Mục tiêu:
1. Kiến thức:
HS biết được bảng tần số là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được rễ ràng hơn
2. Kỹ năng:
Biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét.
3. Thái độ:
Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ ghi bảng 8
- HS: Nội dung bài học
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 43. Bảng " tần số " các giá trị của dấu hiệu I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết được bảng tần số là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được rễ ràng hơn 2. Kỹ năng: Biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét. 3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ ghi bảng 8 - HS: Nội dung bài học III/ Phương pháp dạy học: - Phương pháp thảo luận nhóm - Phương pháp pháp phân tích III/ Tổ chức giờ học: 1. ổn định tổ chức: 2. Khởi động mở bài: 3. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách lập bảng tần số ( 10 phút ) - Mục tiêu: HS tiến hành lập được bảng tần số dựa vào bảng số liệu thống kê ban đầu - Đồ dùng: Bảng phụ ghi bảng 8 - Tiến hành: - Yêu cầu HS đọc ? Xác định yêu cầu ? Bảng 7 có các giá trị nào khác nhau ? Các tần số tương ứng với mỗi giá trị khác nhau đó là bao nhiêu - GV giới thiệu bảng tần số - Yêu cầu HS quan sát bảng 1 lập bảng tần số - GV treo bảng phụ bảng 8. Yêu cầu HS quan sát và so sánh với bảng của mình vừa lập ? Muốn lập bảng tần số của dấu hiệu làm thế nào - HS đọc - Vẽ khung hình chữ nhật: + Dòng trên ghi các giá trị khác nhau của dấu hiệu + Dòng dưới ghi các tần số tương ứng dưới mỗi giá trị đó - Giá trị khác nhau là: 98; 99; 100; 101; 102 - Tần số tương ứng là: 3; 4; 16; 4; 3 - HS lắng nghe - HS quan sát bảng 1 lập bảng tần số - HS quan sát và so sánh để sửa sai - Kẻ bảng gồm hai dòng: + Dòng trên ghi các giá trị khác nhau + Dòng dưới ghi tần số tương ứng của giá trị đó 1. Lập bảng tần số Gtrị (x) 98 99 100 Tsố (n) 3 4 16 101 102 4 3 N =30 Bảng tần số về số cây trồng được của mỗi lớp: Gtrị (x) 28 30 35 50 Tsố (n) 2 8 7 3 N = 20 4. Hoạt động 2: Tìm hiểu chú ý ( 15phút ) - Mục tiêu: HS nhận biết và tiến hành đưa bảng tần số từ dạng ngang về dạng bảng dọc, nhận xét được các số liệu ở trong bảng đó - Đồ dùng: Bảng phụ - Tiến hành: - GV giới thiệu: Có thể chuyển bảng tần số dạng ngang thành bảng tần số dạng dọc - GV hướng dẫn HS chuyển bảng tần số dạng ngang thành bảng tần số dạng dọc ? Tại sao phải chuyển bảng thống kê ban đầu sang bảng tần số - Yêu cầu HS đọc chú ý b - Yêu cầu HS đọc tổng quát - GV đưa ra nhận xét - HS lắng nghe - HS làm theo hướng dẫn - Giúp ta nhận xét về giá trị dấu hiệu 1 cách dễ dàng có nhiều thuận lợi trong việc tính toán sau này - HS đọc chú ý b - HS đọc tổng quát - HS chú ý lắng nghe 2. Chú ý: a) Gtrị (x) Tần số (n) 28 2 30 8 35 7 50 3 N = 20 b) (SGK - 10) * Tổng quát ( SGK - 10 ) 5. Hoạt động 3: Luyện tập ( 15phút ) - Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học về bảng tần số để làm các bài tập - Đồ dùng: - Tiến hành: - Yêu cầu HS đọc bài tập 6 ? Dấu hiệu cần tìm ở dây là gì - Yêu cầu HS lập bảng tần số ? Số con của các gia đình chủ yếu ở khoảng nào ? Số con chủ yếu trong 1gia đình là bao nhiêu ? Số gia đình đông con (từ 3 trở lên) chiếm bao nhiêu - HS đọc bài tập 6 - 1 HS đứng tại chỗ trả lời - HS lập bảng tần số - Chủ yếu ở khoảng 0 đến 4 - Số con chủ yếu trong 1 gia đình là 2 - Gia đình đông con chiếm 23,3 % 3. Luyện tập Bài 6 ( SGK - 11 ) a) Dấu hiệu cần tìm là: Số con của mỗi gia đình Giá trị (x) Tần số (n 0 2 1 4 2 17 3 5 4 2 N = 30 b) Nhận xét: - Số con trong gia đình trong thôn chủ yếu ở khoảng 0 đến 4 - Số con chủ yếu trong giá đình là 2 - Gia đình đông con chiếm 23,3 % 6. Tổng kết và hướng dẫn về nhà ( 5 phút ) - Nắm chắc cách lập bảng tần số từ số liệu thống kê ban đầu - Làm bài tập 7, 8, 9 ( SGK - 11,12 ) - Hướng dẫn Bài 7 (SGK-11): Làm tương tự như bài 6, xét xem có bao nhiêu giá trị khác nhau Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 44. Luyện tập I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Tiếp tục củng cố khái niệm giá trị của dấu hiệu, các giá trị khác nhau và tần số tương ứng. 2. Kỹ năng: - Củng cố kỹ năng lập bảng tần số từ bảng thống kê ban đầu. - Biết lập bảng số liệu thống kê ban đầu từ bảng tần số. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận. II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ bảng 13, 14 (SGK - 12) - HS: Thước thẳng. III/ Phương pháp dạy học: - Phương pháp thảo luận nhóm - Phương pháp phân tích III/ Tổ chức giờ học: 1. ổn định tổ chức: 2. Khởi động mở bài: * Kiểm tra bài cũ ( Lồng trong giờ ) 3. Hoạt động 1: Lập bảng tần số, tìm dấu hiệu của giá trị và đưa ra nhận xét ( 43phút ) - Mục tiêu: HS lập được bảng tần số và tìm được dấu hiệu, đưa ra các nhận xét - Đồ dùng: Bảng phụ bảng 13, bảng 14 - Tiến hành: - Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 7 - Yêu cầu HS quan sát bảng 12 trả lời phần a ? Dấu hiệu ở đây là gì ? Số các giá trị là bao nhiêu ? Có bao nhiêu các giá trị khác nhau ? Đọc các giá trị khác nhau của dấu hiệu - Yêu cầu HS lập bảng tần số ? Quan sát bảng tần số cho biết tuổi nghề cao nhất, thấp nhất ? Giá trị có tần số cao nhất là giá trị nào ? Tuổi nghề chủ yếu của công nhân ở phân xương là tuổi nào - Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 8 - GV treo bảng phụ bảng 13 (SGK - 12) ? Dấu hiệu ở dây là gì ? Xạ thủ đã bắn bao nhiêu phát - Gọi 1 HS lên bảng lập bảng tần số và đưa ra nhận xét - GV nhận xét và sửa sai nếu có - Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 9 - GV treo bảng phụ bảng 14 (SGK - 12) - Gọi 1 HS đứng tại chỗ thực hiện phần a - Gọi 1 HS lên bảng lập bảng tần số và đưa ra nhận xét - GV nhận xét và sửa sai nếu có - HS đọc nội dung bài tập 7 - HS quan sát bảng 12 và trả lời - Tuổi nghề của một số công nhân trong một phân xưởng - Là 25 - Có 10 giá trị khác nhau + 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 - HS lập bảng tần số - HS quan sát bảng tần số và trả lời: 1năm và 10 năm - Giá trị 4 có tần số cao nhất - Là 4 và 7 - 1 HS đọc nội dung bài tập 8 - HS quan sát bảng 12 - Điểm số đạt được của mỗi một lần bắn -1 HS đứng tại chỗ trả lời 30 phát - 1 HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp thực hiện vào vở - HS lắng nghe - 1 HS đọc nội dung bài tập - HS quan sát bảng phụ bảng 14 - 1 HS đứng tại chỗ thực hiện phần a - 1 HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp thực hiện vào vở - HS lắng nghe Dạng 1: Lập bảng tần số, tìm dấu hiệu của giá trị và đưa ra nhận xét Bài 7 ( SGK - 11 ) a) - Dấu hiệu: Tuổi nghề của một số công nhân trong một phân xưởng - Số các giá trị là: 25 b) Giá trị (x) Tần số (n) 1 1 2 3 3 1 4 6 5 3 6 1 7 5 8 2 9 1 10 2 N = 25 * Nhận xét: - Tuổi nghề thấp nhất là: 1 năm - Tuổi nghề cao nhất là: 10 năm - Tuổi nghề của công nhân ở phân xưởng chủ yếu là 4 và 7 Bài 8 ( SGK - 12 ) a) - Dấu hiệu: Điểm số đạt được của mỗi một lần bắn. Xạ thủ bắn 30 phát b) Giá trị (x) Tần số (n) 7 3 8 9 9 10 10 8 N = 30 * Nhận xét: - Điểm số thấp nhất: 7 - Điểm số cao nhất: 10 - Điểm số 8, 9 chiếm tỷ lệ cao Bài 9 ( SGK - 12 ) a) - Dấu hiệu: Thời gian giải toán của mỗi học sinh ( tính theo phút ) - Số các giá trị là 35 b) Giá trị (x) Tần số (n) 3 1 4 3 5 3 6 4 7 5 8 11 9 3 10 5 N = 35 * Nhận xét: - Thời gian giải 1 bài toán nhanh nhất 3 phút - Thời gian giải 1 bài toán chậm nhất 10 phút - Số bạn giải bài toán từ 7 đến 10 phút chiếm tỷ lệ cao 4. Tổng kết và hướng dẫn về nhà ( 2phút ) - Nắm chắc cách lập bảng tần số và đưa ra một số nhận xét ban đầu - Nghiên cứu trước bài 3. Biểu đồ - Làm bài 5, 6, 7 ( SBT - 4 ) - Hướng dẫn bài 7: Từ bảng số liệu tìm giá trị khác nhau và tần số => Lập bảng tần số => Nhận xét
Tài liệu đính kèm: