Giúp học sinh:
ã Hiểu rõ hơn truyền thống tốt đẹp của nhà trường, lớp.
ã Biết đoàn kết, giúp đỡ nhau phát huy truyền thống trường, lớp.
ã Bồi dưỡng tình cảm yêu quý trường mình, tự hào là học sinh của trường và có ý thức phát huy truyền thống của nhà trường.
ã Có thói quen thực hiện đúng và nghiêm túc những quy định của nhà trường về nề nếp học tập, kỷ luật, biết thực hiện những yêu cầu cơ bản đối với người HS THCS
v CÁC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM:
Chủ điểm tháng 9 : Truyền thống nhà trường mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh: Hiểu rõ hơn truyền thống tốt đẹp của nhà trường, lớp. Biết đoàn kết, giúp đỡ nhau phát huy truyền thống trường, lớp. Bồi dưỡng tình cảm yêu quý trường mình, tự hào là học sinh của trường và có ý thức phát huy truyền thống của nhà trường. Có thói quen thực hiện đúng và nghiêm túc những quy định của nhà trường về nề nếp học tập, kỷ luật, biết thực hiện những yêu cầu cơ bản đối với người HS THCS các nội dung hoạt động của chủ điểm: Ngày soạn 12/9/2010 Tiết 1 . tổ chức đội ngũ cán bộ lớp thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học mới.hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: Hiểu cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp Bước đầu có ý thức xây dựng tập thể lớp, có ý thức tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp. Rèn luyện kỹ năng nhận nhiệm vụ và kỹ năng tham gia các hoạt động chung của cả lớp. Hiểu nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới Có ý thức tôn trọng nội quy và nhiệm vụ năm học mới Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học mới II. Nội dung và hình thức hoạt động: 1) Nội dung: + Thành lập các tổ nhóm trong lớp + Cử ( hoặc bầu ) đội ngũ cán bộ lớp, lớp trương, các lớp phó, tổ trưởng, tổ phó, các cán sự chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ lớp, cán sự môn học. + Xác định chức năng , nhiệm vụ của từng cán bộ lớp. + Cách thức làm việc của đội ngũ cán bộ lớp. + Nội quy của nhà trường + Những nhiệm vụ chủ yếu của năm học mới mà học sinh cần biết Hình thức hoạt động:Có thể chỉ định đội ngũ cán bộ lớp trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ HS hoặc qua biểu hiện,các đặc điểm cá nhân mà GVCN quan sát được hàng ngày ( về hình dáng, cử chỉ, cách nói năng, quan hệ với bạn bè ......) + Có thể để HS giới thiệu và cho lớp lựa chọn sau đó GVCN quyết định. + Trao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp trước tập thể lớp. + Nghe giới thiệu nội quy và nhiệm vụ năm học mới. + Trao đổi thảo luận trong lớp ( theo nhóm hoặc cả lớp ). III. Chuẩn bị hoạt động: 1) Phân công hoạt động: STT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện Ghi chú GVCN chuẩn bị bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp trên một tờ giấy khổ to với nội dung như sau: Lớp Trưởng Lớp phó học tập Tổ trưởng Lớp phó văn nghệ Các cán sự môn học Các cán sự chức năng Tổ phó Giáo viên Giáo viên Bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp - GVCN dự kiến sẵn về nhân sự và viết một bảng về nhiệm vụ cán bộ lớp: Lớp trưởng: phụ trách chung và phụ trách nề nếp của lớp. - Lớp phó học tập: Theo dõi kết quả học tập của từng tổ và phụ trách các cán sự môn học, có kế hoạch cho cán sự môn học hoạt động. - Lớp phó văn thể: phụ trách hoạt động văn nghệ, vui chơi, TDTT, hoạt động lao động của lớp. - Tổ trưởng: phụ trách chung về tình hình học tập và nề nếp của tổ. - Tổ phó: Theo dõi về kết quả học tập của tổ để báo cáo cho lớp phó hàng tuần. - Cán sự môn học: phụ trách môn của mình và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng các bạn học yếu. - Cán sự chức năng gồm: ban báo chí, cán sự văn nghệ, cán sự thể thao, cán sự lao động..... có nhiệm vụ giúp đỡ lớp phó văn thể thực hiện các yêu cầu do GVCN và tập thể lớp đề ra. Giáo viên Các loại sổ sách ghi chép của cán bộ lớp IV. Tiến hành hoạt động: 1) Khởi động Cả lớp hát tập thể một bài, sau đó người điều khiển tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu. 2) GVCN định hướng cho lớp về: Mục đích, yêu cầu tổ chức lớp tự quăn theo một cơ cấu chặt chẽ nhằm thu hút được nhiều người tham gia vào các hoạt động tập thể. Giới thiệu sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp và quan hệ hoạt động trong đó. Nêu nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp. Lấy tinh thần xung phong hoặc để HS giới thiệu, GVCN ghi lên bảng tên những HS được lớp đề cử, tên những HS ứng cử. Tuỳ theo đặc điểm của lớp mà lựa chọn hình thức thích hợp sao cho cuối cùng đưa ra được danh sách đội ngũ cán bộ lớp. 3) Tổ chức giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp. đại diện đội ngũ cán bộ lớp bày tỏ quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ mà lớp và GVCn giao cho. Đại diện HS chúc mừng đội ngũ cán bộ mới. 4) Nghe giới thiệu về nội quy và nhiệm vụ năm học mới GV giới thiệu nội quy của nhà trường để HS hiểu được nhiệm vụ của mình 5) Thảo luận nhóm 6) Biểu diễn văn nghệ Lớp phó văn nghệ điều khiển lớp hát bài “ Lớp chúng ta kết đoàn” của nhạc sĩ Mộng Lân V. Kết thúc hoạt động: GV nhận xét về tinh thần thái độ tham gia của HS trong việc sáng suốt lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp và yêu cầu các thành viên trong lớp tích cực ủng hộ và giúp đỡ các bạn hoàn thành nhiệm vụ. Động viên đội ngũ cán bộ lớp cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao &&&&&&&&&&&& Ngày soạn 20/9/2010 Tiết 2 .nghe giới thiệu về truyền thống nhà trường. Hưởng ứng tháng atgt – giáo dục trật tự an toàn giao thông I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Nắm được những truyền thống cơ bản của của nhà trường và ý nghĩa của truyền thống đó. - Xác định nhiệm vụ của HS lớp 6 trong việc phát huy truyền thống nhà trường. - Xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân và lớp. - Tuyên truyền về tháng ATGT và giáo dục HS ý thức chấp hành an toàn giao thông là trách nhiệm của mọi người . II. Nội dung và hình thức hoạt động: 1) Nội dung: Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của trường. Truyền thống của trường về học tập và rèn luyện đạo đức và các thành tích khác. + Tìm hiểu luật an toàn giao thông . 2) Hình thức hoạt động Trình bày bằng lời, bằng sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh, băng hình ( nếu có ). Trao đổi, thảo luận III. Chuẩn bị hoạt động: 1) Phân công hoạt động: STT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện Ghi chú GV chuẩn bị giới thiệu về truyền thống của nhà trường như: cơ cấu nhà trường, quá trình phát triển, những thành tích đạt được trong học tập và rèn luyện, đội ngũ HS giỏi Giáo Viên Sơ đồ về cơ cấu tổ chức nhà trường và kết quả học tập và rèn luyện của ớ trong nhà trường GV cho HS tìm hiểu truyền thống nhà trường HS: Tổ 1+2: Tìm hiểu quá trình phát triển và những thành tích đạt được. Tổ 3+4: Đội ngũ GV và HS giỏi của trường Sơ đồ về cơ cấu tổ chức Sơ đồ về thành tích đạt được Một số tiết mục VN Mỗi tổ 1 tiết mục Bài hát HS chuẩn bị một số câu hỏi để thoả luận Lớp trưởng: Câu hỏi GV họp cán sự lớp thống nhất Một số câu hỏi thảo luận Câu 1: Trường THCS Hoàng long thành lập năm nào? mới đầu thành lập có bao nhiêu GV? Câu 2: Ai là hiệu trưởng đầu tiên của trường? Câu 3: Năm học 2009 – 2010 trường ta có bao nhiêu HS giỏi các cấp? Bao nhiêu GV giỏi cấp huyện? Câu 4: Bạn có cảm nghĩ gì về cái tên “ Hoàng Long ”? Câu 5: Theo bạn để phát huy các truyền thống tốt đẹp của trường thì mỗi HS cần phải làm gì? Câu 6: Bạn hãy kể tên các bài hát ca ngợi về trường, lớp? IV. Tiến hành hoạt động: 1) Khởi động: Quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát tập thể một bài. Giáo viên nêu lý do sinh hoạt, sau đó giới thiệu cho cả lớp biết về cơ cấu tổ chức của trường( tổng số có bao nhiêu lớp, mỗi khối có bao nhiêu lớp, tổng số học sinh, tổng số giáo viên & cán bộ công nhân viên, ai là tổng phụ trách, Ban giám hiệu gồm những ai...) 2) Thảo luận về truyền thống nhà trường, tìm hiểu luật an toàn giao thông. Giáo viên nêu lần lượt các câu hỏi và phân công thảo luận(6 nhóm). HS trao đổi thảo luận xung quanh những điều mà GV cùng các bạn đưa ra để hiểu rõ hơn. Chẳng hạn như: Qua những truyền thống của trường, em học tập được gì? em có suy nghĩ gì về hướng phấn đấu của mình để phát huy được truyền thống đó? em hãy nêu sơ lược về kế hoạch hành động của mình trong năm học mới... HS trình bày những kết quả sưu tầm về truyền thống nhà trường. Sau khi HS thảo luận xong GV nêu tóm tắt những ý kiến HS đã trình bày và yêu cầu lớp cùng nhau thi đua để xây dựng lớp tốt. + Người điều khiển chương trình lần lượt giới thiệu đại diện từng tổ lên đọc câu hỏi, câu đố của tổ mình cho cả lớp nghe , các tiểu phẩm về ATGT . + Mọi thành viên của lớp đều có quyến xung phong trả lời (trừ những người trong tổ ra câu hỏi đó), ai trả lời đúng được tặng quà (hoặc cho một tràng vỗ tay). + Nếu không ai trả lời đúng thì đại diện tổ có câu hỏi đó đưa ra đáp án. 3) Biểu diễn văn nghệ Chương trình văn nghệ với các tiết mục Hs đã chuẩn bị ( tổ, cá nhân ) V. Kết thúc hoạt động: Nhận xét về ý thức HS: HS nắm được những nội dung cơ bản nào? những truyền thống nào được các em thảo luận sôi nổi nhất? Tuyên dương, góp ý phê bình đối với việc chuẩn bị và tinh thần tham gia của HS trong lớp. @ GVCN yêu cầu cả lớp về nhà ghi lại tiến trình và nội dung của hoạt động vào vở. Ngày soạn 4/10/2010 Chủ điểm tháng 10 : chăm ngoan học giỏi mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh hiểu: Nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác Hồ trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945& thư gửi ngành giáo dục ngày 16/10/1968. biết đoàn kết giúp đỡ nhau học tập theo lời dạy của bác kính yêu. các nội dung hoạt động của chủ điểm: Tiết 3 Nghe giới thiệu thư bác hồ, thi tìm hiểu về thân thế sự nghiệp của chủ tịch hồ chí minh I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: Hiểu được sự quan tâm, chăm lo của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ & nội dung ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gửi HS cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà 9/1945 và thư gửi ngành Giáo dục ngày 16/10/1968. Tìm hểu về thân thế sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh . Có thái độ học tập đúng đắn, quyết tâm học tốt, rèn luyện tốt theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu II. Nội dung và hình thức hoạt động: 1) Nội dung: Thư Bác Hồ gửi HS cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà 9/1945(trích) Thư Bác Hồ gửi ngành Giáo dục ngày 16/10/1968(trích) 2) Hình thức hoạt động: Nghe giới thiệu hoặc đọc thư Bác. Trao đổi, thảo luận nội dung chính & ý nghĩa của thư Bác. + Tìm hểu về thân thế sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh . III. Chuẩn bị hoạt động: 1) Phân công hoạt động: STT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện Ghi chú GVCN hướng dẫn cán bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động (gồm : Nghe thư Bác, Thảo luận về thư Bác & ca hát về bác Hồ kính yêu) Lớp trưởng cùng ban cán sự lớp Bức thư của Bác đọc trước lớp Thống nhất kế hoạch thực hiện & phân công cụ thể người điều khiển chương trình + Người đọc thư(giới thiệu thư Bác). + Nhóm trang trí. + Mời đại biểu. + điều khiển chương trình văn nghệ Lớp trưởng Lớp phó học tập: Tổ 1 Lớp phó lao động: Quản ca: Khẩu hiệu, lọ hoa Những bài hát về Bác GV họp cùng ban cán sự lớp thống nhất IV. Tiến hành hoạt động 1) Khởi động: Dẫn chương trình bắt nh ... nh hành động của lớp Lớp trưởng: Bản chương trình hành động của lớp Điều khiển chương trình Lớp trưởng, lớp phó học tập Mời đại biểu, thư ký cho hoạt động Lớp phó học tập, lớp phó lao động Tổ, nhóm trang trí lớp Tổ 2 + nhóm văn nghệ Khăn trải bàn, lọ hoa, kẻ, vẽ.. văn nghệ Quản ca + đội văn nghệ Một số b hát về thầy, cô IV. Tiến hành hoạt động: 1) Khởi động: Quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát bài “ Bụi phấn” Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, những người tham dự, chương trình làm việc, người điều khiển (chủ toạ và thư ký). 2) Lễ phát động thi đua: lớp trưởng trình bày chương trình hành động của lớp để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Nêu lại các chỉ tiêu, biện pháp cho cả lớp thảo luận để nhất trí( Nếu không nhất trí thì phải điều chỉnh chỉ tiêu nào? biện pháp nào?...) Lớp trưởng phát động thi đua, đề nghị các tổ trưởng và các cá nhân hưởng ứng thật nhiệt tình. Một số cá nhân lên đọc bản đăng ký thi đua của nình. Các tổ trưởng lên đọc bản đăng ký thi đua của tổ. GVCN phát biểu ý kiến, ghi nhận quyết tâm thi đua và động viên cả lớp thực hiện tốt chương trình hành động của lớp. 3) Văn nghệ Quản ca cho cả lớp hát bài: “ Lớp chúng ta kết đoàn ”. Các tiết mục văn nghệ: đơn ca, tốp ca, đọc thơ... V. Kết thúc hoạt động: Người điều khiển tuyên bố kết thúc hoạt động, cảm ơn các đại biểu. @ GVCN yêu cầu cả lớp về nhà ghi lại tiến trình và nội dung của hoạt động vào vở. Ngày soạn : 02 – 12 – 2010 Chủ điểm tháng 12 : uống nước nhớ nguồn mục tiêu giáo dục: giúp học sinh Hiểu được ý nghĩa ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân 22/12 cũng như vẻ đẹp truyền thống của “ Anh bộ đội cụ Hồ ” qua các giai đoạn lịch sử. Hiểu biết những truyền thống cách mạng, sự kiện vẻ vang của quê hương. Biết ơn các thế hệ cha, anh đã anh dũng chiến đấu hy sinh vì quê hương đất nước. Biết giữ gìn và bảo vệ truyền thống tốt đẹp của quê hương. Học tập và rèn luyện theo gương tốt của thế hệ cha, anh. các nội dung hoạt động của chủ điểm Tiết 7. Tìm hiểu truyền thống cách mạng ở địa phương. Nghe nói chuyện về ngày 22 – 12 I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: Hiểu được những nét cơ bản về truyền thống cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ quê hương mình. Có ý thức tự hào về quê hương đất nước và thêm yêu tổ quốc. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Hiểu ý nghĩa ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân 22/12 trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Biết ơn tự hào về sự trưởng thành và lớn mạnh của quân đội cũng như lực lượng quốc phòng của ta. Rèn luyện kỹ năng trình bày, biết lắng nghe, biết phân tích, tổng hợp và phân loại thông tin. II. Nội dung và hình thức hoạt động: 1) Nội dung: Những truyền thống kiên cường bất khuất đấu tranh cách mạng chống ngoại xâm bảo vệ quê hương. Những thành tựu trong xây dựng đổi mới ở quê hương em hiện nay. Nội dung và ý nghĩa ngày thành lập quân đội nhân dân Việt nam và ngày quốc phòng toàn dân 22/12. Các chặng đường vẻ vang của quân đội và lực lượng vũ trang nói chung. Những bài báo, bài thơ, bài ca... viết về quê hương. 2) Hình thức hoạt động: Sưu tầm tìm hiểu và trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu truyền thống cách mạng quê hương em. Nghe nói chuyện. Hỏi và trao đổi. Văn nghệ III. Chuẩn bị hoạt động: 1) Phân công hoạt động: STT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện Ghi chú GVCN nêu nội dung, yêu cầu của hoạt động, hướng dẫn HS tìm hiểu sách, báo, tranh ảnh, thơ ca về truyền thống quê hương GVCN Những tư liệu sưu tầm sách, báo, tranh ảnh, thơ ca về truyền thống cách mạng quê hương GVCN họp hội ý cán bộ lớp để xây dựng và thống nhất chương trình hành động Cử người điều khiển chương trình LT Phân công tổ nhóm trang trí Tổ 2 + nhóm trang trí Điều khiển chương trình văn nghệ Ly + đội văn nghệ Các bài hát có liên quan đến ngày thành lập QĐND Việt Nam. IV. Tiến hành hoạt động: 1) Khởi động: Quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát bài “ Màu áo chú bộ đội ”nhạc và lời Văn Tý. Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu 2) Báo cáo kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng quê hương em. Người dẫn chương trình lần lượt mời các tổ lên trình bày. Đại diện tổ trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu được về số lượng và nội dung. Sau khi các tổ đã báo cáo xong người dẫn chương trình tóm tắt, khái quát “ truyền thống cách mạng quê hương ”. Nghe báo cáo viên nói chuyện. Người điều khiển hướng dẫn các bạn trong lớp hỏi thêm. HS trao đổi những nội dung sưu tầm được hoặc đọc được từ nguồn thông tin khác. Mời đại biểu phát biểu ý kiến. 3) Chương trình văn nghệ. Người điều khiển chương trình văn nghệ giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị. V. Kết thúc hoạt động: GV nhận xét kết quả hoạt động @ GVCN yêu cầu cả lớp về nhà ghi lại tiến trình và nội dung của hoạt động vào vở. Ngày soạn :11 / 12 / 2010 Tiết 8 :Tổ chức các hoạt động Hưởng ứng tháng phòng chống. Hiv/aids I/ Mục tiêu: Giúp HS Củng cố các kiến thức đã được học về Hiv/aids ở các môn học Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết phòng chống Hiv/aids Hứng thú học tập chăm chỉ và vượt khó để đạt kết quả cao II/ Nội dung và hình thức hoạt động Nội dung :- Những kiến thức của môn học được GV yêu cầu về Hiv/aids - Những kiến thức các môn học được vạn dụng để phục vụ cuộc sống - Những hiện tượng trong tự nhiên , trong cuộc sống cần được giải thích Hình thức hoạt động . Thi trả lời câu hỏi về Hiv/aids Thi tìm ẩn số, tìm ẩn số của từ về Hiv/aids III/ Chuẩn bị hoạt động Về phương tiện Các câu hỏi, câu đố, trò chơi,..., kèm theo đáp án, giấy, bút, cờ. Một số tiết mục văn nghệ câu đố vui . Về tổ chức. GVCN nêu chủ đề hoạt động hướng dẫn HS chuẩn bị : Mỗi tổ cử 3 HS tham gia thi. Cử người dẫn chương trình, BGK, tổ trang trí . từng tổ phân công cụ thể cho từng thành viên . IV/ Tiến hành hoạt động Hát tập thể . Người dẫn chương tình tuyên bố lí do,giới thiệu đại biểu, chương trình hoạt động, BGK nói rõ qui tắc thi, lần lượt mỗi tổ được chọn một câu hỏi bất kì của một môn để trả lời . Chỉ được trả lời 1 lần, nếu không trả lời được thì tổ khác được quyền trả lời, không tổ nào trả lời đúngthì cổ động viên trả lời, không ai trả lời được thì người dẫn chương trình nêu rõ đáp án . Người dẫn chương trình lần lượt mời đại diện từng tổ chọn câu hỏi và trả lời . BGK cho điểm từng lượt và ghi công khai lên bảng . Xen kẽ vào sau mỗi phần thi của các tổ là phần thi của các cổ động viên . Hết thời gian qui định tổ nào có tổng số điểm cao nhất thì tổ đó thắng cuộc . Văn nghệ xen kẽ . V/ Kết thúc hoạt động . BGK công bố kết quả, sau đó người dẫn chương trình mời đại biểu danh dự lên phát phần thưởng cho các tổ đạt nhất nhì ba. Người dẫn chương trình đánh giá chung về tinh thần ý thức tham gia của lớp, cá nhân . Ngày soạn: 04/1/2011 Chủ điểm tháng 1 và 2 : Mừng Đảng, mừng xuân mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh: - Hiểu rõ vai trò, công ơn của Đảng đối với quê hương, đất nước. Đảng đã đem lại hạnh phúc cho mọi người, trong đó có bản thân em, gia đình em và làng xóm quê hương. - Tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng; tự hào và yêu mến quê hương, đất nước. - Tự giác học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng. Biết tôn trọng, gìn giữ, bảo vệ và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hoá của dân tộc mình. các nội dung hoạt động của chủ điểm: Tiết 9 + 10. Tìm hiểu gương sáng đảng viên ở quê hương I) Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn Đảng và tình yêu quê hương đất nước. - Động viên tinh thần học tập, rèn luyện và tạo thêm điều kiện để các em hiểu biết lẫn nhau, gắn bó với tập thể lớp và nhà trường. - Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp. II) Nội dung và hình thức hoạt động: 1, Nội dung: - Những bài hát, bài thơ, câu chuyện, ... ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân, những gương sáng Đảng viên ở quê hương. - Những sáng tác tự biên tự diễn (thơ ca, tiểu phẩm) của học sinh theo chủ đề hoạt động. 2, Hình thức hoạt động: Giao lưu văn nghệ với các loại hình đa dạng như thi, đố, hát nối ... . III) Chuẩn bị hoạt động: 1, Phân công hoạt động: STT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện Ghi chú Nội dung và hình thức tiến hành. GVCN làm việc với tập thể lớp. Thành lập 2 đội để giao lưu, thi đấu. Mỗi đội cử ra 1 đội trưởng. Đặt tên cho đội. Các HS còn lại sẽ là CĐV cho từng đội. Nội dung để giao lưu Hai đội trưởng cùng bàn bạc với đội mình để chuẩn bị. 1 câu hát, 1 câu thơ và hỏi tên bài, tên tác giả; đề nghị đội bạn hát nối tiếp 1 câu hát, đọc nối tiếp 1 câu thơ ... . Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ Từng học sinh của lớp sưu tầm và sáng tác. Bài thơ, bài hát, câu chuyện về mùa xuân, về Đảng, về quê hương đất nước, ... . Phân công và tổ chức: - Dẫn chương trình - Ban giám khảo - Mời đại biểu - Trang trí - LT - Các cán sự văn nghệ . - LT - Tổ 4 - XD chương trình - Hệ thống các câu hỏi, câu đố, đáp án và thang điểm kèm theo. - Kẻ tiêu đề, khăn, bàn, lọ hoa, ... IV) Tiến hành hoạt động: 1, Khởi động: - Hát tập thể bài Mùa xuân và tuổi thơ (Nhạc và lời: Bùi Anh Tú). - Dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, nêu nội dung, hình thức giao lưu, giới thiệu hai đội thi đấu và thành phần ban giám khảo. Mời hai đội lên vị trí của mình. 2, Giao lưu: - Dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố để các đội tiến hành giao lưu (VD: yêu cầu các đội lần lượt kể tên bài hát và tác giả theo chủ đề “ca ngợi Đảng” “mùa xuân”, “quê hương” ..., các đội lần lượt hát một câu (hoặc một đoạn) có từ “quê hương”, từ “đất nước”, từ “Đảng”, từ “mùa xuân” ...). Các đội tiến hành theo yêu cầu của người dẫn chương trình. Đội nào đến lượt mà “bị mắc”- coi như thua. Lúc đó người dẫn chương trình sẽ hỏi các cổ động viên. Đồng thời ban giám khảo sẽ cho điểm các đội. Điểm được công bố và viết ngay trên bảng. - Trong quá trình tiến hành giao lưu, người dẫn chương trình cần dành thời gian yêu cầu hai đội ra câu đố, câu hỏi cho nhau và cũng được ban giám khảo chấm điểm. Ngoài ra cũng cần dành cho cổ động viên những câu đố, câu hỏi riêng, tạo không khí sôi nổi, phấn khởi cho cuộc chơi. V) Kết thúc hoạt động: - Ban giám khảo công bố kết quả của các đội và cá nhân. - GVCN biểu dương tinh thần ý thức tham gia của hai đội và của cả lớp. - Người dẫn chương trình cảm ơn các đại biểu đã tham gia hoạt động với lớp, và tuyên bố kết thúc hoạt động. @ GVCN yêu cầu cả lớp về nhà ghi lại tiến trình và nội dung của hoạt động vào vở.
Tài liệu đính kèm: