Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 4: Hòa bình và hữu nghị

Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 4: Hòa bình và hữu nghị

Giúp học sinh:

 -Hiểu hòa bình và hữu nghị là một vấn đề cấp thiết cho nhân loại hiện nay để nhằm phát triển một xã hội bền vững.

 -Tôn trọng lịch sự khi giao tiếp, thể hiện cách ứng xử có văn hóa trong đời sống hàng ngày để có được bầu không khí hòa bình và thân thiện. Trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc mình cũng như của nhân loại.

 -Rèn luyện các kĩ năng ứng xử và giao tiếp có văn hóa trong đời sống hàng ngày.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM:

1.Tuần thứ nhất:

 -Sưu tập tư liệu về đất nước và con người của các dân tộc Việt Nam cũng như một số nước trong khu vực (nét đẹp văn hóa, trang phục, phong tục tập quán, thành tựu kinh tế) và những tư liệu về thiếu nhi nước bạn.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 11221Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 4: Hòa bình và hữu nghị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 4
I.MỤC TIÊU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
	-Hiểu hòa bình và hữu nghị là một vấn đề cấp thiết cho nhân loại hiện nay để nhằm phát triển một xã hội bền vững.
	-Tôn trọng lịch sự khi giao tiếp, thể hiện cách ứng xử có văn hóa trong đời sống hàng ngày để có được bầu không khí hòa bình và thân thiện. Trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc mình cũng như của nhân loại.
	-Rèn luyện các kĩ năng ứng xử và giao tiếp có văn hóa trong đời sống hàng ngày.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM:
1.Tuần thứ nhất:
	-Sưu tập tư liệu về đất nước và con người của các dân tộc Việt Nam cũng như một số nước trong khu vực (nét đẹp văn hóa, trang phục, phong tục tập quán, thành tựu kinh tế) và những tư liệu về thiếu nhi nước bạn.
	-Thực hiện chủ đề hoạt động “Thiếu nhi các nước là bạn của chúng ta”
	-Chuẩn bị cho “Hội vui học tập” nhằm thiết thực phục vụ cho ôn tập thi cuối năm (cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị, phối hợp cùng giáo viên một vài môn học)
	-Thực hiện chủ đề hoạt động “Cuộc gặp gỡ hữu nghị”
 2.Tuần thứ hai:
	-Sưu tầm những nét đẹp về quê hương đất nước.
	-Tổ chức “Hội vui học tập”
 -Sinh hoạt theo chủ đề “Vẻ đẹp của quê hương đất nước”
 -Đánh giá kết quả hoạt động cho chủ điểm.
Ngày soạn 28 tháng 03năm 2010 Thực hiện, ngày 10 tháng 4 năm 2010
Hoạt động tuần thứ nhất:
THIẾU NHI CÁC NƯỚC LÀ BẠN CỦA CHÚNG TA.
CUỘC GẶP GỠ HỮU NGHỊ
I.YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
-Hiểu được một số đặc điểm về cuộc sống học tập và vui chơi giải trí của một thiếu nhi một số nước, đặc biệt là trong khu vực.
-HS có những hiểu bết về truyền thống văn hoá của dân tộc cũng như của một vài nước khác (di sản văn hoá,...)
-Thông cảm, tôn trọng và đoàn kết với thiếu nhi quốc tế, chân thành, có thái độ tích cực tham gia vào các hoạt động văn hoá hữu nghị của tập thể
	-Tích cực tham gia các hoạt động quốc tế của lớp, trường và của địa phương.
II.NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1.Nội dung:
	-Ý nghĩa của chủ đề là “Thiếu nhi các nước là bạn của chúng ta”
 -Vài nét về cuộc sống học tập, vui chơi, sinh hoạt của thiếu nhi một số nước trong khu vực.
 -Những nét đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc mình và của các dân tộc khác thông qua tranh ảnh sách báo.
-Những hiểu biết về mặt xã hội như : tên nước, quốc kì, thủ đô của các nước bạn.
2.Hình thức hoạt động:
-Thi tìm hiểu về cuộc sông thiếu nhi các nước.Tổ chức trình diễn trang phục của một vài nước bạn trong khu vực
-Trò chơi hỏi đáp về di sản văn hoá
	-Văn nghệ xen kẽ.
III.CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG
1.Về phương tiện hoạt động:
	-Sưu tầm tư liệu tranh ảnh về thiếu nhi một số nước trong khu vực như : Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc
	-Chuẩn bị những bộ trang phục các nước đã chọn
	-Gợi ý một số câu hỏi cho trò chơi hỏi đáp (di sản văn hoá)
	-Một số câu chuyện, điệu múa , bài hát của các nước bạn mà HS biết.
2.Về tổ chức:
GVCN:
	-Định hướng cho HS về yêu cầu và nội dung của hoạt động để các em chuẩn bị
	-Hướng dẫn HS sưu tầm tư liệu, tranh ảnh , bài hát, câu chuyện về thiếu nhi các nước qua sách báo, .
	-Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Học sinh:
	-Từng tổ đôn đốc các thành viên tích cực sưu tâøm
	-Thống nhất chương trình hoạt động, cử người điều khiển chương trình, cử ban giám khảo.
	-Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ
	-Chuẩn bị trang trí lớp
IV. PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG:
Phương pháp giao nhiệm vụ, phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu.
V.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
NGƯỜI THỰC HIỆN
NỘI DUNG
T
Người điều khiển
Các học sinh
Cán sự văn nghệ
Người điều khiển
Các học sinh
1/HOẠT ĐỘNG1: Mở đầu
-Hát tập thể: bài hát “Thiếu nhi thế giới liên hoan”
 Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước
-Người điều khiển giới thiệu chương trình hoạt động, mời ban giám khảo lên làm việc
2/HOẠT ĐỘNG 2: Báo cáo kết quả sưu tầm
-Mời lần lượt từng tổ cử đại diện trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình. Cách trình bày phụ thuộc vào sự chuẩn bị của mỗi tổ
Yêu cầu : trình bày to, rõ ràng, nêu được nội dung mà tổ đã xây dựng qua kết quả sưu tầm.
-Các HS trong lớp nêu ý kiến, nhận xét về kết quả sưu tầm của các tổ
-Ban giám khảo hỏi thêm, đánh giá và cho điểm
-Công bố điểm cho toàn lớp (BGK)
3/HOẠT ĐỘNG 3 :Trình diễn trang phục các nước
-Người điều khiển mời từng cặp học sinh trong trang phục các nước lên trình diễn trước lớp.
 Mỗi nước sẽ có một lời giới thiệu do một người đọc khi cặp học sinh mặc trang phục nước đó đi một vòng quanh lớp.
 Cả lớp cùng vỗ tay cổ vũ khi từng cặp học sinh đi một vòng trước mọi người
-Khi hết lượt cặp học sinh mặc trang phục Việt Nam bước ra mời những cặp học sinh mặc trang phục của các nước bạn cùng nhau nhảy múa theo nhịp bài hát « Trái đất này là của chúng mình »
-Cả lớp vỗ tay động viên và cùng hát theo.
-Cán sự văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị trước.
-Các HS lên trình diễn các tiến mục văn nghệ
4/HOẠT ĐỘNG 4 : Trò chơi hỏi đáp
-Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 4-5 em
-Mỗi đội cử ra một đội trưởng, khi bắt đầu có lệnh bắt đầu chơi, đội trưởng mỗi đội cùng lên bốc thăm xem đội nào là đội đặt câu hỏi, còn đội còn lại thì trả lời
-Đội trả lời chỉ được phép trao đổi trong một phút, sau đó cử đại diện trình bày. Nếu chậm coi như mất quyền đặt câu hỏi cho đội bạn và bị phạt tiếp tục phải giữ vai trò trả lời
-Trò chơi tiếp tục, trong quá trình chơi có thể xen kẽ những bài hát, bài thơ nhằm thay đổi không khí hoạt động
-Kết thúc trò chơi người điều khiển nhận xét và nêu kết quả cho từng đội
05’
10'
10'
10’
V.KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG :5'
-Ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi trình bày của từng tổ và phát thưởng
-GVCN phát biểu ý kiến, động viên HS về những kết quả hoạt động mà các em đã đạt được.
-Người điều khiển đánh giá chung về những thu hoạch của buổi hoạt động.
VII. PHIẾU ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG:
I-Ý nghĩa hoạt động:
1-Nhận xét chung của em về hoạt động đã tham gia:
	Rất lí thú.	 	Bổ ích. Khá bổ ích Không bổ ích.
 2-Em cảm thấy hứng thú hơn với hoạt động nào?
 Hoạt động 1 Hoạt động 2. Hoạt động 3 Tất cả các hoạt động.
 Vì sao các em cảm thấy hứng thú và các ý kiến khác.
II-Về hình thức hoạt động:
 1-Theo em hình thức tổ chức các hoạt động này là:
 Rất tốt Tốt Bình thường 
 2-Điều làm em cảm thấy hài lòng về hình thức tổ chức các hoạt động:
 Được thiết kế, tổ chức các hoạt động cho mình?
 Được cung cấp đầy đủ thông tin phương tiện, mọi người đoàn kết vui tươi tham gia hoạt động.
 3-Điều làm em cảm thấy chưa hài lòng về hình thức tổ chức hoạt động.
 Hình thức nghèo nàn, chưa sôi động hấp dẫn?
 Mọi người chưa tích cực tham gia tổ chức?
 Thiếu sự hổ trợ từ phía nhà trường hoặc thiếu sự hổ trợ ở địa phương?
 Thời gian hoạt động dài khó bố trí tham dự?
 Kinh phí cho việc tổ chức chưa thoả đáng và các ý kiến khác?
 4-Nếu tổ chức lại những điểm cần thay đổi về hình thức các hoạt động:
 Phải lôi cuốn được nhiều người cùng tham gia hoạt động.
 Cần tạo không khí sôi nổi hấp dẫn hơn cho hoạt động. 
 Cần thêm thời gian cho hoạt động và các ý kiến khác. 
III-Về sự chuẩn bị của ban tổ chức:
1-Theo em sự chuẩn bị chung cho các hoạt động ban tổ chức là:
 Rất chu đáo Bình thường Chưa tốt 
2-Những điều theo em ban tổ chức đã làm tốt.
 Chuẩn bị tốt nội dung hình thức.
 Lôi cuốn được sự tham gia của tập thể.
 Thông báo đầy đủ các thông tin và các ý kiến khác.
3-Những điều em mong đợi làm tốt hơn trong các hoạt động sau:

Tài liệu đính kèm:

  • docHDNGLL LOP6 Thang 4.doc