I/ Yêu cầu giáo dục: Giúp HS
- Hiểu được nội quy nhà trường và nhiệm vụ năm học mới
- Có ý thức tôn trọng nội quy và nhiệm vụ năm học mới
- Tích cực rèn luyện thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học mới
II/ Nội dung và hình thức hoạt động
1/ Nội dung
- Nội quy của nhà trường
- Những nhiệm vụ chủ yếu của năm học mới mà HS cần biết
2/ Hình thức hoạt động
- Nghe giới thiệu về nội quy và nhiệm vụ năm học mới
- Trao đổi, thảo luận trong lớp
- Văn nghệ
III/ Chuẩn bị hoạt động
Ngày Soạn : Dạy tuần Tuần 2 Tiết 3: Chào cờ Tiết 4: Sinh hoạt lớp Tiết 5: Hoạt động ngoài giờ lên lớp Hoạt động 1: THẢO LUẬN NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC MỚI I/ Yêu cầu giáo dục: Giúp HS Hiểu được nội quy nhà trường và nhiệm vụ năm học mới Có ý thức tôn trọng nội quy và nhiệm vụ năm học mới Tích cực rèn luyện thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học mới II/ Nội dung và hình thức hoạt động 1/ Nội dung Nội quy của nhà trường Những nhiệm vụ chủ yếu của năm học mới mà HS cần biết 2/ Hình thức hoạt động Nghe giới thiệu về nội quy và nhiệm vụ năm học mới Trao đổi, thảo luận trong lớp Văn nghệ III/ Chuẩn bị hoạt động 1/ Về phương thức hoạt động Một bản nội quy của nhà trường Một bản ghi những nhiệm vụ chủ yếu của năm học Một số bài hát 2/ Về tổ chức GV nêu yêu cầu, kế hoạch học tập những quy định, nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới. Chuẩn bị một vài câu hỏi có liên quan để hướng dẫn HS thảo luận Cung cấp cho HS bản nội quy của nhà trường để HS tìm hiểu trước khi thảo luận Chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ IV/ Tiến hành hoạt động 1/ Nghe giới thiệu nội quy và nhiệm vụ năm học mới GV giới thiệu nội quy của nhà trường GV đọc cho HS chép nội quy của nhà trường ( Gồm 5 mục 24 điều ) GV đọc nhiệm vụ của HS ( 10 mục ) 2/ Thảo luận nhóm GV chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 thư kí, 1 nhóm trưởng. Thư kí ghi lại các ý kiến của nhóm mình. Mỗi nhóm thảo luận theo hai nội dung: Tìm hiểu nội quy của nhà trường và nhiệm vụ của từng HS lớp 7B trong năm học mới Mỗi nhóm cử đại diện trình bày GV tổng hợp ý kiến của các nhóm. Chốt lại những ý kiến cơ bản của nội quy HS và nêu nhiệm vụ năm học mới. Cho HS nhắc lại các nhiệm vụ chủ yếu của năm học 3/ Vui văn nghệ Thông quy các tiết mục văn nghệ lựa chọn các giọng ca cho lớp V/ Kết thúc hoạt động GV tuyên dương cả lớp về tinh thần tham gia thảo luận Nhắc nhở HS nắm vững nội quy và nhiệm vụ năm học để thực hiện tốt Soạn Dạy CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Tuần 1 Tiết 1: Chào cờ Tiết 2: Sinh hoạt lớp Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp Hoạt động 1 TỔ CHỨC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LỚP I/ Yêu cầu giáo dục: Giúp HS Hiểu cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp Bước đầu có ý thức xây dựng tập thể lớp, có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp. Rèn kĩ năng nhận nhiệm vụ và kĩ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể Bầu các bạn cán sự lớp có uy tín , học khá giỏi trên tinh thần dân chủ Có ý thức , trách nhiệm trong bình bầu và đề nghị II/ Nội dung và hình thức hoạt động 1/ Nội dung Thành lập các tổ, nhóm trong lớp Bầu đội ngũ cán bộ lớp : Lớp trưởng, các lớp phó, các tổ trưởng, các tổ phó, các cán sự chức năng Xác định chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ lớp Về cách thức làm việc của từng cán bộ lớp 2/ Hình thức hoạt động - HS giới thiệu và cho lớp lựa chọn, rồi GVCN quyết định. Trao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp trước tập thể. III/ Chuẩn bị hoạt động 1/ Về phương thức hoạt động Bản sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp. Bảng ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp. Các loại sổ sách ghi chép của cán bộ lớp. 2/ Về tổ chức GVCN chuẩn bị bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp trên một tờ giấy lớn. Lớp trưởng LPù lao động LP học tập LPù văn thể Tổ trưởng Các cán sự bộ môn Tổ phó GVCN phân công nhiệm vụ của cán bộ lớp: + Lớp trưởng : Phụ trách chung và phụ trách về nề nếp lớp + Lớp phó học tập : Theo dõi kết quả học tập , giữ sổ đầu bài , cộng điểm học tập vào cuối tuần và báo cáo cho ban thi đua + Lớp phó văn thể : Phụ trách hoạt động văn thể, vui chơi. + Lớp phó lao động : Phụ trách chung các buổi lao động của lớp. + Tổ trưởng : Kiểm tra vở bài tập để báo cáo cho lớp phó học tập, phụ trách về tình hình kỉ luật và nề nếp của tổ. + Các cán sự chức năng : Thủ quỹ : Thu các khoản tiền quỹ của lớp, tiền ủng hộ, Hai sao đỏ : Theo dõi nề nếp của lớp, làm nhiệm vụ do đội phân công. Chi đội trưởng : Theo dõi các hoạt động do đội tổ chức. IV/ Tiến hành hoạt động GVCN sắp xếp chỗ ngồi Chia lớp thành 4 tổ ( 4 bàn 1 tổ ) *Cho hs cả lớp Bầu lớp trưởng: HS ứng cử: 0 HS đề cử : 1 / Ngô Thị Cẩm Tú 2 / Đỗ Thị Thuý Kiều Cho HS biểu quyết chọn một bạn Bầu lớp phó học tập. HS ứng cử : 0 HS đề cử : 1/ Hà Thị Ngọc Ngà 2/ Mào Thị Bảo Khuyên Cho HS biểu quyết chọn một bạn -Bầu lớp phó văn thể : HS đề cử : Thạch THị Sôphia -Bầu lớp phó lao động: HS đề cử : Nguyễn Trung Nguyên Bầu tổ trưởng, tổ phó( thành viên trong tổ hội ý bầu ra một tổ trưởng và một tổ phó ) Tổ 1: Lơ Mu Tiểu Điệp Tổ 2 : Dương Quốc Đại Tổ 3: K Sã Tri Phen Bầu chi đội trưởng : Phan Thu Thuỷ Bầu thủ quỹ : Điêu Thị Hồng Quyên Bầu sao đỏ : K Duyên , Kim Cúc GVCN thông qua danh sách cán bộ lớp Đội ngũ cán bộ lớp ra mắt Cả lớp hát bài : Lớp chúng mình đoàn kết V/ Kết thúc hoạt động GV nhận xét về tinh thần, thái độ của học sinh, các em đều có thái độ làm việc nghiêm túc. Động viên các thành viên trong lớp đoàn kết giúp đỡõ cán bộ lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ đưa lớp ngày càng tiến bộ. Soạn Dạy Tuần 3 Tiết 7: Chào cờ Vị thứ : Tiết 8: Sinh hoạt lớp Tiết 9: Hoạt động ngoài giờ lên lớp Hoạt động 3: NHGE GIỚI THIỆU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG I/ Yêu cầu giáo dục: Giúp HS Nắm được những truyền thống cơ bản của nhà trường và có ý nghĩa của truyền thống đó XĐ trách nhiệm của HS lớp 6 trong việc phát huy truyền thống nhà trường XD kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân và lớp II/ Nội dung và hình thức hoạt động 1/ Nội