Giáo án môn học Hình học lớp 6 - Tiết 16 - Bài 1: Nửa mặt phẳng

Giáo án môn học Hình học lớp 6 - Tiết 16 - Bài 1: Nửa mặt phẳng

Mục tiêu:

a. Kiến thức: Hiểu thế nào là nửa mặt phẳng, khái niệm nửa mặt phẳng bờ a, cách gọi tên của nửa mặt phẳng bờ đã cho. Nhận biết tia nằm giữa 2 tia qua hình vẽ.

b. Kỹ năng: Biết vẽ, nhận biết nửa mặt phẳng. Làm quen với việc phủ định 1 khái niệm, chẳng hạn:

+ Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M, nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm M.

+ Cách nhận biết tia nằm giữa, cách nhận biết tia không nằm giữa.

c. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1764Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Hình học lớp 6 - Tiết 16 - Bài 1: Nửa mặt phẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/11/2011
Ngày dạy: 07/01/2011
Dạy lớp: 6A
Ngày dạy: 08/01/2011 
Dạy lớp: 6B
Ngày dạy: 08/01/2011
Dạy lớp: 6C
CHƯƠNG II: GÓC
Tiết 16. § 1. NỬA MẶT PHẲNG
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: Hiểu thế nào là nửa mặt phẳng, khái niệm nửa mặt phẳng bờ a, cách gọi tên của nửa mặt phẳng bờ đã cho. Nhận biết tia nằm giữa 2 tia qua hình vẽ.
b. Kỹ năng: Biết vẽ, nhận biết nửa mặt phẳng. Làm quen với việc phủ định 1 khái niệm, chẳng hạn:
+ Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M, nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm M.
+ Cách nhận biết tia nằm giữa, cách nhận biết tia không nằm giữa.
c. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phim giấy trong (đặt vấn đề) - đề bài tập 1, 2, bài chép, đèn chiếu, thước thẳng, phấn màu.
b. Chuẩn bị của HS: Học và làm bài theo quy định. Thước thẳng, giấy trong, bút dạ.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ : (Kết hợp trong quá trình giảng bài mới)
Giới thiệu chương trình học kì II: Chương II: Góc
Gồm 15 tiết trong đó 2 tiết dành cho kiểm tra cuối năm, còn 13 tiết: 8 tiết lý thuyết, 1 tiết luyện tập, 2 tiết thực hành, 1 tiết ôn tập, 1 tiết kiểm tra.
*/ ĐVĐ (3’): Giới thiệu về mặt phẳng: Biểu tượng mặt phẳng là trang giấy, mặt bảng. Chúng ta đã vẽ nhiều đường thẳng, nhiều điểm trên trang giấy. Những biểu tượng đó hàm ý nói: Trong hình học phẳng, mặt phẳng là hình cho trước, là tập hợp điểm trên đó ta nghiên cứu hình nào đó (đường thẳng, đoạn thẳng, tia, góc, ) Mỗi hình này là 1 tập hợp con của mặt phẳng.
 	Mặt phẳng là hình cơ bản, không định nghĩa. Mặt phẳng không giới hạn về mọi phía.
Hs: Lên bảng vẽ đường thẳng a trên mặt phẳng bảng. Lấy điểm M không thuộc đường thẳng a.
Gv: Đường thẳng a cùng với phần mặt phẳng chứa điểm M tạo thành một nửa mặt phẳng. Vậy nửa mặt phẳng là gì? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay.
b. Dạy nội dung bài mới:
Gv
Giới thiệu lại khái niệm mặt phẳng qua ví dụ cụ thể.
Lưu ý h/s: Mặt phẳng không bị giới hạn về mọi phía.
1. Nửa mặt phẳng bờ a. (13’)
a. Mặt phẳng: 
- Mặt trang giấy, mặt bảng nhẵn,  là những hình ảnh của mặt phẳng.
- Mặt phẳng không bị giới hạn về mọi phía. 
Tb?
Hãy lấy ví dụ khác về hình ảnh của mặt phẳng trong thực tế?
Hs
Mặt nước lặng sóng, .
K?
Đường thẳng a trên mp chia mặt phẳng thành những phần nào?
Hs
Thành 2 phần: Phần mp chứa điểm M và phần mp không chứa điểm M.
Gv
Đường thẳng a trên mặt phẳng của bảng chia mặt phẳng thành 2 phần riêng biệt, mỗi phần được coi là một nửa mặt phẳng bờ a. Vậy thế nào là 1 nửa mặt phẳng bờ a? Chúng ta sang phần b.
b. Nửa mặt phẳng bờ a:
* Khái niệm (Sgk – 72)
K?
Thế nào là 1 nửa mặt phẳng bờ a?
Hs
Đọc lại khái niệm nửa mặt phẳng bờ a (Sgk – 72)
Hình 1
Gv
Vẽ hình 1 (lên bảng)
K?
Chỉ rõ từng nửa mặt phẳng bờ a trên hình vừa vẽ.
Gv
Vẽ đường thẳng xy trên mặt phẳng bảng.
Tb?
Chỉ rõ từng nửa mặt phẳng bờ xy trên hình vừa vẽ?
+ Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là 2 nửa mặt phẳng đối nhau.
Gv
Trên hình 1: Hai nửa mặt phẳng (bờ a) có chung bờ a được gọi là 2 nửa mặt phẳng đối nhau.
+ Bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của 2 nửa mặt phẳng đối nhau.
K?
Hai nửa mặt phẳng như thế nào được gọi là 2 nửa mặt phẳng đối nhau?
Hs
Hai nửa mặt phẳng chung bờ gọi là 2 nửa mặt phẳng đối nhau.
K?
Khi vẽ bất kì 1 đường thẳng trên mp nó là bờ của 2 nửa mp nào?
Gv
Để phân biệt 2 nửa mặt phẳng chung bờ người ta thường đặt tên cho nó. Cách đặt tên như thế nào?
? 1 (Sgk – 72)
Giải
Gv
Vẽ thêm 2 điểm M, N, P vào hình 1.
(Ta được hình 2).
a) - Nửa mp (I) còn gọi là:
Nửa mp bờ a chứa M.
hoặc là nửa mp bờ a chứa N.
hoặc là nửa mp bờ a không chứa P.
Gv
Nửa mặt phẳng (I) là nửa mp bờ a chứa điểm M hoặc nửa mp bờ a không chứa điểm P.
K?
Tương tự em hãy gọi tên nửa mp bờ a còn lại trên hình vẽ?
Hs
Nửa mp (II) là nửa mp bờ a chứa điểm P hoặc nửa mp bờ a không chứa điểm M.
K?
2 điểm M, N nằm ở vị trí nào thì cắt bờ a? Không cắt bờ a?
 - Nửa mp (II) còn gọi là:
Nửa mp bờ a chứa điểm P.
hoặc nửa mp bờ a không chứa M hoặc nửa mp bờ a không chứa N.
b) Đoạn thẳng MN không cắt đường thẳng a.
 Đoạn thẳng MP cắt đường thẳng a.
Hs
Hoặc cùng một nửa mp bờ a (không cắt) nằm khác 2 nửa mp bờ a.
Gv
Vẽ thêm 2 điểm E, F vào 2 nửa mặt phẳng bờ xy.
Tb?
Hãy chỉ rõ (tên) của các nửa mp trên hình vẽ đó?
Hs
+ Nửa mp bờ xy chứa điểm E hoặc nửa mp bờ xy không chứa điểm F.
+ Nửa mp bờ xy chứa điểm F hoặc nửa mp bờ xy không chứa điểm E.
Tb?
Vị trí của 2 điểm E, F như thế nào đối với đường thẳng xy?
Gv
Chốt lại: Đoạn thẳng có 2 đầu không nằm trên a, nhưng cùng thuộc 1 nửa mp bờ a thì ko cắt đường thẳng a.
- Đoạn thẳng có 2 đầu không nằm trên a nhưng thuộc 2 nửa mp có bờ a thì cắt đường thẳng a.
Tb?
Lên bảng vẽ 3 tia Ox, Oy, Oz phân biệt, chung gốc.
Lấy 2 điểm M; N (M thuộc tia Ox, N thuộc tia Oy; M, N O).
Vẽ đoạn thẳng MN. Quan sát H.3a cho biết tia Oz có cắt đoạn thẳng MN không?
2. Tia nằm giữa 2 tia (11’)
Hình 3a
Gv
Ở H.3a tia Oz cắt MN tại 1 điểm nằm giữa M và N, ta nói tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy.
Tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy
Gv
Chiếu phim H.3b, H.3c, H.3d.
? 2 (Sgk – 73)
K?
Quan sát cho biết ở H.b, H.c, H.d tia Oz có nằm giữa 2 tia Ox và Oy hay không? Vì sao?
Giải
Hình 3b
Hs
H.3b tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại O nên tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy.
H.3c, H.3d tia Oz không cắt đoạn thẳng MN nên tia Oz không nằm giữa 2 tia Ox và Oy.
Gv
Chốt lại:
- Cách nhận biết tia nằm giữa 2 tia
- Cách nhận biết tia không nằm giữa 2 tia.
Hình 3c Hình 3d
c. Củng cố - Luyện tập: (15’)
Gv
Cho hs làm bài tập 1 và 2 (Sgk – 73)
Gv
Treo bảng phụ.
Bài 1 (Sgk – 73)
Hs
Hoạt động nhóm trả lời bài 1, bài 2.
Bài 2 (Sgk – 73)
Gv
Treo bảng phụ bài tập sau: Trong hình sau chỉ ra tia nằm giữa 2 tia còn lại? Giải thích.
Bài chép: 
 Hình 1 Hình 2 Hình 3
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (3')
a2
a1
x1
x3
a
O
x2
O
A
B
C
O
.
.
.
- Học kỹ lý thuyết, cần nhận biết được nửa mặt phẳng, nhận biết được tia nằm giữa 2 tia khác.
- BTVN: Bài 3, 4, 5 (Sgk – 73), bài 1, 4, 5 (SBT – 52).
- Đọc trước bài: “Góc”.	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 16.doc