Các tính chất trên được suy ra trực tiếp từ định lí nào.
? Giải thích định lí trên.
? Giải thích góc ngoài của tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó
? Giải thích trong một tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và đánh giá.
- GV treo bảng phụ ghi bài tập 67 
- Gọi HS đọc yêu cầu
? Giải thích câu sai 
- GV nhận xét và đánh giá
- Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800.
- Mỗi góc ngoài của tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.
- HS đọc yêu cầu bài 68
- HS trả lời: Hai tính chất trên đều được suy ra trực tiếp từ định lý Tổng ba góc của một tam giác.
- 1 HS giải thích
- 1 HS giải thích
- 1 HS giải thích
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát bảng phụ và đọc yêu cầu bài toán
I. Ôn tập về tổng ba góc của một tam giác
* Định lí tổng ba góc của một tam giác 
Bài 68 ( SGK - 141 )
* Hai tính chất trên đều được suy ra trực tiếp từ định lý Tổng ba góc của một tam giác.
a) Có:
b) Trong tam giác vuông có một góc bằng 900, mà tổng ba góc của tam giác bằng 1800 nên hai góc nhọn có tổng bằng 900, hay hai góc nhọn phụ nhau.
Bài 67( SGK - 140 )
Câu
Đúng
Sai
1) Trong một tam giác, góc nhỏ nhất là góc nhọn.
2) Trong một tam giác, có ít nhất hai góc nhọn
3) Trong một tam giác góc lớn nhất là góc tù
4) Trong một tam giác vuông hai góc nhọn bù nhau.
5) Nếu là góc đáy của một tam giác cân thì < 900.
6) Nếu là góc ở đỉnh của một tam giác cân thì < 900
X
X
X
X
X
X
- HS giải thích:
3) Trong một tam giác góc lớn nhất có thể là góc tù, nhọn, hoặc góc vuông.
4) Trong một tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau.
6) Nếu là góc ở đỉnh của một tam giác cân thì có thể là góc nhọn, góc vuông, góc tù.
- HS lắng nghe
 4. Hoạt động2: Ôn tập các trường hợp bằng nhau của hai tam giác ( 28phút )
	- Mục tiêu: HS tái hiện lại được các kiến thức về hai tam giác bằng nhau và vận dụng vào làm bài tập
	- Đồ dùng: Bảng phụ bảng 1
	- Tiến hành:
? Phát biểu ba trường hợp bằng nhau của tam giác
- GV treo bảng các trường hợp bằng nhau của tam giác bảng 1 SGK – 139
? Phát biểu trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông
- GV giới thiệu trên bảng phụ
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 69 SGK – 141
? Vẽ hình, ghi GT, KL của bài toán
? Để chứng minh AD a ta cần chứng minh điều gì.
? cần có yếu tố nào bằng nhau
- GV gọi HS trình bày cách chứng minh
- GV gọi HS nhận xét
- GV đánh giá và nhận xét
- GV chốt lại toàn bộ kiến thức cần ôn tập của tiết 44
- HS lần lượt phát biểu ba trường hợp bằng nhau của tam giác
- HS quan sát
- HS phát biểu trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông.
- HS quan sát.
- HS đọc yêu cầu bài 69
- 1HS lên bảng vẽ hình và ghi GT, KL của bài toán.
GT
A a
AB = AC
BD = CD
KL
AD a
- HS trình bày cách chứng minh
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
II. Ôn tập các trường hợp bằng nhau của hai tam giác
* Bảng 1. Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác SGK - 139
Bài 69 ( SGK - 141 )
* Chứng minh:
- và có:
AB = AC (gt)
BD = CD (gt)
AD chung
=> (c.c.c)
=>(góc tương ứng)
và có :
AB = AC (gt)
(chứng minh trên)
AH chung.
Do đó: (c.g.c)
 (góc tương ứng)
Mà 
 = 900
=> AD a
 5. Tổng kết và hướng dẫn về nhà ( 2phút )
 - Làm câu hỏi 4, 5, 6 ( SGK – 139 )
 - Làm bài tập 70, 71, 72 (SGK – 141)
 - Hướng dẫn bài 70 (SGK - 14)
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 45. ÔN TẬP CHƯƠNG II
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 Ôn tập hệ thống hoá kiến thức đã học về tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông, tam giác vuông cân.
 2. Kĩ năng: 
 - Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán vẽ hình, tính toán, chứng minh, ứng dụng thực tế.
 3. Thái độ:
 - Cẩn thận, chính xác, khoa học.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng ôn tập một số dạng tam giác đặc biệt, bài giải một số bài tập, thước thẳng, com pa, eke, phấn màu.
 - HS: Thước thẳng, com pa, thước đo độ, trả lời câu hỏi ôn tập 4, 5, 6 ( SGK – 139 )
III/ Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp thảo luận nhóm
IV/ Tổ chức giờ học:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Khởi động mở bài:
 3. Hoạt động 1: Ôn tập một số dạng tam giác đặc biệt ( 10phút )
- Mục tiêu: HS nhận dạng được một số tam giác đặc biệt
- Đồ dùng: Bảng ôn tập một số dạng tam giác đặc biệt
	- Tiến hành:
? Phát biểu định nghĩa tam giác cân? Tính chất về góc của tam giác cân
? Phát biểu định nghĩa tam giác đều, tính chất về góc của tam giác đều
? Phát biểu nội dung định lí Pytago
- GV treo bảng phụ ghi một số dạng tam giác đặc biệt ( SGK – 140 )
? Phát biểu một số quan hệ về cạnh và quan hệ về góc của tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông và tam giác vuông cân.
- GV nhận xét và chốt lại
- HS phát biểu nội dung tam giác cân
- HS phát biểu tam giác đều
- HS phát biểu nội dung định lí Pytago
- HS quan sát bảng phụ
- HS phát biểu theo nội dung bảng phụ.
- HS lắng nghe và ghi vở
I. Ôn tập một số dạng tam giác đặc biệt
1. Tam giác cân
2. Tam giác đều
3. Định lí Pytago
 4. Hoạt động 2: Luyện tập ( 33phút )
	- Mục tiêu: HS vận dụng tốt các kiến thức về tam giác, định lí pitago để làm các bài tập
	- Đồ dùng: Bảng phụ bài 72
	- Tiến hành:
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài 70 ( SGK – 141 )
- GV gọi HS lên bảng vẽ hình
- GV gọi HS ghi giả thiết và kết luận.
? Muốn chứng minh cân ta phải chứng minh điều gì.
? Để chứng minh 
Ta cần chứng minh tam giác nào bằng nhau.
? Để chứng minh BH = CK ta chứng minh tam giác nào bằng nhau
- Gọi 1 HS chứng minh
= 
? Từ = ta suy ra những yếu tố bằng nhau về cạnh và về góc còn lại nào
- Gọi 1 HS đứng tại chỗ chứng minh AH = AK.
? là tam giác gì
? Hãy chứng minh
- GV nhận xét và đánh giá.
- GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 72
- GV thay que diêm bằng que sắt.
? Hãy xếp hình trên thành hình một:
a) Tam giác đều.
b) Tam giác cân mà không đều.
c) Tam giác vuông.
- GV nhận xét và đánh giá
- HS đọc yêu cầu bài 70
- HS lên bảng vẽ hình, HS khác vẽ hình vào vở.
- HS ghi GT, KL của bài toán
 vì cân
- Để chứng minh BH = CK ta cần c/m = 
- HS chứng minh.
= 
=> HM = KN (2); (3)
- HS chứng minh AH = AK
- là tam giác cân.
- HS chứng minh
- HS lắng nghe.
- HS quan sát bảng phụ và đọc nội dung bài toán
- HS lên bảng xếp hình
- HS lắng nghe và ghi vở
II. Luyện tập
Bài 70 ( SGK - 141 )
GT
KL
d) là gì? Vì sao?
e) Khi và 
BM = CN = BC, tính số đo các góc 
a) cân (gt)
 và có:
 AB = AC (gt)
 (c/m trên)
 BM = CN (gt)
=> = (c.g.c)
=> cân
=> AM = AN (1)
b) và có:
=> = (cạnh huyền – góc nhọn).
=> BH = CK (cạnh tương ứng); HM = KN (2); (3).
c) Theo chứng minh trên 
AM=AN (1) và HM=KN (2)
=> AM – HM = AN – KN
Hay AH = AK.
d) là tam giác cân vì:
 (c/m trên) (3)
Mà (đối đỉnh)
 (đối đỉnh)
 hay cân.
Bài 72 ( SGK - 141 )
 5. Tổng kết và hướng dẫn về nhà ( 2phút )
 - Ôn tập kiến thức đã học và các dạng bài tập đã chữa.
 - Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 44.doc