- Biết một sô bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương và Quân đội Anh hùng.
- Tự hào và yêu quê hương, yêu quý và biết ơn Bộ đội cụ Hồ, thể hiện qua lời ca tiếng hát.
- Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin, vui vẽ, sôi nổi, phát triển năng khiếu: Hát, ngâm thơ
II/ Các KNS liên quan:
- Kỹ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ ca ngợi quê hương và Quân đội anh hùng.
- Kỹ năng trình bày ý tưởng thể hiện qua văn nghệ ca ngợi quê hương và Quân đội anh hùng.
- Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
III/ Các PP/KT dạy học tích cực:
- Kỹ thuật động não.
- Kỹ thuật hỏi và trả lời.
Ngày soạn 10/12/2010 TUẦN 17 Ngày dạy 11/12/2010 Chủ điểm tháng 12 – Hoạt động 2 HÁT VỀ QUÊ HƯƠNG & QUÂN ĐỘI ANH HÙNG Thời gian: 45 phút I/ Mục Tiêu: Biết một sô bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương và Quân đội Anh hùng. Tự hào và yêu quê hương, yêu quý và biết ơn Bộ đội cụ Hồ, thể hiện qua lời ca tiếng hát. Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin, vui vẽ, sôi nổi, phát triển năng khiếu: Hát, ngâm thơ II/ Các KNS liên quan: Kỹ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ ca ngợi quê hương và Quân đội anh hùng. Kỹ năng trình bày ý tưởng thể hiện qua văn nghệ ca ngợi quê hương và Quân đội anh hùng. Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động. III/ Các PP/KT dạy học tích cực: Kỹ thuật động não. Kỹ thuật hỏi và trả lời. Kỹ thuật thảo luận Kỹ thuật trình bày 1 phút IV/ Tài liệu – Phương tiện: Tuyển tập bài hát của Thiếu nhi. Tuyển tập các bài hát về Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các bài hát về anh Bộ đội cụ Hồ. Các bài hát về quê hương. Tranh ảnh và thông tin về di tích địa phương. Bảng, giấy A4, bút dạ. V/ Tiến trình hoạt động: 1. Khám phá: Kính thưa quý Thầy cô! Cùng toàn thể các bạn. Hôm nay lớp 6A6 - Trường THCS Chu Văn An tổ chức hoạt động hát về quê hương và Quân đội anh hùng. Đến dự với lớp chúng ta hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu Thái Duy Hằng – Hiệu trưởng nhà trường. Cô Lê Thị Thanh Mai Giáo viên CN cùng 42 học sinh của Lớp 6A6 . Tham gia hạt động có 2 đội: Đội Không Quân gồm Tổ 1-2; Đội Hải Quân gồm Tổ 3-4 - Một thành phần không thể thiếu trong các hội thi đó là Ban giám khảo gồm: Lớp trưởng, lớp phó học tập và lớp phó văn thể mỹ. Kính thưa quý Thầy cô! Cùng toàn thể các bạn. Tổ 4 ta trung với Đảng hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng chiến thắng... Truyền thống vẻ vang đó đã khắc sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân VN cũng như được các nhạc sỹ thể hiện qua các ca khúc đi theo cùng năm tháng. Để khơi dậy khí thế hào hùng ấy, chúng ta cùng tham gia trò chơi “Ai – Nhanh - Hơn” Ở trò chơi này, mỗi đội cử ra 5 bạn, xếp thành một hàng dọc, theo sự hướng dẫn của người dẫn chương trình, trên bảng có 2 tờ giấy A0 dành cho 2 đội chơi. Lần lượt các thành viên của mỗi đội lên viết tên các bài hát chủ đề về anh Bộ đội. Trong thời gian 2 phút đội nào viết đúng và nhiều tên bài hát hơn sẽ chiến thắng (Đội thắng 10 điểm, đội thua 8 điểm) 2. Kết nối: Hoạt động 1: “Báo cáo kết quả tìm hiểu” Người dẫn chương trình đọc từng câu hỏi của hệ thống câu hỏi gồm 6 câu hỏi. Trong vòng 10 giây mỗi đội đưa ra đáp án bằng hình thức trả lời kết quả vào giấy A4. Trả lời đúng một câu 10 điểm. DCT: Các đội đã sẵn sàng chưa? Các câu hỏi như sau: 1/ Bạn cho biết ngày thành lập QĐNDVN vào ngày tháng năm nào? àĐáp án: 22/12/1944 2/ Vị tướng tài của VN trong 10 vị tướng tài của TG, bạn hãy cho biết vị tướng đó là ai? à Đáp án: Đại tướng Võ Nguyên Giáp 3/ Bài hát “Ca Ngợi Tổ Quốc” do ai sáng tác? Đáp án: Nhạc sỹ Hoàng Vân 4/ Bài hát “Chiến Thắng Điện Biên” do ai sáng tác? Đáp án: Nhạc sỹ Đỗ Nhuận 5/ Dòng Sông Hương của Thành Phố Huế có mấy chiếc cầu bắc ngang qua sông? Đáp án: 3 chiếc: Cầu Tràng Tiền – Cầu Phú Xuân – Cầu Bạch Hổ. 6/ Đây là địa danh mà thực dân Pháp nổ súng đầu tiên xâm lược nước ta? Đáp án: Quảng Nam – Đà Nẵng DCT: Chúng ta vừa hoàn thành xong phần thi hoạt động 1. Trong khi chờ BGK tổng hợp điểm. Xin mời 2 đội chúng ta chuyển sang phần thi hoạt động 2. Hoạt động 2: “Nghe nhạc hiệu đoán tên bài hát” Khi người DCT bật nhạc bài hát đã được chuẩn bị trước. Hai đội lắng nghe rồi ghi tên bài hát đó lên giấy A4. Thời gian 10 giây suy nghi cho mỗi bài hát. Hai đội phải trả lời 5 bài hát, đội nào trả lời đúng 1 bài hát sẽ được 10 điểm. DCT: Các đội bắt đầu nhé! Bài 1: Đội ta lớn lên cùng đất nước. Bài 2: Chú bộ đội và cơn mưa Bài 3: Cùng nhau ta đi lên Bài 4: Lên đàng Bài 5: Màu áo chú bộ đội - DCT: Chúng ta đã hoàn thành xong phần thi “Nghe nhạc hiệu đoán tên bài hát”. Xin chúc mừng 2 đội thi 3. Thực hành/Luyện tập: Hoạt động 3: “Thi Tài Năng” - DCT: Trong phần thi này mỗi đội cử 1 bạn lên thể hiện tài năng hóa trang cùng một bài hát ca ngợi về chú Bộ đội cụ Hồ. phần thi này điểm tối đa là 20 điểm. Xin mời 2 đội trưởng lên bốc thăm đội nào thể hiện trước. DCT: + Xin mời Đội ... lên thể hiện phần thi của mình. + Xin mời Đội ... lên thể hiện phần thi của mình. 4. Vận dụng: Hoạt động 4: “Trình bày 1 phút” GVCN gợi ý cho HS phát biểu thêm những hiểu biết của mình về quê hương, Quân đội anh hùng. Bằng những kiến thức tìm hiểu và thông qua hoạt động hôm nay, các em trình bày 1 phút về những gì mà các em cảm nhận được. Toàn lớp cùng nhau hát tập thể một bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Sau đó Ban giám khảo công bố kết quả thi của hai đội và trao phần thưởng. VI/ Tư liệu: Một số bài hát phục vụ cho hoạt động nói về quê hương và quân đội anh hùng Việt Nam
Tài liệu đính kèm: