Giáo án môn học Hình học lớp 6 - Tiết 1: Điểm. Đường thẳng (Tiếp theo)

Giáo án môn học Hình học lớp 6 - Tiết 1: Điểm. Đường thẳng (Tiếp theo)

1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng

 2. Kỹ năng: - Vẽ được điểm, đường thẳng, biết đặt tên điểm, đường thẳng

 - Sử dụng ký hiệu điểm, đường thẳng, một cách thành thạo

 3. Thái độ: Nghiêm túc, khoa học, ý thức cao

 

doc 17 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1246Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Hình học lớp 6 - Tiết 1: Điểm. Đường thẳng (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: Đoạn thẳng
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 1. Điểm. đường thẳng
I/ Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng
	2. Kỹ năng: - Vẽ được điểm, đường thẳng, biết đặt tên điểm, đường thẳng
	 - Sử dụng ký hiệu điểm, đường thẳng, một cách thành thạo
	3. Thái độ: Nghiêm túc, khoa học, ý thức cao
II/ Đồ dùng:
	- GV: Thước thẳng, phấn mầu, bảng phụ
	- HS: Thước thẳng
III/ Phương pháp: thông báo, suy luận
	1.ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh
 2.Khởi động mở bài: (3 phút)
 GV giới thiệu về chương trình lớp 6 và sơ qua về nội dung chương 1
3. Hoạt động 1: Tìm hiểu về điểm
a. Mục tiêu: - Vẽ được điểm, biết đặt tên điểm
b. Thời gian: 5 ph
c. Đồ dùng: không
d. Tiến hành:
- GV vẽ một điểm rồi đặt tên
- GV giới thiệu cách đặt tên cho điểm
+ Một tên dùng cho1 điểm
+ Một điểm có nhiều tên
- Yêu cầu HS quan sát H1; H2 cho biết có mấy điểm
- GV đưa ra quy ước, chú ý
- HS quan sát
- HS lắng nghe
- HS quan sát H1; H2
H1: Có 3 phân biệt A, B, M
H2: Có 2 trùnh nhau M, N
- HS lắng nghe
1. Điểm
 . A
- Dùng các chữ cái in hoa A, B, C đặt tên cho điểm
- Mỗi tên chỉ dùng cho1điểm 
- Một điểm có thể có nhiều tên 
 . A . B
 . C
Quy ước: Nói 2 điểm mà không nói gì thêm thì hiểu đó là hai điểm phân biệt 
Chú ý: Bất kỳ hình nào cũng là một tập hợp điểm 
4. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường thẳng
a. Mục tiêu: - Vẽ được đường thẳng, biết đặt tên cho đường thẳng
b. Thời gian: 5 ph
c. Đồ dùng: Thước thẳng
d. Tiến hành:
? Làm thế nào để vẽ được một đường thẳng
- GV giới thiệu cách đặt tên cho đường thẳng 
? Khi kéo dài đường thẳng về hai phía nêu nhận xét 
- GV treo bảng phụ hình vẽ
? Trong hình vẽ trên có những điểm nào đường thẳng nào 
? Điểm nào nằm trên điểm nào không nằm trên đường thẳng đã cho 
? mỗi đường thẳng khác nhau có bao nhiêu điểm nằm trên nó 
Dùng nét bút vạch theo mép thước thẳng
- HS lắng nghe
? Đường thẳng không giới hạn về hai phía
- Điểm A, B, M, N
- Đường thẳng: a
- Điểm nằm trên đường thẳng a là A, M
- Điểm không năm trên đường thẳng a là B, N
- Mỗi đường thẳng có vô số điểm nằm trên nó 
2. Đường thẳng
- Biểu diễn đường thẳng dùng bút chì vạch theo mép thước thẳng
- Đặt tên: Dùng các chữ cái in thường a, b, c
- Hai đường thẳng khác nhau có tên khác nhau
5. Hoạt động 3: Quan hệ giữa điểm và đường thẳng
a. Mục tiêu: - Nêu được khái niệm điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng
 - Sử dụng ký hiệu điểm, đường thẳng, một cách thành thạo
b. Thời gian: 15 ph
c. Đồ dùng: Thước thẳng, phấn màu
d. Tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát H4
- GV giới thiệu điểm thuộc đường thẳng
- GV giới thiệu cách đọc 
- GV giới thiêu điểm không 
thuộc đường thẳng
- GV giới thiệu cách đọc 
- HS quan sát và lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS quan sát và lắng nghe
- HS lắng nghe
3. Điểm thuộc đường thẳng điểm không thuộc đường thẳng 
a) Điểm thuộc đường thẳng 
- Điểm A thuộc đường thẳng d kí hiệu A d
- Điểm A thuộc dt d
- Đường thẳng d đi qua đ A
- Đường thẳng d chứa điểm a 
b) Điểm không thuộc đường thẳng 
- Điểm B không thuộc đường thắng d kí hiệu B d
6. Hoạt động 4: Củng cố - Luyện tập
a. Mục tiêu: Vận dụng được các kiến thức trên để giải bài tập 
b. Thời gian: 20 ph
c. Đồ dùng: Thước thẳng
d. Tiến hành:
- Yêu cầu HS làm ? 
- Gọi 1 HS làm bài tập 1/104
- Gọi 3 HS lên làm 3 ý của bài tập3
- HS làm ?
- 1 HS lên bảng làm bài tập 1
- 3 HS lên bảng làm 
? a) C a E a
 b) C a E a
 c) 
4. Luyện tập 
Bài 1/104
Bài 3/104
7. Tổng kết - Hướng dẫn về nhà: 2 ph
- Vẽ điểm đặt tên điểm, vẽ đường thẳng đặt tên đường thẳng
	- Làm bài tập: 4,5 (SGK - 236)
Hướng dẫn: dựa vào phần 3
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày soạn: 
Ngày giảng: Tiết 2. Ba điểm thẳng hàng
	I/ Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Biết các khái niệm ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.
 - Biết khái niệm điểm nằm giữa hai điểm.
	2. Kỹ năng:
	- Biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng
	- Biết dùng các thuật ngữ: nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa 
	3. Thái độ: Cẩn thận chính xác khi vẽ và kiểm tra ba điểm thẳng hàng 
	II/ Đồ dùng - chuẩn bị:
	- GV: Thước thẳng, bảng phụ bài 11
	- HS: Thước thẳng
	III/ Phương pháp: quan sát, phân tích, dự đoán
 IV/ Tổ chức giờ học:
	1. ổn định tổ chức: kiểm diện học sinh
	2. Khởi động mở bài: Kiểm tra bài cũ: (5 ph)
	HS1: Vẽ đường thẳng a, vẽ ba điểm A, B, C thuộc đường thẳng a
	HS2: Vẽ đường thẳng d, vẽ hai điểm S, T thuộc đường thẳng d, R không thuộc đường thẳng d
	 3. Hoạt động 1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng
a. Mục tiêu: - Biết các khái niệm ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.
 - Biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng
b. Thời gian: 15 phút
c.Đồ dùng: Thước thẳng
d. Tiến hành: 
- Yêu cầu HS quan sát H.8a (SGK-105) 
? Nhận xét các điểm A, D, C
? Ba điểm A, D, C thẳng hàng khi nào 
- Yêu cầu HS quan sát H.8b (SGK-105) 
? Nhận xét các điểm A, B, C
? Ba điểm A, B, C không 
thẳng hàng khi nào
? Để vẽ ba điểm thẳng hàng và ba điểm không thẳng hàng ta làm thế nào 
- Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện vẽ bài 10 a, c
? Để nhận biết ba điểm có thẳng hàng không ta làm thế nào 
- Yêu cầu HS làm bài 8
Gọi 1 HS trả lời 
Các điểm A, D, C thuộc đường thẳng a
Ba điểm A, D, C thẳng hàng khi ba điểm đó cùng thuộc một đường thẳng 
- Điểm A, C thuộc đường thẳng d, Điểm B không thuộc đường thẳng d
Khi ba điểm A, B, C không cùng nằm trên một đường thẳng
- Vẽ ba điểm thẳng hàng ta vẽ một đường thẳng rồi lấy ba điểm thuộc đường thẳng đó 
- Vẽ ba điểm không thẳng hàng ta vẽ đường thẳng trước rồi lấy hai điểm thuộc đường thẳng và một điểm không thuộc đường thẳng
- 2 HS lên bảng thực hiện
Ta dùng thước thẳng để gióng
A, M, N thẳng hàng 
1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng
A, C, D thẳng hàng 
A, B, C không thẳng hàng 
Bài 10/ 106
a) M, N, P Thẳng hàng
c) T, Q, R không thẳng hàng 
Bài 8/ 106
A, M, N thẳng hàng
 4. Hoạt động 2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng
a. Mục tiêu: - Biết khái niệm điểm nằm giữa hai điểm.
 - Biết dùng các thuật ngữ: nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa 
b. Thời gian: 10 phút
c.Đồ dùng: Thước thẳng
d. Tiến hành: 
- Yêu cầu HS quan sát H.9 (SGK-106) 
- GV giới thiệu điểm nằm cùng phía điểm nằm khác phía
? Có bao nhiêu điểm nằm giữa điểm A và C
? Trong ba điểm thẳng hàng có bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm con lại 
- HS quan sát
- HS lắng nghe GV giới thiệu
Có một điểm duy nhất nằm giữa là điểm B
Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điêm còn lại
2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng
*Nhận xét (SGK-106)
 5. Hoạt động 3. Củng cố
a. Mục tiêu: Vận dụng được các kiến thức trên để giải bài tập
b. Thời gian: 7 phút
c.Đồ dùng: bảng phụ bài 11
d. Tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài 11/ 107
- Gọi 1 HS lên bảng điềm
- Yêu cầu HS làm bài 12/107
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài 
- 1 HS lên bảng điền 
- HS làm bài 12/107
3. Luyện tập
Bài 11/107
R
Cùng phía
M, N .. R
Bài 12/107
N
M
N, P
 6. Tổng kết - Hướng dẫn về nhà: 3 ph
	- Thế nào la ba điểm thẳng hàng và ba điểm không thẳng hàng
	- Làm thế nào để vẽ được ba điểm thẳng hàng và không thẳng hàng
	- Làm bài tập 9,13,14 (SGK-106,107)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày soạn:
Ngày giảng: Tiết 3. Đường thẳng đi qua hai điểm
I/ Mục tiêu:
	1. Kiến thức
	- Hiểu được có một đường thẳng đi qua hai điểm 
	- Biết cách đặt tên cho đoạn thẳng
	- Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm, đường thẳng song song, đường thẳng cắt nhau
	2. Kỹ năng:- Vẽ được đường thẳng đi qua hai điểm, đường thẳng song song, đường thẳng cắt nhau.
	3. Thái độ: Vẽ cẩn thận, chính xác đường thẳng đi qua hai điểm
II/ Đồ dùng - chuẩn bị:
	- GV: Thước thẳng, bảng phụ
	- HS: Thước thẳng
III/ Phương pháp: quan sát, phân tích, dự đoán
IV/ Tổ chức giờ học:
	1. ổn định tổ chức: kiểm diện học sinh
	2. Khởi động mở bài: Kiểm tra bài cũ: 5 ph
	Nêu cách vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng. Làm bài tập 10b/106
	 3. Hoạt động 1. Tìm hiểu cách vẽ đường thẳng
a. Mục tiêu: - Hiểu được có một đường thẳng đi qua hai điểm 
 - Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm
b. Thời gian: 5 phút
c.Đồ dùng: Thước thẳng
d. Tiến hành:
- Cho điểm A hãy vẽ đường thẳng đi qua A
? Có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua A
- Cho điểm B khác điểm A vẽ đường thẳng đi qua A và B
? Có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua A và B
- Gọi 1 HS đọc nhận xét 
- Yêu cầu HS làm bài 15
- HĐ cá nhân vẽ đường thẳng đi qua điểm A
Có vô số đường thẳng đi qua A
Vẽ được duy nhất một đường thẳng đi qua A và B
- Làm bài tập 15
a) Đúng
b) Đúng
1. Vẽ đường thẳng
a) Vẽ đường thẳng
b) Nhận xét: (SGK-108)
Bài 15/109
a) Đúng
b) Đúng
 4. Hoạt động 2. Tìm hiểu các cách đặt tên cho đường thẳng
a. Mục tiêu: - Biết cách đặt tên cho đoạn thẳng
b. Thời gian: 5 phút
c.Đồ dùng: Thước thẳng
d. Tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát bảng phụ
? Có những cách nào dùng để đặt tên cho đường thẳng
- Yêu cầu HS trả lời ? 
- HS đọc SGK và quan sát bảng phụ
Có 3 Cách
C1. Dùng hai chữ cái in hoa
C2. Dùng một cữ cái in thường 
C3. Dùng hai chữ cái in thường 
- HS HĐ cá nhân 
Đường thẳng đi qua ba điểm A, B, C được gọi là: AB, BA, BC, CB, AC, CA
2. Tên đường thẳng
+ Dùng hai chữ cái in hoa
+ Dùng một cữ cái in thường 
+ Dùng hai chữ cái in thường
? 
 5. Hoạt động 3. Đường thẳng trùng nhau, song song, cắt nhau
a. Mục tiêu: :- Vẽ được đường thẳng song song, đường thẳng cắt nhau.
b. Thời gian: 15 phút
c.Đồ dùng: Thước thẳng
d. Tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát H.18
? Nhận xét gì về vị trí của hai đường thẳng 
- Yêu cầu HS quan sát H.19
? Nhận xét gì về hai đường thẳng AB, AC
- GV: Hai đường thẳng AB, 
AC cắt nhau
- Yêu cầu HS quan sát H.20
? Nhận xét gì về hai đường thẳng xy, zt
- GV: Hai đường thẳng xy, zt là hai đường thẳng song song 
- Gọi HS đọc chú ý 
? Tìm hình ảnh của hai đường thẳng song song, cắt nhau
? Hai đường thẳng sau có song song không
- HS quan sát H.18
2 đường thẳng AB, CB trùng nhau
- HS quan sát H.19
2 đường thẳng AB, AC có một điểm chung
- HS quan sát H.20
2 đường thẳng xy, zt không có điểm chung
Hai đường thẳng song song: 2 lề đường, 2 cạnh bàn.
Hai đường thẳng cắt nhau:
2 cạnh của ê ke
Hai đường thẳng a, b không song song mà chúng cắt nhau vì đường thẳng không giới hạn về hai phía
3. Đường thẳng trung nhau, cắt nhau, song song ... n thức về tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau
	- Chuẩn bị bài: Đoạn Thẳng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng: Tiết 7. Đoạn thẳng
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết khái niệm đoạn thẳng.
2. Kỹ năng: 
 -Biết vẽ đoạn thẳng 
- Biết nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng.
- Vẽ được đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.
II/ Đồ dùng - Chuẩn bị:
	- GV: Thước thẳng, bảng phụ
	- HS: Thước thẳng.
III/ Phương pháp:
- Phương pháp tổng hợp, so sánh.Phương pháp đàm thoại. 
IV/ Tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức: Kiểm dịên học sinh.
2. Khởi động: không kiểm tra
3. Các hoạt động:	
 3.1 Hoạt động 1. Tìm hiểu đoạn thẳng
a/ Mục tiêu: - Biết khái niệm đoạn thẳng.
b/ Dụng cụ: Thước thẳng, com pa.
c/ Thời gian: 15 Phút. 
d/ Tiến hành:
- GV vẽ hai điểm A và B, dùng thước kẻ vẽ đoạn thẳng AB
? Hình này gồm bao nhiêu điểm, đó là những điểm nào 
- GV giới thiệu cách gọi tên và điểm mút 
- GV đưa ra ví dụ: Cho hai điểm M, N. Vẽ đường thẳng MN
- GV gọi 1 HS lên bảng vẽ
- GV yêu cầu HS làm bài 33/115
- GV yêu cầu HS làm bài 34
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình
? Trên hình vẽ trên có bao nhiêu đoạn thẳng
- HS quan sát GV vẽ và vẽ hình vào vở
Hình vẽ này có vô số điểm, gồm điểm A và B và tất cả các điểm nằm giữa A và B
- Lắng nghe
- HS HĐ cá nhân làm bài 33
a) R và S..R và S
.. R và S 
b) Điểm P và Q và tất cả những điểm nằm giữa P và Q
- HS làm bài 34
- 1 HS lên bảng vẽ hình
Trên hình vẽ có 3 đoạn thẳng là AB, AC, BC
1. Tìm hiểu đoạn thẳng
Định nghĩa( SGK-115)
- Đoạn thẳng AB hay BA
- A, B là hai mút của đoạn thẳng.
Ví dụ:
Bài 33/115
a) R và S..R và S
.. R và S 
b) Điểm P và Q và tất cả những điểm nằm giữa P và Q
Bài 34/115
Gồm ba đoạn thẳng AB, AC, BC
 3.2 Hoạt động 2. Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng
a/ Mục tiêu: - Biết nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng.
b/ Dụng cụ: Thước thẳng, com pa.
c/ Thời gian: 15 Phút. d/ Tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát bảng phụ H.33; 34; 35
- Yêu cầu HS quan sát H.33
? Em có nhận xét gì vê hai đoạn thẳng AB và CD 
- GV giới thiệu đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại điểm I
? Khi nào hai đoạn thẳng được gọi là cắt nhau
- Yêu cầu HS quan sát H.34
? Em có nhận xét gì vê đoạn thẳng AB và tia Ox
- GV giới thiệu đoạn thẳng AB và tia Ox cắt nhau tại A
? Khi nào thì đoạn thẳng và tia được gọi là cắt nhau
- Yêu cầu HS quan sát H.35
? Em có nhận xét gì vê đoạn thẳng AB và đường thẳng a
- G Vgiới thiệu đoạn thẳng AB cắt đường thẳng a tại điểm H
? Khi nào thì một đường thẳng và một đoạn thẳng được gọi là cắt nhau
- GV treo bảng phụ các hình vẽ sau cho học sinh nhận dạng 
- HS quan sát bảng phụ H33;34;35
- Hai đoạn thẳng này không cùng nằm trên một đường thẳng có một điểm chung là điểm I 
- Hai đoạn thăng cắt nhau khi chúng không cùng nằm trên một đường thẳng và có một điểm chung
- Đoạn thẳng AB và tia Ox không cùng nằm trên một đường thẳng và có một điểm chung là K
- Một đoạn thẳng và một tia được gọi là cắt nhau khi chung không cùng nằm trên một đường thẳng và có một điểm chung
- Trên hình vẽ 35 ta có đoạn thẳng AB và đường thẳng a
Đoạn thẳng AB và đường thẳng a không cùng nằm trên một đường thẳng và có một điểm chung là H
Khi một đường thẳng và đoạn thẳng khồng cùng nằm trên một đường thẳng và có một điểm chung thì chúng cắt nhau
2. Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng
H.33
AB cắt CD tại điểm I
H.34
Đoạn thẳng AB và tia Ox cắt nhau tại điểm K
H.35
Đoạn thẳng AB cắt đường thẳng xy tại điểm H
3.3 Hoạt động 3. Củng cố
- GV treo bảng phụ bài 36 yêu cầu HS quan sát và làm 
- Yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời 
- HS quan sát bảng phụ và làm bài tập 36
a) Đường thẳng a không đi qua nút đường thẳng nào
b) Đường thẳng a cắt đoạn thẳng AB và AC
c) Đường thẳng a không cắt đoạn thẳng BC
3. Luyện tập
Bài 36/115
4. Hướng dẫn về nhà: 5 ph
- Thuộc và hiểu định nghĩa đoạn thẳng
 - Biết vẽ hình biểu diễn đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt tia và cắt đường thẳng.
	- Làm các bài tập 34; 37; 38; 39 (SGK-115)
Ngày sọan: 
Ngày giảng: Tiết 8. Độ dài đoạn thẳng
I/ Mục tiêu:
	1. Kiến thức:	 
 - Biết khái niệm độ dài đoạn thăng
	2. Kỹ năng: - Đo được độ dài đoạn thẳng cho trước.
	 - So sánh được độ dài hai đoạn thẳng 
	3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong khi đo.
II/ Đồ dùng - Chuẩn bị:
	- GV: Thước thẳng, thước dây, thước xích, thước gấp.
	- HS: Thước thẳng, thước dây.
III/ Phương pháp:
- Phương pháp tổng hợp, so sánh.Phương pháp đàm thoại. 
IV/ Tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức: Kiểm dịên học sinh.
2. Khởi động.
a/ Mục tiêu: Kiểm tra việc học bài và chuẩn bị của HS.
b/ Dụng cụ: Không.
c/ Thời gian: 5 Phút. d/ Tiến hành:
? Phát biểu định nghĩa đoạn thẳng, làm bài tập 37 SGK- 116
	Bài 37
3. Các hoạt động:
3. 1 Hoạt đông 1. Tìm hiểu cách đo đoạn thẳng
a/ Mục tiêu: - Biết khái niệm độ dài đoạn thăng
 - Đo được độ dài đoạn thẳng cho trước..
b/ Dụng cụ: Thước đo độ dài.
c/ Thời gian: 15 Phút. d/ Tiến hành:
- Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng và đặt tên cho đoạn thẳng đó 
? Dụng cụ dùng để đo đoạn thẳng là gì
? Đo đoạn thẳng AB ta làm 
thế nào
- Gọi 1 HS lên bảng đo
- GV giới thiệu cách nói khác về độ dài đoạn thẳng
? Cho một đoạn thẳng thì tương ứng với nó có mấy độ dài, độ dài đó là số dương hay số âm
- Yêu cầu HS đọc nhận xét SGK
? Độ dài đoạn thẳng và khoảng cách có gì khác nhau
? Đoạn thẳng và độ dài đoạn thẳng có gì khác nhau
Dụng cụ dùng để đo đoạn thẳng là thước thẳng có chia khoảng 
Đặt cạnh của thước đi qua hai điểm A và B sao cho vạch số 0 trùng với điểm A, điểm B trùng với một vạch nào đó trên thước
- 1 HS lên bảng đo
- HS lắng nghe
Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thăng là một số dương
- HS đọc nhận xét SGK
Độ dài đoạn thẳng là số dương, khoảng cách có thể bằng 0
1. Đo đoạn hẳng
a) Dụng cụ
Thước thẳng có chia khoảng
b) Đo đoạn thẳng AB
AB = 30cm
Nhận xét(SGK- 117)
3.2 Hoạt động 2. So sánh hai đoạn thẳng
a/ Mục tiêu: HS biết so sánh hai đoạn thẳng.
b/ Dụng cụ: Thước đo độ dài.
c/ Thời gian: 15 Phút. d/ Tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát H.10
? Muốn so sánh hai đoạn thẳng ta làm như thế nào 
? AB = 3cm, CD = 3cm nhận xét gì về độ dài của AB và CD
? AB = 3cm, EF = 4 cm nhận xét gì về AB và EF
- GV giới thiệu ký hiệu 
- Yêu cầu HS làm ?1
- Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời
- GV nhận xét 
- Yêu cầu HS làm ?2
- Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả 
lời
- Yêu cầu HS làm ?3
- HS quan sát H.10
Ta tiến hành đo và so sánh độ dài của chúng
Độ dài đoạn thẳng Ab và CD bằng nhau
Độ dài đoạn thẳng AB nhỏ hơn EF
- HS lắng nghe và gi vào vở
- HS HĐ cá nhân làm ?1
- 1 HS đứng tại chỗ trả lời
- HS làm ?2
1 HS đứng tại chỗ trả lời
- HS làm ?3
2. So sánh hai đoạn thẳng
AB = 3cm; CD = 3cm; EF = 4cm
- Đoạn thẳng AB bằng đoạn thẳng CD: AB = CD
- Đoạn thẳng EF lớn hơn AB: EF > AB
- Đoạn thẳng AB nhỏ hơn EF: AB < EF
?1
a) AB = 2,8 cm
 CD = 4 cm
 EF = 1,7 cm
 GH = 1,7 cm
 IK = 2,8 cm
b) AB = IK
 EF = GH
c) EF < CD 
?2
a) Thước dây
b) Thước gấp 
c) Thước xích
?3
1inh-sơ =2,54cm =25,4 mm
3.3 Hoạt động 3. Luyệ tập
a/ Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào giải bài tập.
b/ Dụng cụ: Thước đo độ dài.
c/ Thời gian: 15 Phút. d/ Tiến hành:
- Yêu cầu HS làm bài tập 43
- Gọi HS trả lời
- Yêu cầu HS làm bài tập 44
- Gọi HS trả lời
- GV đánh giá nhận xét và sửa sai
- HS làm bài tập 43
- 1 HS đứng tại chỗ trả lời 
- HS làm bài tập 44
1 HS đứng tại chỗ trả lời
- HS cùng giải và nhận xét
3. Luyện tập 
Bài 43/119
AB = 3,1 cm; BC = 3,5 cm
AC = 1,8 cm
AC < AB < BC
Bài 44/119
AB = 1,2 cm; BC = 1,6 cm
CD = 2,5 cm; AD = 3cm
AD > CD > BC > AB
4. Hướng dẫn về nhà : 5 ph
	- Học bài và xem lại các bài đã chữa.
	- BTVN: 42, 43 (SGK- 119)
	- Nghiên cứu trước bài Khi nào thì AM + MB = AB
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 10. Luyện tập.
	I/ Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Khắc sâu kiến thức: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB qua một số bài tập. 
	2. Kỹ năng:
	- Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác nhau.
	- Rèn kỹ năng tính toán cho học sinh
	3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, khi làm bài tập.
II/ Đồ dùng - Chuẩn bị:
	- GV: Thước thẳng, bảng phụ.
	- HS: Thước thẳng.
III/ Phương pháp: suy luận, trực quan, tư duy
IV/ Tổ chức giờ học:
1. ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh
2. Khởi động mở bài: Kiểm tra ( 10 ph)
HS: Khi nào thì độ dài AM và MB bằng AB, làm bài 46/121
Bài 46
N nằm hiữa I, K => IN + NK = IK 
=> IK = 3 + 6 = 9 (cm)
3. Hoạt động. Luyện tập (30 ph)
a. Mục tiêu: - Khắc sâu kiến thức: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB qua một số bài tập. 
 - Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác nhau.
	 - Rèn kỹ năng tính toán cho học sinh
b.Đồ dùng: Thước thẳng, bảng phụ.
- Yêu cầu HS đọc bài tập 49
? Bài tập cho biết gì và yêu cầu gì 
? So sánh AM và BN ta làm như thế nào 
? M có quan hệ như thế nào với A, B
? M nằm giữa A, B suy ra điều gì 
? Suy ra AM
- Làm tương tự như trên tính AN
- Gọi 2 HS lên bảng làm phần a, b
- Gọi 2 HS nhận xét 
- GV nhận xét và chốt lại 
- GV đưa ra bài tập thêm
(Bảng phụ)
Cho 3 điểm A, B, C thẳng hàng. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm 
a) AC + CB = AB
b) AB + BC = BC
c) BA + AC = BC
- Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời 
Để kiểm tra xem điểm A có nằm giữa hai điểm O, B không em làm như thế nào
- HS đọc bài 149
Biết M, N nằm giữa A, B; AN = BM
Tính AM = ; BN = ?
M nằm giữa A, B
AM + MB = AB
AM = AB - MB
- 2 HS lên bảng làm 
- HS quan sát bảng phụ 
- 1 HS trả lời 
 - HS ttrả lời
I/ Dạng I: Nếu M nằm giữa A, B AM + MB = AB
Bài 149/121
a) 
- M nằm giữa A,B => AM + MB = AB
=> AM = AB - MB (1)
- N nằm giữa A,B => AN + NB = AB
=> NB = AB - AN (2)
Mà AN = BM (3)
Từ (1); (2)và (3)=>AM=BN
b)
- M nằm giữa A,B => AM + MB = AB
=> AM = AB - MB (1)
- N nằm giữa A,B => AN + NB = AB
=> NB = AB - AN (2)
Mà AN = BM (3)
Từ (1); (2)và (3)=>AM=BN
Bài tập 
a) Điểm C nằm giữa A, B
b) Điểm B nằm giữa A, C
c) Điểm A nằm giữa B, C
II/ Dạng II. M không nằm giữa A, B nên AM + MB AB
Bài 47
M nằm giữa E, F => EM + MF = EF 
=> MF = EF - ME = 8 - 4 = 4 cm
=> ME = MF
4. Hướng dẫn về nhà:
	- Học lý thuyết: Khi nào điểm M nằm giữa A, B
	- Bài tập về nhà: 44,45,46 (SBT)
	- Nghiên cứu trước bài: Vẽ một đoạn thẳng cho biết độ dài 

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh 63cotchuankhongphaichinh.doc