dung Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của trường: Trường THCS N ‘Thôl Hạ hình thành từ năm 2000. Những năm đầu mới tách trường, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, phòng học còn ít, thiếu nhiều trang thiết bị. Giờ đây sau 5.. năm hình thành và phát triển, trường đã ngày một khang trang hơn, có 14 phòng học kiên cố với đầy đủ trang thiết bị,cảnh quan trong khuôn viên nhà trường ngày càng sạch đẹp. Với đội ngũ GV ngày càng đông về số lượng, chuyên môn ngày càng được nâng cao trường đã đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh đủ đức, đủ tài để phục vụ cho quê hương, đất nước. Các tổ chức đoàn thể của trường cũng như cá nhân tập thể trường bước đầu đã đạt được một số danh hiệu .2/ Hình thức hoạt động Trình bày bằng lời. Trao đổi, thảo luận trong lớp III/ Chuẩn bị hoạt động 1/ Về phương thức hoạt động Tìm hiểu về truyền thống của trường, cơ cấu tổ chức của trường, về kết quả học tập và rèn luyện của HS nhà trường. 2/ Về tổ chức Giới thiệu về truyền thống nhà trường: cơ cấu nhà trừơng, quá trình phát triển, các thành tích đạt được trong học tập và rèn luyện của HS trong giảng dạy của GV. Một số câu hỏi thảo luận. Một vài tiết mục văn nghệ IV/ Tiến hành hoạt động 1/ GV giới thiệu về cơ cấu tổ chức của nhà trương Trường có 12 phòng học, 1 phòng thư viện, 1 văn phòng . Tổng số HS là : 700 Tổng số lớp là 17 Tổng số GV và CNVC là 32 Hiệu trưởng: Thầy Lê Tiến Liên Hiệu phó: Thầy Đào Trường Sơn Tổng phụ trách: Cô Hà Uyên Phương 2/ Thảo luận nhóm GV đưa ra câu hỏi. Sưu tầm về kết quả truyền thống của nhà trường? Em có biết ai đã đoạt danh hiêu HS giỏi của trường? Có phấn đấu như thế nào để phát huy truyền thống đó. 3/ Văn nghệ Cả lớp hát bài “Em yêu trường em”. 4/ GV nhận xét Qua kết quả thảo luận GV nhận xét, tóm tắt các ý hay nêu lên trước lớp để HS học tập. V/ Kết thúc hoạt động Nhận xét giờ sinh hoạt Kiểm tra một số em về nội quy nhà trường ( một số nội dung các em bắt buộc phải thực hiện ) Nhắc nhở HS thực hiện cho tốt nội quy của trường lớp Soạn Dạy Tuần 4 Tiết 10: Chào cờ Vị thứ: Tiết 11: Sinh hoạt Tiết 12: Hoạt động ngoài giờ lên lớp Hoạt động 4 TẬP CÁC BÀI HÁT QUY ĐỊNH I. Yêu cầu giáo dục Giúp HS Hiểu được sự cần thiết phải thuộc và nhớ các bài hát quy định cho lứa tuổi học sinh trung học cơ sở. Biết cách học và luyện tập các bài hát quy định. Hào hứng, phấn khởi và có trách nhiệm học các bài hát quy định . II. Nội dung và hình thức hoạt đoai( 1. Nội dung : Những bài hát đã được nhà trường quy định mỗi học sinh THCS phải thuộc để có thể sử dụng vào các hoạt động chung của lớp, của trường. 2. Hình thức hoạt động Học hát Giới thiệu bài hát ( Cô hát mẫu ) III. Chuẩn bị hoạt động 1. Về phương tiện hoạt động - Các hoạt động quy định Phát cho mỗi học sinh để chuẩn bị Kết hợp với cô tổng phụ trách và lớp phó văn thể hướng dẫn cho cả lớp IV. Tiến trình hoạt động 1. Nêu lý do Việc học hát rất cần thiết nó giúp các em thoải mái sau những giờ học căng thẳng, giúp các em tạo được sự chan hoà đoàn kết với bạn bè 2. Tập hát Học sinh xem các bài hát quy định mà học sinh cần phải thuộc Lớp phó văn thể điều khiển lớp hát thử một vài bài . Mời lần lượt từng cá nhân học sinh trình bày bài hát quy định. ** Danh sách những bài hát quy định Bài ca đi học (Phan Đình Bảng); Đi học (Bùi Đình Thảo ); Chào người bạn mới đến (Lương Bằng Vinh); Cánh chim tuổi thơ (Phan Long); Lớp chúng ta đoàn kết Những bài hát nào chưa thuộc thì chép lại. V. Kết thúc hoạt động Nhận xét giờ hoạt động ... Tiết 62: Sinh hoạt lớp Tiết 63 : Hoạt động ngoài giờ Hoạt Động 1 : Chúng em ca hát mừng mẹ ,mừng cô I: Yêu cầu giáo dục Hiểu ý nghĩa ngày 8/3 ( ngày hội của phụ nữ thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng) Lòng kính trong bà, mẹ, chị, cô giáo II: Nội dung và hình thức hoạt động 1/ Nội dung Ý nghĩa ngày 8/3 Chúc mừng tặng hoa cô giáo và các bạn nữ Các bài hát ca gợi mẹ, cô, truyện kể về mẹ, cô 2/ Hình thức hoạt động Tặng hoa, chúc mừng ngày 8/3 Biểu diễn văn nghệ III: Chuẩn bị hoạt động 1/ Phương tiện Nội dung tóm tắt ý nghĩa ngày 8/3 Tặng hoa cho cô và các bạn nữ Các tiết mục văn nghệ 2/ Tổ chức GVCN Nêu nội dung và kế hoạch hoạt động Yêu cầu các tổ chuẩn bị tiết mục văn nghệ Phân công học sinh nam dẫn chương trình ( Chuẩn bị chương trình và tuyên bố lý do ) Các bạn nam tặng hoa Phân công trang trí Mời đại biểu (Phụ huynh ) IV : Tiến hành hoạt động 1/ Khởi động Hát tập thể Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu 2/ Chúc mừng Bạn dẫn chương trình chúc mừng cô và các bạn nữ Cô giáo phát biểu ý kiến Nan sinh tặng hoa Cả lớp hát bài (Lớp chúng mình) 3/ Chương trình văn nghệ Các tiết mục văn nghệ V: Kết thúc hoạt động Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến Người dẫn chương trình nhận xét kết quả hoạt động và cám ơn cô giáo và các đại biểu Ngày soạn Dạy Tuần 24, 25 Tiết 64 : chào cờ Tiết 65: Sinh hoạt lớp Tiết 66: Hoạt động ngoài giờ Hoạt Động 2 : Nghe nói chuyện về ngày thành lập Đoàn I: Yêu cầu giáo dục Học sinh hiểu ý nghĩa ngày thành lập Đoàn (26 – 03 – 1931 ) và những nét lớn về chặng đường lịch sử vẻ vang của Đoàn Có lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của Đoàn, tôn trọng tổ chức Đoàn II: Nội dung và hình thức hoạt động 1/ Nội dung Lịch sử ngày thành lập Đoàn Các truyền thống vẻ vang của Đoàn, gương sáng đoàn viên 2/ Hình thức hoạt động Nghe nói chuyện, hỏi đáp, văn nghệ III: Chuẩn bị hoạt động 1/ Phương tiện hoạt động Các tư liệu của báo cáo viên Khăn bàn, lọ hoa, phấn bảng Các tiết mục văn nghệ 2/ Tổ chức Giáo viên chủ nhiệm nêu mục đích,yêu cầu của buổi nghe nói chuyện và đề nghị sau đó mỗi học sinh viết thu hoạch Cử người điều khiển chung Chuẩn bị tiết mục văn nghệ Mời báo cáo viên (chi Đoàn ) IV: Tiến hành hoạt động 1/ Khởi động Hát tập thể Nêu lý do và yêu cầu của hoạt động Giới thiệu báo cáo viên 2/ Nghe nói chuyện và hỏi đáp Người điều khiển mời báo cáo viên nói chuyện Báo cáo viên nói chuyện ( có minh hoạ ) Trong quá trình nói chuyện học sinh có thể hỏi báo cáo viên những thông tin cần hiểu rõ hơ 3/ Văn nghệ Cán sự văn nghệ điều khiển văn nghệ V: Kết thúc hoạt động Người điều khiển nhắc các bạn về nhà làm câu hỏi dự thi tìm hiểu truyền thống và điều lệ đoàn Nhận xét và kết thúc Cám ơn báo cáo viên Ngày soạn Dạy Tuần 26 Tiết 1 : Chào cờ Tiết 2: Sinh hoạt lớp Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ Hoạt động3: Gương sáng Đoàn viên I: Yêu cầu giáo dục Hiểu những nét tiêu biểu về lịch sử , truyền thống vẻ vang của Đoàn Tự hào và tin yêu Đoàn, yêu mến các anh chị Đoàn viên Học tập và rèn luyện theo gương sáng Đoàn viên II: Nội dung và hình thức hoạt động 1/ Nội dung Các gương sáng Đoàn viên tiêu biểu trong từng thời kỳ cách mạng, trong học tập, trong lao động sản xuất Các gương sáng đoàn viêntong trường học Các gương đoàn viên có trong thơ ca 2/ Hình thức hoạt động Thi kể chuyện, đọc thơ, hát về những tấm gương đoàn viên tiêu biểu mà em biết III: Chuẩn bị hoạt động 1/ Phương tiện hoạt động Học sinh tự tìm hiểu về các thể loại : về các gương sáng đoàn viên Thang điểm chấm thi Phần thưởng Các tiết mục văn nghệ 2/ Tổ chức GVCN họp với cả lớp Thông báo cho học sinh chủ đề, nội dung và hình thức tiến hành, hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu tư liệu cho hoạt động Xây dựng chương trình Cử người dẫn chương trình, ban giám khảo, phân công trang trí, phần thưởng Mời đại biểu IV: Tiến hành hoạt động 1/ Khởi động Hát tập thể bài (Cùng nhau ta đi lên ) Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu Giới thiệu ban giám khảo Nêu hình thức và thể lệ cuộc thi,cách cho điểm của ban giám khảo 2/ Cuộc thi Cho các tổ lên bốc thăm – trả lới câu hỏi và ban giám khảo cho điểm ( cho lần lượt từng tổ ) Có văn nghệ xen kẽ V: Kết thúc hoạt động Công bố điểm của từng tổ và cá nhân – trao giải thưởng Nhận xét và kết thúc hoạt động Ngày soạn Tuần 27-28 (Tiết 67,68,69,70,71,72) Tiết 1: Chào cờ Tiết 2: Sinh hoạt lớp Tiểt: Hoạt động ngoài giờ Hoạt động 4 : Làm bài thi tìm hiểu truyền thống và điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Làm báo tường I: Yêu cầu giáo dục Hiểu nội dung ý nghĩa của cuộc thi tìm hiểu truyền thống đoàn do nhà trường phát động Có ý thức trong việc tham gia dự thi Tinh thần đồng đội để hoàn thành tờ báo tường II: Nội dung và hình thức hoạt động 1/ Nội dung Tìm hiểu nội dung để trả lời 10 câu hỏi 2/ Hình thức hoạt động Tìm tòi trong điều lệ đoàn trong sách báo, tổ chức làm bài cá nhân trên giấy vở và trình bày bài theo tập thể trên tờ giấy toki III: Chuẩn bị hoạt động 1/Phương tiện hoạt động Bản thông báo của nhà trường về cuộc thi, kế hoạch tổ chức, thời gian nộp bài dự thi và nộp báo 2/ Tổ chức GVCN thông báo cho học sinh về nội dung 10 câu hỏi, thời gian nộp bài Yêu cầu mỗi học sinh làm bài dự thi và nộp bài vào ngày 25/03/2004 và cả lớp nộp báo vào ngày 31/3/2004 Phân công 5 bạn làm báo tường IV : Tiến hành hoạt động Cá nhân làm bài của mình 5 bạn được phân công làm báo tường V: Kết thúc hoạt động Động viên và nhắc nhở học sinh hoàn thành nhiệm vụ được giao ** Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm 1/ Học sinh tự đánh giá + Qua các hoạt động của chủ điểm “tiến bước lên đoàn“ em đã thu hoạch được những gì về truyền thống vẻ vang của Đoàn về ø lý tưởng của đoàn + Tự xếp loại đạo đức của bản thân 2/ Tổ và gvcn xếp loại Tốt Khá TB Yếu Ngày soạn 02/04/2004 CHỦ ĐIỂM THÁNG 4 : HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ Tuần 29 Tiết 73: Chào cờ Tiết 74: Sinh hoạt lớp Tiết 75: Hoạt động ngoài giờ Hoạt động 1 : Thiếu nhi các nước là bạn của chúng ta I : Yêu cầu giáo dục Hiểu được một số đặc điểm về cuộc sống học tập và vui chơi của thiếu nhi một số nứoc (Lào, Campuchia ) Thông cảm ,tôn trọng và đoàn kết với thiếu nhi quốc tế Tích cực tham gia các hoạt động quốc tế do trường tổ chức II: Nội dung và hình thức hoạt động 1/ Nội dung Ý nghĩa của chủ đề “Thiếu nhi các nước là bạn của chúng ta“ Vài nét về cuộc sống, học tập của thiếu nhi Lào và Campuchia 2/ Hình thức hoạt động Thi tìm hiểu về cuộc sống của thiếu nhi 2 nước Lào và Campuchia Văn nghệ xen kẽ III: Chuẩn bị 1/ Phương tiện hoạt động Tranh ảnh tư liệu Một số bài hát 2/ Tổ chức GVCN nêu chủ đề, yêu cầu về về nội dung và hình thức hoạt động Hướng dẫn học sinh sưu tầm các tư liệu trong thư viện Phân công người điều khiển, cử ban giám khảo, trang trí Chuẩn bị tiết mục văn nghệ IV: Tiến hành hoạt động Cả lớp hát bài : Trái đất này của chúng em Người điều khiển chương trình tuyên bố lý do, chương trình và giới thiệu ban giám khảo làm việc Giới Thiệu Cho cá cá nhân tham dự lên trình bày hiểu biết của mình Xen kẽ văn nghệ Ban giám khảo tổng kết và công bố kết quả Cả lớp hát bài : Thiếunhi thế giới liên hoan V: Kết thúc hoạt động Nhận xét và đánh giá kết quả buổi sinh hoạt Ngày soạn 03/04/2004 Tuần 30 Hoạt động 2: CUỘC GẶP GỠ HỮU NGHỊ I: Yêu cầu giáo dục Có những hiểu biết về truyền thống văn hoá của dân tộc cũng như của một vài nước khác Có tình cảm chân thành, có thái độ tích cực tham gia vào các hoạt động văn hoá hữu nghị của tập thể Biết học tập và có hành vi đẹp thể hiện những nét đẹp truyền thống văn hoá của dân tộc II: Nội dung và hình thức 1/ Nội dung Những nét đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc mình và của các dân tộc khác thông qua tranh ảnh, sách báo Những hiểu biết về mặt xả hội như tên nước, thủ đô, quốc kỳ của nước bạn 2/ Hình thức hoạt động Sưu tầm tranh ảnh, sách bao về nước bạn Trò chơi hỏi đáp về di sản văn hoá, tên nước Vui múa hát Trang phục một số nước III: Chuẩn bị hoạt động 1/ Phương tiện hoạt động Tranh ảnh, sách báo Các hình ảnh về mầu trang phục Các bài hát, điệu múa 2/ Tổ chức Giáo viên nêu chủ đề hoạt động và phát động toàn lớp cùng tham gia sưu tầm về tranh ảnh, tư liệu về đất nước con người các nước như : Lào, Campuchia, Trung Quốc Giao nhiệm vụ cho từng tổ – tổ trưởng chịu trách nhiệm tập hợp lại Giáo viên chủ nhiệm cùng cán bộ lớp tuyển chọn các bạn tham gia Luyện tập các bài hát Phân công người điều khiển IV: Tiến hành hoạt động 1/ Giới thiệu kết quả sưu tầm của từng tổ Nhận xét kết quả 2/ Trình diễn trang phục các nước Từng tổ tham gia tiết mục của mình ( giới thiệu tên nước, thủ đô ) Cả lớp hát bài “Trái đất này là của chúng mình“ 3/ Trò chơi hỏi đáp Chia lớp thành hai đội : Đội đối diện trả lời câu hỏi của đội kia V: Kết thúc hoạt động Nhận xét về ý thức tham gia của học sinh và đánh giá kết quả
Tài liệu đính kèm: