Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường - Tiết 1: Thảo luận về nội quy và nhiệm vụ năm học mới

Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường - Tiết 1: Thảo luận về nội quy và nhiệm vụ năm học mới

1. Kiến thức:

 Hiểu những nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học

2. Kỹ năng:

 Có ý thức tôn trọng nội quy và nhiệm vụ năm học mới

3. Thái độ:

 Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học mới.

II. Các kỹ năng sống và nội dung tớch hợp:

- Kỹ năng tự Tìm hiểu về nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học.

- Kỹ năng Tìm kiếm và ứng sử thôngtin về nội quy trường học và nhiệm vụ năm học.

 

doc 11 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2615Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường - Tiết 1: Thảo luận về nội quy và nhiệm vụ năm học mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soan: 20/08/2011
Ngày giảng: 14/09/2011
Chủ điểm tháng 9: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Tiết 1: 	THẢO LUẬN NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC MỚI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 Hiểu những nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học
2. Kỹ năng:
 Có ý thức tôn trọng nội quy và nhiệm vụ năm học mới
3. Thái độ:
 Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học mới.
II. Các kỹ năng sống và nội dung tớch hợp:
 Kỹ năng tự Tìm hiểu về nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học.
 Kỹ năng Tìm kiếm và ứng sử thôngtin về nội quy trường học và nhiệm vụ năm học.
III. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 Động não
 Làm việc theo nhóm 
 Thảo luận
IV. Tài liệu và phương tiện:
1.Tài liệu:
 Hệ thống câu hỏi, câu chuyện về anh hung của quờ hương đất nước
2.Phương tiện:
 - Một bản nội quy nhà trường
 - Một bản ghi những nhiệm vụ chủ yếu của năm học
 - Một số bài hỏt câu chuyện
V. Tiến trình hoạt động
1. Khám phá (2’) Các em đọc bản quy định của nhà trường 
Ÿ Hoạt động 1: Nghe giới thiệu nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới:
 Giáo viên giới thiệu nội quy nhà trường và nhiệm vụ năm học mới.
2. Kết nối(8’)
Ÿ Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Theo câu hỏi:
 - Nhóm 1: Hãy nêu những quy định về nhiệm vụ học tập? Vì sao học sinh phải thực hiện đúng quy định về nhiệm vụ học tập?
- Nhóm 2: Học sinh phải thực hiện nề nếp do nhà trường quy định? Vì sao?
- Nhóm 3: Là học sinh, em phải làm gì để tuân theo nề nếp lớp, trường?
- Nhóm 4: Em hiểu gì về câu nói của Bác Hồ:
	" Có tài mà không có đức thì là người vô dụng
	 Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó"
+ Giáo viên giao cho mỗi tổ một câu hỏi, mỗi nhóm thảo luận, ghi ý kiến thảo luận vào giấy, sau đó cử nhóm trưởng lên trình bày.	 
	+ Toàn lớp nghe và bổ sung ý kiến
	+ Cuối cùng giáo viên tổng kết lại ý cơ bản:
	* Học sinh phải xác định được nhiệm vụ học tập của người học sinh, từ đó có động cơ, ý thức học tập đúng đắn nhằm nâng cao kiến thức cho bản thân và góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh.
	* Muốn học tốt, học sinh phải tuân theo nề nếp, nội quy của nhà trường đề ra và rèn luyện tu dưỡng đạo đức để trở thành trò giỏi, con ngoan.
 + Giáo viên cho học sinh nhắc lại các nhiệm vụ chủ yếu và nhưng quy định về nội quy
3.Thực hành(10’)
Ÿ Hoạt động 3: Văn nghệ
- Sau mỗi nhóm trình bày câu hỏi, xen kẽ các bài hát câu chuyện các em đã chuẩn bị.
	- Tiến hành vào giờ kết thúc.
	- Giáo viên tuyên dương cả lớp về tinh thần tham gia thảo luận.
	- Nhắc nhở học sinh nắm vững nội quy và nhiệm vụ năm học mới.
4. Vận dụng	- 
? Em phải làm thế nào để thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học
? Nếu em là một cán bộ lớp em sẽ làm gì?
IV.Tư liệu:
Bản nội qui học sinh
Chủ điểm tháng 9: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Ngày soạn:30/8/2011 Tiết 2 TỔ CHỨC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LỚP 
Ngày giảng: 28/9/2011	
 I . Mục tiêu hoạt động
*/ Về kiến thức: Hiểu được vai trò của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện 
*/ Về kĩ năng: Kỹ năng giao tiếp thể hiện sự tôn trọng, phục tùng cán bộ lớp trong mọi hoạt động
*/ Về thái độ: Có ý thức trong việc lựa chọn cán bộ lớp có năng lực, có tinh thần trách nhiệm trong công việc 
II. Nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động
 Nội dung (kĩ năng sống)
- KN đảm nhận trách nhiệm khi nhận nhiệm vụ được giao làm cán bộ lớp.
- KN xác định tìm kiếm các lựa chọn để giới thiệu hoặc bình bầu đội ngũ cán bộ lớp.
- KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng về đội ngũ cán bộ lớp, về cách thức lựa chọn cán bộ lớp.
III. Các phương pháp/KTDH tích cực được sử dụng
* Phương pháp: 
Phương pháp sư phạm tích cực và tương tác.
Phương pháp thảo luận
Phương pháp trò chơi
* Kĩ thuật: 
 1. Kĩ thuật hỏi và trả lời
 2. Kĩ thuật trình bày một phút
 3. Kĩ thuật động não
 V. Tài liệu và phương tiện
1.Tài liệu
 - Bản báo cáo kết quả hoạt động năm qua của cán bộ lớp
 - Bảng ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp
 - Một số bài hát, câu chuyện, câu đố vui về nhà trương, về quê hương
2. Phương tiện
 - Máy chiếu, bảng, phấn để các nhóm trình bày minh họa
V. Tiến trình hoạt động
1. Khám phá: Phương pháp sư phạm tích cực và tương tác/ Kĩ thuật hỏi và trả lời.
- Cán sự văn nghệ bắt nhịp cả lớp hát bài: Lớp chúng ta kết đoàn . Nh¹c và lời : Mộng Lân
- Líp trưởng thay mặt lớp nhiệt liệt chào mừng cô giáo chủ nhiệm cùng toàn thể các bạn có mặt trong buổi sinh hoạt hôm nay. Kính thưa cô giáo chủ nhiệm, thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến,
 như bao năm qua để có được những thành quả đáng kể đó là nhờ sự cố gắng đoàn kết phấn đấu của các tập thể lớp trong đó vai trò của cán bộ lớp rất đáng để chúng ta biểu dương, bước vào năm học mới này dưới sự dìu dắt của cô giáo chủ nhiệm các thầy cô giáo trong nhà trường, chúng ta cân phải cố gắng nỗ lực hơn nữa, nhưng điều đầu tiên chúng ta cần phải có một đội ngũ cán bộ lớp biết gương mẫu, nhiệt tình điều khiển lớp ta cùng cố gắng đi lên, hôm nay chúng ta hãy cùng nhau bình bầu ra đội ngũ cán bộ lớp trong năm học này. Trước hêt tôi mời bạn lớp trường năm học cũ lên thông qua báo cáo kết quả hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp.
- Thông qua báo các kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm học 2010 -2011 
 - Mời cả lớp thảo luận đóng góp ý kiến
- Nêu câu hỏi thảo luận - các nhóm thảo luận trả lời 
 Câu hỏi 1: Kết quả đánh giá qua báo cáo nêu lên điều gì?
Câu hỏi 2: Qua kết quả đó bạn có suy nghĩ gì? Hãy đề cử ý kiến, giải pháp.
Câu hỏi 3: Hãy nêu vai trò, nhiệm vụ của người cán bộ lớp 
Câu hỏi 4: Để hoàn thành tốt những nhiệm vụ đó theo bạn cần phải làm gì?
2. Kết nối: Phương pháp thảo luận
- Định hướng mục đích, yêu cầu tổ chức lớp theo một cơ cấu chặt chẽ nhằm thu hút nhiều HS tham gia vào các hoạt động tập thể.
- Giới thiệu sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp và các quan hệ hoạt động đó.
- Nhắc lại nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp.
- Giới thiệu các HS tiêu biểu trong mọi hoạt động, nhiệt tình với phong trào của lớp
- Ghi bảng tên HS được lớp lựa chọn.
- Lấy ý kiến biểu quyết của tập thể lớp cho từng chức danh.
- Định hướng và biểu quyết (nếu khó lựa chọn).
- Tổ chức trao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp.
- Một số tiết mục văn nghệ chủ đề mái trường, quê hương
3. Thực hành luyện tập: 
- Hứa quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ mà lớp và GVCN đã giao.
- Chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp mới.
4.Vận dụng): Phương pháp sư phạm tích cực và tương tác/ Kĩ thuật trình bày một phút
- Yêu cầu Các bạn suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Cá nhân suy nghĩ viết ra giấy câu trả lời và trình bày trước lớp.
 Qua hoạt động này bạn thấy mình có vai trò gì trong Các hoạt động của lớp?
VI. Tư liệu
- Bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp.
Lớp phó học tập
Lớp phó văn thể
Tổ trưởng
Cán sự môn học
Cán sự chức năng
LỚP TRƯỞNG
Tổ phó
- Bảng ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp:
+ Lớp trưởng: Phụ trách chung và phụ trách nề nếp của lớp.
+ Lớp phó học tập: Theo dõi kết quả học tập của từng tổ và phụ trách các cán sự môn học, có kế hoạch cho các cán sự môn học hoạt động.
+ Lớp phó văn thể: Phụ trách hoạt động văn nghệ, vui chơi thể dục thể thao, hoạt động lao động của lớp.
+ Tổ trưởng: Phụ trách chung về tình hình kỉ luật và nề nếp của tổ.
+ Tổ phó: Theo dõi về kết quả học tập của tổ để báo cáo cho lớp phó học tập hàng tuần.
+ Cán sự môn học: Phụ trách môn của mình và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho các bạn HS yếu.
+ Cán sự chức năng gồm: Ban báo chí, cán sự văn nghệ, cán sự thể thao, cán sự lao động ...có nhiệm vụ giúp đỡ lớp phó văn thể thực hiện các yêu cầu hoạt động do GVCN và tập 
thể lớp đề ra.
- Các loại sổ sách của cán bộ lớp.
 - HĐNGLL 6( Sách giáo viên).
 - Hệ thống câu hỏi
Ngày soan:23/09/2011
Ngày giảng: 12/10/2011
Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi
TIẾT 3: NGHE GIỚI THIỆU THƯ BÁC HỒ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 -Hiểu được sự quan tâm, chăm lo của Bỏc Hồ đối với thế hệ trẻ và nội dung, ý nghĩa lời dạy của bỏc trong thư gửi học sinh cả nước nhõn ngày khai trường năm học đầu tiờn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9 – 1945 và thư gửi nghành Giáo dục ngày 16 – 9 – 1968. 
2. Kỹ năng:
 Rèn tính kiên trì làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh
3. Thái độ:
 có Thái độ đỳng đắn quyết tõm học tập tốt rèn luyện tốt theo lời dạy của Bỏc Hồ kính yêu.
II. Các kỹ năng sống và nội dung tớch hợp:
- Kỹ năng tự Tìm hiểu về bức thư của Bác gửi nhân ngày khai trường.
- Kỹ năng Tìm kiếm và ứng sử thông tin về thư của Bác nhân ngày khai trường
III. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 Động não
 Hỏt theo nhóm
 Thảo luận
IV. Tài liệu và phương tiện:
1.Tài liệu:
 Hệ thống câu hỏi, bài hát về truyền thống nhà trường
2.Phương tiện:
 - Một số bài hát về truyền thống nhà trường
V. Tiến trình hoạt động
1. Khám phá : Lớp hát tập bài ‘Ai yêu Bác Hồ Chí Minh’
GV đọc thư của Bác, học sinh nghe 
2. Kết nối : Thảo luận
*Hoạt động 1: Nội dung thư
N1: Bác khuyên học sinh phải làm gì?
N1:Bác khuyên các em cần phải cố gắng học tập, ngoan ngoãn nghe lời thầy mến bạn
N2: Những câu nào trong thư cần chú ý nhất ?
N2:Non sông Việt nam có trở lên tươi đẹp hay không dân tộc việt nam có bước tới đài vinh quang hay không chính là nhờ phần lớn công học tập của Các em.
*Hoạt động 2:Suy nghĩ về nhiệm vụ học tập của mình
3.Thực hành(10’)
Hoạt động 3: Tìm kiếm và ứng xử
? Khi em được nghe thư của Bác em có cảm nhận gì?
? Là người học sinh em sẽ cố gắng thực hiện như thế nào để xứng với lời dạy của Bác?
Em học tập điều gì ở tinh thần yêu nước , ý thức vươn lên để trở thành công dân tốt ở Bác.
4. Vận dụng : GVCN nhận xét thái độ HS trong quá trình hoạt động
IV.Tư liệu:
Thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường năm học đầu tiên của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tháng 9 – 1945
Thư bỏc Hồ gửi nghành giáo dục ngày 16-10-1968
Chủ điểm tháng 10
CHĂM NGOAN - HỌC GIỎI
Tiết 4 : TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM HỌC TẬP Ở THCS VÀ GIAO ƯỚC THI ĐUA GIỮA CÁC TỔ
I Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện kĩ năng sống(KNS) trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp(HĐGD NGLL).
	- Hiểu được nội dung một số KNS cần thiết của người học sinh THCS.
	- Trình bày được lợi ích của các KNS đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở trường và trong cuộc sống gia đình, cộng đồng xã hội.
2. Kĩ năng
	- Biết cách rèn kĩ năng sống thông qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, trường.
	- Biết thực hành các KNS trong giao tiếp, ứng xử tích cực với bản thân, với người khác; với các tình huống trong HĐGD NGLL và trong cuộc sống nhà trường, gia đình và xã hội.
3. Thái độ
	- Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐGD NGLL một cách chủ động, sáng tạo.
	- Có ý thức rèn luyện KNS trong HĐGD NGLL.
II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong hoạt động
	- Kĩ năng nêu vấn đề và thực hiện các chỉ tiêu thi đua.
	- Kĩ năng trình bày suy nghĩ làm thế nào thực hiện các chỉ tiêu thi đua.
	- Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu thi đua
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng.
	- Trò chơi giáo dục, biểu đạt sáng tạo, thảo luận, trình bày 1 phút.
IV. Tài liệu và phương tiện
stt
Nội dung hoạt động
Nguời thực hiện
Phương tiện
Ghi chú
1
Bản giao ước thi đua
Cá nhân HS 
Giấy bút
Chuẩn bị trước
2
Bản giao ước thi đua
Các tổ
Phim trong, bút dạ
3
Văn nghệ 
 Thùy An chỉ đạo
Bài hát, trò chơi 
4
Thư ký
 Đình Hải
Giấy,bút
5
Trang trí lớp 
Nam tổ 2
Phấn, hoa , khăn phủ bàn 
6
Dẫn chương trình
 Mỹ Ly
Bản dẫn
V. Tiến trình hoạt động
1. Khám phá (Mở đầu)
	- Lớp hát tập thể một bài.
	- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu nội dung của hoạt động 
	- Giới thiệu đại biểu dự : GVCN lớp 6/1
2. Kết nối ( Phát triển)
 Hoạt động 1: Báo cáo về phương pháp học tập của cá nhân:
- Người điều khiển giới thiệu một số bạn được lựa chọn bản báo cáo kinh nghiệm học tập , hướng dẫn các bạn cách thức tiến hành theo từng môn học và những vấn đề cụ thể của nó, sau đó toàn lớp sẽ góp ý và thảo luận.
Hoạt động 2: Thảo luận về phương pháp học tập cá nhân:
- Sau khi lớp tiến hành nghe báo cáo, người điều khiển cho cả lớp thảo luận.
Hoạt động 3: Làm thế nào để tập thể lớp cùng học tốt.
- Người điều khiển giới thiệu lần lượt các tổ trình bày báo cáo tham luận của tổ về làm thế nào để tập thể lớp cùng học tốt.
 Hoạt động 4: Giao ước thi đua
Nêu thể lệ giao ước thi đua, lần lượt mời các tổ trưởng thay mặt tổ lên giao ước thi đua.
Các tổ trưởng đọc bản giao ước theo đơn vị tổ về nội dung, chỉ tiêu phấn đấu và biện pháp thực hiện.
Mời lớp trưởng lên tóm tắt “chương trình thi đua của lớp” 
 Hoạt động 2: Thảo luận chỉ tiêu 
Nêu chỉ tiêu phấn đấu của lớp và biện pháp để lớp thực hiện thảo luận.
Xếp loại 
Học lực 
Hạnh kiểm 
Giỏi/Tốt
40 hs
100% 
Khá
4 hs 
0
TB
0
0
Thảo luận từng chỉ tiêu, từng biện pháp cụ thể, lấy biểu quyết nhất trí của tập thể .
Thông qua chương trình hành động thi đua của lớp 
3. Thực hành/ luyện tập
Hoạt động 3:Chương trình văn nghệ
Người điều khiển văn nghệ giới thiệu một vài tiết mục văn nghệ của lớp lên trình diễn ( Có thể đan xen giữa các hoạt động).
 Hoạt động 4:
	- Người điều khiển chốt lại toàn bộ nội dung được thảo luận.
	- Người điều khiển đọc bản giao ước thi đua, đại diện các tổ lên kí giao ước.
4. Vận dụng
 -Đại diện cán bộ lớp nêu nhận xét về sự chuẩn bị của những cá nhân có trách nhiệm về chất lượng các bản báo cáo,về ý thức tham gia thảo luận của các bạn.
-GV phát biểu động viên học sinh vận dụng những kinh nghiệm tốt của các bạn để nâng cao kết quả học của mình.
VI. Tư liệu
Nắm kết quả hoạt động về thi đua, học tập của năm trước .
Trao đổi với giáo viên bộ môn.

Tài liệu đính kèm:

  • docHDngll lop 6 4 tiet dau co ki nangKhoi dongkhamphathuc hanh.doc