a. kiến thức: Hs hiểu tia phân giác cảu góc là gì? Hiểu đường phân giác của góc là gì?
b. Kỹ năng: Cách vẽ tia phân giác của một góc. Bước đầu biết lập luận để tính số đo của 1 góc cho trước liên quan đến tia phân giác.
c. Thái độ: Rèn tính cẩn thận khi vẽ, đo, gấp giấy.
2.Chuẩn bị của GV và HS:
a. Chuẩn bị của GV: Giáo án, bảng phụ, phấn màu.
b. Chuẩn bị của HS: Học và làm bài theo quy định.
Ngày soạn: 22/02/2011 Ngày dạy: 25/02/2011 Dạy lớp: 6A Ngày dạy: 26/02/2011 Dạy lớp: 6B Ngày dạy: 26/02/2011 Dạy lớp: 6C Tiết 21. § 6. TIA PHÂN GIÁC CỦA GÓC. 1. Mục tiêu: a. kiến thức: Hs hiểu tia phân giác cảu góc là gì? Hiểu đường phân giác của góc là gì? b. Kỹ năng: Cách vẽ tia phân giác của một góc. Bước đầu biết lập luận để tính số đo của 1 góc cho trước liên quan đến tia phân giác. c. Thái độ: Rèn tính cẩn thận khi vẽ, đo, gấp giấy. 2.Chuẩn bị của GV và HS: a. Chuẩn bị của GV: Giáo án, bảng phụ, phấn màu. b. Chuẩn bị của HS: Học và làm bài theo quy định. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ : (10') */ Câu hỏi: (Giáo viên treo bảng phụ nội dung bài tập sau). Trên cùng 1 nửa mp có bờ chứa tia OA. Vẽ hai tia OB và OC sao cho . So sánh và . */ Đáp án: (3đ) Vì 2 tia OB, OC cùng nằm trên 1 nửa mp có bờ chứa tia OA. Lại có nên tia OB nằm giữa 2 tia OA và OC (1đ) (3đ) (3đ) Theo đề bài có */ ĐVĐ: Ở bài kiểm tra vừa rồi: Tia OB có đặc điểm gì? (Tia OB nằm giữa 2 tia OA và OC, tia OB tạo với tia OA và OC hai góc bằng nhau). Gv: Tia OB thoả mãn 2 điều kiện như vậy có tên gọi là gì? Ta nghiên cứu bài hôm nay. b. Dạy nội dung bài mới: Treo bảng phụ vẽ hình 36 (Sgk – 85) 1. Tia phân giác của một góc là gì? (10’) Tb? Tia Oz trong hình vẽ này có đặc điểm gì? Hs Hai đặc điểm: . Nằm giữa 2 tia Ox, Oy. . Tạo với 2 cạnh ấy 2 góc bằng nhau. Gv Tia Oz thoả mãn 2 điều kiện như trên ta nói tia Oz là tia phân giác của góc xOy. Tb? Tia phân giác của một góc là gì ? Gv Đó là định nghĩa tia phân giác của 1 góc trong (Sgk – 85). Tb? Hãy đọc định nghĩa. K? Một tia là tia phân giác của 1 góc thì thoả mãn mấy điều kiện? Là những điều kiện nào? Gv Ngược lại nếu 1 tia thoả mãn 2 điều kiện đó sẽ là tia phân giác của 1 góc. Đó là tính chất 2 chiều của định nghĩa. Ta có thể tóm tắt như sau: Tia phân giác của một góc là: . Tia nằm giữa 2 cạnh của góc. . Tạo với 2 cạnh của góc ấy 2 góc bằng nhau. G? Trong hình vẽ sau, tia Oz có phải là tia phân giác của góc xOy không ? Vì sao? Hs Tia Oz không phải là tia phân giác của góc xOy vì góc xOz khác góc zOy. Tb? Khi nào tia Oz là tia phân giác của góc xOy. Tia Oz là tia phân giác của . Tia Oz nằm giữa 2 tia Ox, Oy. . Tia Oz là tia phân giác của . Tia Oz nằm giữa 2 tia Ox, Oy. . Gv Quay lại bài kiểm tra miệng, tia OB như hình vẽ đó có phải là tia phân giác của góc AOC không ? Vì sao? Hs Tia OB là tia phân giác của góc AOC vì tia OB nằm giữa 2 tia OA, OC và . Gv Treo bảng phụ bài tập sau: Hãy quan sát các hình vẽ, dựa vào định nghĩa, cho biết tia nào là tia phân giác của góc trên hình? (a) (b) (c) Hs Hình a: Ot là tia phân giác của xOy. Hình b: Ot' không là tia phân giác của , vì . Hình c: Tia Ob là tia phân giác của . Gv Ta đã hiểu tia phân giác của 1 góc là gì. Vậy cách vẽ tia phân giác của 1 góc như thế nào? Ta sang phần 2. 2. Cách vẽ tia phân giác của 1 góc: (10’) Gv Ta nghiên cứu ví dụ trong (Sgk – 85) * Ví dụ (Sgk – 85) Tb? Ví dụ cho biết gì ? Yêu cầu gì? Giải Gv Cách vẽ như thế nào các em hãy nghiên cứu cách 1 ở phần lời giải. Cách 1: Dùng thước đo góc. K? Cách 1 hướng dẫn chúng ta dùng dụng cụ gì và cách vẽ tia phân giác của góc 640 như thế nào? Hs Dùng thước đo góc: Trước tiên vẽ sau đó vẽ tia Oz nằm giữa 2 tia Ox, Oy sao cho K? Vì sao vẽ Hs Vì tia Oz là tia phân giác của . Tia Oz nằm giữa 2 tia Ox, Oy. . . . Gv Chốt: Oz là tia phân giác của Gv Chốt: Như vậy để vẽ tia phân giác của góc ta làm như sau: . Bước 1: Vẽ . Bước 2: Vẽ tia Oz nằm giữa 2 tia Ox, Oy sao cho . Thực chất là vẽ 1 tia nằm giữa 2 cạnh của góc sao cho tạo với 1 cạnh của góc 1 góc có số đo bằng 1 nửa góc cho trước. K? Nếu cho góc xOy bất kì, muốn vẽ tia phân giác của nó ta làm như thế nào? Lên thực hành vẽ tia phân giác của (Gv vẽ). K? Ngoài cách dùng thước đo góc còn cách nào khác có thể xác định được phân giác của không? Hs Còn cách gấp giấy. Gv Yêu cầu học sinh nghiên cứu cách 2. Cách 2: Gấp giấy. K? Cách 2 hướng dẫn chúng ta cách vẽ tia phân giác của góc xOy như thế nào? Lên bảng thực hành. Tb? Mời 1 bạn khác lên kiểm tra lại ? K? Mỗi góc, không phải là góc bẹt thì có mấy tia phân giác. * Nhận xét (Sgk – 86) K? Vậy góc bẹt có mấy tia phân giác? Làm bài (Sgk – 86) K? Bài yêu cầu ta làm gì? Hãy lên bảng vẽ 1 góc bẹt và cho biết góc bẹt có số đo bằng bao nhiêu độ? (Sgk – 86) Giải K? Muốn vẽ tia phân giác của bẹt đó ta làm như thế nào? Lên thực hiện. Ot, Ot' là 2 tia phân giác của góc bẹt AOB. Hs Vẽ 1 tia nằm giữa 2 cạnh của góc bẹt đó và tạo với 1 trong 2 cạnh đó 1 góc 900. Tb? 1 góc bẹt có mấy tia phân giác. Gv Ta đã hiểu vẽ tia phân giác của 1 góc. Vậy đường phân giác của 1 góc là gì? Ta sang phần 3. Gv Tự nghiên cứu Sgk để hiểu về đường phân giác của góc. Tb? Đường phân giác của 1 góc là gì? 3. Chú ý (Sgk – 86) (4’) Gv Treo bảng phụ hình 39 (Sgk – 86). Đường thẳng chứa tia phân giác của 1 góc là đường phân giác của góc đó. Nói thêm: Ở bài đường thẳng tt' là đường phân giác của góc AOB. Gv Treo bảng phụ vẽ hình chiếc cân ở đầu bài học. Khi cân thăng bằng thì kim trùng với tia phân giác của góc AOB. c. Củng cố - Luyện tập: (12’) Gv Nghiên cứu bài 32 (Sgk – 87) Gv Treo bảng phụ nội dung bài 32 (Sgk– 87) Bài 32 (Sgk – 87) Tb? Bài 32 cho gì? Yêu cầu gì? Dựa vào kiến thức nào? Giải Hs Dựa vào định nghĩa tia phân giác và kiến thức phần 2 cách 1. Câu c, d đúng. ? Em hãy trả lời bài 32. Gv Tiếp tục nghiên cứu bài 31 (Sgk – 87) Bài 31 (Sgk – 87) Tb? Bài 31 có mấy yêu cầu, lên bảng thực hiện yêu cầu thứ nhất. Giải K? Lên thực hiện yêu cầu thứ 2 và nêu cách làm. Gv Lưu ý kí hiệu 2 góc bằng nhau. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2') - Nắm định nghĩa tia phân giác của góc, biết vẽ tia phân giác của góc, đường phân giác của một góc. Từ đó rèn kỹ năng nhận biết 1 tia là tia phân giác của 1 góc. - Áp dụng các kiến thức này để làm bài tập. - BTVN: Bài 30, 33, 34, 35, 36 (Sgk – 87) Bài 31, 32, 33, 34 (SBT – 58) - Hướng dẫn bài 33 (Sgk – 87): Để tính được ta cần phải tính được số đo và . - Tiết sau: “Luyện tập”.
Tài liệu đính kèm: