. Mục tiêu:
a. Kiến thức: Hs hiểu góc là gì? Góc bẹt là gì? Hiểu về điểm nằm trong góc?
b. Kỹ năng: Hs biết vẽ góc, đặt tên góc, đọc tên góc. Nhận biết điểm nằm trong góc.
c. Thái độ: Giáo dục hs tính cẩn thận, chính xác.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a. Chuẩn bị của GV: Giáo án, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng, compa.
b. Chuẩn bị của HS: Học và làm bài theo quy định, thước thẳng, compa, bảng con.
Ngày soạn: 11/01/2011 Ngày dạy: 14/01/2011 Dạy lớp: 6A Ngày dạy: 15/01/2011 Dạy lớp: 6B Ngày dạy: 15/01/2011 Dạy lớp: 6C Tiết 17 . § 2. GÓC 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: Hs hiểu góc là gì? Góc bẹt là gì? Hiểu về điểm nằm trong góc? b. Kỹ năng: Hs biết vẽ góc, đặt tên góc, đọc tên góc. Nhận biết điểm nằm trong góc. c. Thái độ: Giáo dục hs tính cẩn thận, chính xác. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a. Chuẩn bị của GV: Giáo án, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng, compa. b. Chuẩn bị của HS: Học và làm bài theo quy định, thước thẳng, compa, bảng con. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ : (6') */ Câu hỏi: Thế nào là nửa phẳng phẳng bờ a? Thế nào là 2 nửa mp đối nhau? Vẽ đường thẳng aa’, lấy điểm O thuộc đường thẳng aa’, chỉ rõ 2 nửa mp có chung bờ là aa’. */ Đáp án: Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a. (3đ) Hai nửa mp có bờ chung gọi là 2 nửa mp đối nhau (3đ) (Hình 1) Hai nửa mp có chung bờ aa’ là nửa mp bờ aa’ chứa điểm O và nửa mp bờ aa’ không chứa điểm O. (4đ) Gv (Hỏi thêm Hs khác không lấy điểm): Vẽ 2 tia Ox và Oy. (Hình 2) Hình vừa vẽ được tạo thành như thế nào? Hs: Tạo bởi 2 tia Ox và Oy chung gốc O. * Đặt vấn đề: Hình 2 vừa vẽ có tên gọi là một góc. Vậy góc là gì? Chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay. b. Dạy nội dung bài mới: Tb? Nhắc lại định nghĩa góc xOy? 1. Góc (9’) Gv Ngược lại 2 tia chung gốc tạo thành 1 góc. Trường hợp 2 tia trùng nhau ta được góc đặc biệt, lên các lớp trên chúng ta xét. Như vậy để vẽ góc ta vẽ 2 tia chung gốc (không trùng nhau) * Định nghĩa (Sgk – 73) Gv Tiếp tục nghiên cứu các thông tin ở mục 1 để hiểu về đỉnh, cạnh của góc. + Góc là hình gồm 2 tia chung gốc K? Thế nào là đỉnh, cạnh của góc ? Hs Gốc chung của 2 tia là đỉnh của góc, hai tia là 2 cạnh của góc. + Gốc chung của 2 tia là đỉnh của góc, hai tia là 2 cạnh của góc. K? Nêu tên đỉnh, cạnh của các góc trong hình vẽ sau: Gv Treo bảng phụ hình 4 (Sgk – 74). O: Đỉnh góc. Ox, Oy: Cạnh của góc. Đọc: Góc xOy (hoặc góc yOx hoặc góc O). Ký hiệu: (hoặc hoặc ) Hoặc . Gv Tiếp tục nghiên cứu Sgk mục 1 để biết cách đọc, viết và kí hiệu góc. Gv Giới thiệu: Đỉnh, cạnh, cách gọi tên và ký hiệu góc. Lưu ý: Đỉnh góc bao giờ cũng viết ở giữa và bằng chữ in hoa, còn 2 cạnh của góc viết chữ in thường hoặc in hoa tuỳ kí hiệu. Gv Ta còn có thể kí hiệu (ít sử dụng). ? Mỗi em vẽ một góc và đặt tên, viết ký hiệu góc (1 học sinh vẽ trên bảng). K? Hai cạnh của góc xOy ở hình c có đặc điểm gì? Hs Hai cạnh là 2 tia đối nhau. Gv Góc xOy trên hình c đó gọi là góc bẹt. Vậy góc bẹt là góc như thế nào? Chúng ta sang phần 2. 2. Góc bẹt (5’) + Góc bẹt là góc có 2 cạnh là 2 tia đối nhau. Tb? Nhắc lại góc bẹt là góc có đặc điểm gì? + Ví dụ: Góc bẹt MON Gv Ngược lại góc có 2 cạnh là 2 tia đối nhau gọi là góc bẹt. Tb? Nêu cách vẽ góc bẹt ? Lên bảng vẽ góc bẹt MON. Hs Một hs lên bảng vẽ, nêu cách vẽ. Hs dưới lớp vẽ vào vở. Nhận xét, chữa. Gv Ta đã hiểu thế nào là góc, là góc bẹt. K? Hãy nêu 1 số hình ảnh thực tế của góc, của góc bẹt. Hs Chiếc compa mở 2 cạnh như hình vẽ đóng khung đầu bài là hình ảnh của góc, 2 kim đồng hồ lúc 6 giờ là hình ảnh của góc bẹt ... Gv Đó là nội dung bài tập ? (Sgk – 74) ? (Sgk – 74) Gv Vẽ hình: Tb? Trên hình có những góc nào? Đọc tên? Gv Ta đã biết góc có 1 đỉnh, có 2 cạnh. Theo em để vẽ 1 góc ta vẽ như thế nào? Ta sang phần 3. 3. Vẽ góc (8’) VD: Vẽ K? Muốn có góc xOy ta vẽ như thế nào? + Vẽ đỉnh O Hs Vẽ lần lượt 2 tia Ox, Oy. + Vẽ 2 tia Ox, Oy. Gv Vẽ hình trên bảng, học sinh vẽ vào vở. Gv Treo bảng phụ bài tập: a, Vẽ góc aOc, tia Ob nằm giữa 2 tia Oa, Oc. Hỏi trên hình có mấy góc? Đọc tên? b, Vẽ góc bẹt mOn, vẽ tia Ot, Ot’. Kể tên một số góc trên hình. Hs Nghiên cứu đề bài. Hai học sinh lên bảng làm 2 phần. Lớp hoạt động đọc lập, nhận xét. Gv Trong trường hợp 1 hình vẽ có nhiều góc (VD bài tập trên hoặc hình 5, hình 8 trong Sgk) để thể hiện rõ góc mà ta đang xét người ta thường dùng các vòng cung nhỏ nối 2 cạnh của góc, để phân biệt các góc chung đỉnh ta có thể dùng chỉ số. (VD như chung đỉnh O trong hình 5, ta dùng kí hiệu 1; 2 ). Gv Bây giờ ta tiếp tục nghiên cứu khái niệm điểm nằm trong góc. 4. Điểm nằm trong góc (7’) Gv Vẽ góc xOy. Lấy 1 điểm M ở trong góc (như hình vẽ). Hs Vẽ tia OM Tb? Em có nhận xét gì về tia OM so với 2 tia Ox, Oy? Vì sao? Hs Tia OM nằm giữa 2 tia Ox và tia Oy. Vì điểm M nằm trong góc xOy. Gv Điểm M nằm ở vị trí như vậy gọi là điểm nằm trong . Tb? Vậy 1 điểm được gọi là điểm nằm trong khi nào? Hs c O a b Khi 2tia Ox, Oy không đối nhau, điểm M là điểm nằm bên trong nếu tia OM nằm giữa 2 tia Ox, Oy. Khi 2 tia Ox, Oy không đối nhau, điểm M là điểm nằm bên trong nếu tia OM nằm giữa 2 tia Ox, Oy. Gv Vẽ hình: Tb? Hãy lấy điểm N nằm trong góc bOc, điểm K không nằm trong góc aOc? Gv Lưu ý: Khi 2 cạnh của góc không đối nhau mới có điểm nằm trong góc. c. Củng cố - Luyện tập: (8’) Tb? Nêu định nghĩa góc? Góc bẹt? Hs Nghiên cứu làm bài 6 (Sgk – 75) Bài 6 (Sgk – 75) Giải: Gv Treo bảng phụ bài tập 6 (Sgk – 75). a, (góc xOy); (đỉnh của góc); (2 cạnh của góc). b, (S); (SR và St) Hs 1 hs lên bảng điền Hs dưới lớp làm vào phiếu học tập. Gv Thu 2 đến 3 phiếu kiểm tra kết quả. Bài 8 (Sgk – 75) Gv Tiếp tục nghiên cứu bài 8 (Sgk – 75) Giải: Gv Treo bảng phụ bài 8 (Sgk – 75) K? Hỏi thêm: Góc BAD có tên gọi là góc gì? . Góc BAC kí hiệu là hoặc . . Góc CAD hoặc góc DAC kí hiệu là hoặc . . Góc BAD hoặc góc DAB kí hiệu là hoặc có tất cả 3 góc. ? Tiếp tục nghiên cứu bài 9 (Sgk – 75) Bài 9 (Sgk – 75) Giải: Hs Đứng tại chỗ trả lời. (Oy; Oz) d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2') - Biết vẽ góc, đặt tên, đọc và kí hiệu góc. Nắm vững khái niệm góc bẹt. - BTVN: Bài 7, 10 (Sgk – 75) và bài 7, 8, 9, 10 (SBT – 53) - Dặn dò: giờ sau mang theo thước đo góc có ghi độ theo 2 chiều. - Đọc trước bài: “Số đo góc”.
Tài liệu đính kèm: