Giáo án lớp 4 môn Đạo đức - Tiết 3: Vượt khó trong học tập

Giáo án lớp 4 môn Đạo đức - Tiết 3: Vượt khó trong học tập

MỤC TIÊU: HS nhận thức được:

 - Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách để vượt qua khó khăn.

- Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và tìm cách khắc phục. Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

- Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.

II. CHUẨN BỊ:

Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập

doc 15 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2040Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 môn Đạo đức - Tiết 3: Vượt khó trong học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG 
@
¶ CHỦ ĐỀ: CÓ CHÍ THÌ NÊN ¶ GIÁO VIÊN: Đỗ Thị Xuân cúc
¶ TUẦN : 3 ( Từ ngày: 13 / 09 / 2009 đến 17 / 09/ 2009 ) ¶ LỚP : 42 
Thứ
Tiết (ngày)
Môn
Tiết (ppct)
Tên bài
Ghi chú
Hai 
13 / 09
1
CC
3
42
2
ĐĐ
3
Vượt khó trong học tập – tiết 1
42
3
T
11
Triệu và lớp triệu – tiết 2
42
4
MT
3
Vẽ tranh : Đề tài các con vật quen thuộc
42
1
T
41
2
T*
Oân luyện- tiết 1
41
3
MT
41
Ba 
14 / 09
1
T
12
Luyện tập
42
2
CN
42
3
T
41
Tư 
15/09
1
T
13
Luyện tập
41
2
T
42
3
T*
Oân luyện- tiết 1
42
4
CN
42
Năm
16/09
1
T
14
Dãy số tự nhiên
42
2
T*
Oân luyện- tiết 2
42
1
T
41
2
T*
Oân luyện- tiết 2
41
3
ĐĐ
41
Sáu 
17/09
1
T
15
Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
41
2
T*
Oân luyện- tiết 3
41
3
T
42
4
T*
Oân luyện- tiết 3
42
1
CN
42
2
SH
Sinh hoạt lớp tuần 3
42
 	 GIÁO VIÊN
 	 Đỗ Thị Xuân Cúc
Thứ hai: 13 / 9
ĐẠO ĐỨC
Tiết 3: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP 
I. MỤC TIÊU: HS nhận thức được: 
 - Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. 	Cần phải có quyết tâm và tìm cách để vượt qua khó khăn.
Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và tìm cách khắc phục. Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Thời gian
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
6 phút
12 phút
7 phút
7 phút
5 phút
A. Bài cũ: Trung thực trong học tập 
Em đã làm việc gì thể hiện trung thực trong học tập?
Em có giúp đỡ, nhắc nhở bạn bè trung thực trong học tập không? Nếu có, cho ví dụ?
GV nhận xét
* Giới thiệu bài mới
2. Hoạt động 1: Truyện kể
Mục tiêu : Biết học tập tấm gương vượt khó
Tiến hành:
GV giới thiệu: 
GV kể chuyện
Gọi 1, 2 HS tóm tắt lại câu chuyện.
GV yêu cầu HS dựa vào nội dung câu chuyện trả lời câu hỏi 1, 2
GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.
3. Hoạt động 2: Giải quyết tình huống
Mục tiêu : Biết giúp bạn vượt khó trong học tập
Tiến hành :
- cho HS đọc BT 2
GV ghi tóm tắt cách giải quyết lên bảng
Sau khi HS thảo luận, GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất.
4. Hoạt động 3: Lưạ chọn
Mục tiêu : Biết lựa chọn cách phù hợp để vượt khó trong học tập
Tiến hành : 
GV yêu cầu HS đọc bài tập
GV nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu mỗi HS tự lựa chọn và đứng vào nhóm theo ý mà mình đã chọn
GV yêu cầu các nhóm cùng sự lựa chọn thảo luận, giải thích lí do vì sao lại lựa chọn như vậy.
Tình huống có thể xảy ra: có nhiều HS chỉ chọn tình huống a, b, đ thì có thể cho HS hoạt động nhóm 4
Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra điều gì?
GV yêu cầu vài HS đọc ghi nhớ.
5. Hoạt động cuối: Củng cố 
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
Vì sao cần phải biết vượt qua những khó khăn, trở ngại trong học tập?
GV kết luận và cho HS liên hệ thực tế
HS nêu
HS nhận xét
Quan sát tranh SGK
Nghe 
1,2 em kể, lớp nghe
HS thảo luận theo nhóm đôi
Đại diện từng nhóm trình bày cách giải quyết
Cả lớp trao đổi, đánh giá các cách giải quyết
HS đọc nội dung bài tập 2
HS lập thành nhóm
Đại diện nhóm trình bày
HS cả lớp trao đổi ý kiến
- HS tập hợp theo nhóm 
HS giải thích sự lựa chọn .
- Cá nhân trả lời 
HS đọc ghi nhớ.
- Cá nhân trả lời
- Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân
TOÁN
Tiết 11: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tt )
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
 -Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
 -Củng cố về các hàng, lớp đã học.
 -Củng cố bài toán về sử dụng bảng thống kê số liệu.
II.Đồ dùng dạy học: 
 -Bảng các hàng, lớp (đến lớp triệu):
Đọc số
Viết số
Lớp triệu
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
Hàng trăm triệu
Hàng chục triệu
Hàng triệu
Hàng trăm nghìn
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: KTBC ( 5 ph )
Mục tiêu : KTBC và gt bài mới
Tiến hành:
 1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -Gọi 4 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 4 của tiết 10.
 -Kiểm tra vở ở nhà của một số HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV: Giờ học toán hôm nay sẽ giúp các em biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ( 15ph )
Mục tiêu : Hình thành kiến thức bài mới
Tiến hành: 
 -GV treo bảng các hàng, lớp đã nói ở đồ dùng dạy học lên bảng.
 -GV vừa viết vào bảng trên vừa giới thiệu: Cô có 1 số gồm 3 trăm triệu, 4 chục triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị.
 -Bạn nào có thể lên bảng viết số trên.
 -Bạn nào có thể đọc số trên.
 -GV hướng dẫn lại cách đọc.
 +Tách số trên thành các lớp thì được 3 lớp lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu. GV vừa giới thiệu vừa dùng phấn gạch chân dưới từng lớp để được số 
342 157 413
 +Đọc từ trái sang phải. Tại mỗi lớp, ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc, sau đó thêm tên lớp đó sau khi đọc hết phần số và tiếp tục chuyển sang lớp khác.
 +Vậy số trên đọc là Ba trăm bốn mươi hai triệu (lớp triệu) một trăm năm mươi bảy nghìn (lớp nghìn) bốn trăm mười ba (lớp đơn vị).
 -GV yêu cầu HS đọc lại số trên.
 -GV có thể viết thêm một vài số khác cho HS đọc.
 Hoạt động 3: Thực hành (17 ph )
Mục tiêu : ( Như mục tiêu chung )
Tiến hành: 
 Bài 1
 -GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập, trong bảng số GV kẻ thêm một cột viết số.
 -GV yêu cầu HS viết các số mà bài tập yêu cầu.
 -GV yêu cầu HS kiểm tra các số bạn đã viết trên bảng.
 -GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc số.
-GV chỉ các số trên bảng và gọi HS đọc số.
 Bài 2
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV viết các số trong bài lên bảng, có thể thêm một vài số khác, sau đó chỉ định HS bất kì đọc số.
 Bài 3:
Cho HS thực hành làm vở
Bài 4
 -GV treo bảng phụ (hoặc bảng giấy) đã kẻ sẵn bảng thống kê số liệu của bài tập và yêu cầu HS đọc.
 -GV yêu cầu HS làm bài theo cặp, 1 HS hỏi, HS kia trả lời, sau mỗi câu hỏi thì đổi vai.
 -GV lần lượt đọc từng câu hỏi cho HS trả lời.
 -GV có thể yêu cầu HS tìm bậc học có số trường ít nhất (hoặc nhiều nhất), bậc học có số HS ít nhất (hoặc nhiều nhất), bậc học có số GV ít nhất (hoặc nhiều nhất).
Hoạt động cuối: Củng cố ( 2ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập 2 và chuẩn bị bài sau.
- 4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
+ Đọc và viết số trên bảng phụ của Gv.
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-1 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
-Một số HS đọc trước lớp, cả lớp nhận xét đúng/ sai.
-HS thực hiện tách số thành các lớp theo thao tác của GV.
-Một số HS đọc cá nhân, HS cả lớp đọc đồng thanh.
-HS đọc đề bài.
-1 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào vở. Lưu ý viết số theo đúng thứ tự các dòng trong bảng.
-HS kiểm tra và nhận xét bài làm của bạn.
-Làm việc theo cặp, 1 HS chỉ số cho HS kia đọc, sau đó đổi vai.
-Mỗi HS được gọi đọc từ 2 đến 3 số.
-Đọc số.
-Đọc số theo yêu cầu của GV.
HS làm vào vở, 1 em làm bảng phụ
Sửa bài bảng phụ, đổi bài k.tra chéo
-3 HS lần lượt trả lời từng câu hỏi trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Số trường ít nhất là Trung học phổ thông, có số trường nhiều nhất là tiểu học.
-Bậc học có số HS nhiều nhất là Tiểu học, có số HS ít nhất là Trung học phổ thông.
-Bậc học có số GV nhiều nhất là Tiểu học, có số GV ít nhất là Trung học phổ thông.
-HS cả lớp lắng nghe
MĨ THUẬT
Tiết 3: VẼ TRANH : ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT QUEN THUỘC
I. MỤC TIÊU :
- Hs nhận biết được hình dáng và đặc điểm, cảm nhận được vẻ đẹp của một số con vật quen thuộc.
- Hs biết cách vẽ và vẽ được tranh về con vật, vẽ màu theo ý thích.
- Hs yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 - 1 số tranh của họa sĩ và của học sinh vẽ một số con vật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1:Tìm chọn nội dung đề tài (7 ph )
Mục tiêu : Hs nhận biết được hình dáng và đặc điểm, cảm nhận được vẻ đẹp của một số con vật quen thuộc.
Tiến hành:
-Cho hs xem tranh, ảnh một số con vật.
-Yêu cầu hs nêu:
+Tên con vật.
+Hình dáng, màu sắc.
+Đặc điểm nổi bật.
+Các bộ phận chính.
-Yêu cầu hs nêu tên các con vật các em biết.
-Em sẽ vẽ con nào mô tả con vật em định vẽ.
Hoạt động 2:Cách vẽ con vật ( 5ph )
 Mục tiêu: Hs biết cách vẽ được tranh về con vật
 Tiến hành:
- Yêu cầu hs nêu cách vẽ con vật.
-Chốt:Các bước vẽ con vật ( GV đính quy trình vẽ con mèo ) 
+Vẽ phác hình chung.
+Vẽ chi tiết các bộ phận.
+Sửa chữa chỉnh hình cho hợp lí và vẽ màu cho đẹp.
Hoạt động 3:Thực hành (20ph)
Mục tiêu:Vẽ được tranh về con vật mà em yêu thích
Tiến hành: 
- Quan sát hình vẽ đẹp của các HS năm trước 
-Yêu cầu hs thực hành vẽ con vật các em đã chọn.
-Lưu ý: xếp hình vẽ vào giấy cho cân đối; vẽ cảnh thêm cho sinh động; chọn màu phù hợp.
-Quan sát gợi ý, hướng dẫn những hs còn lúng túng.
Hoạt động 4:Nhận xét đánh giá (6 ph)
Mục tiêu : Đánh giá sản phẩm
Tiến hành: 
-Nhận xét theo cá ... á 0 không có số tự nhiên liền trước.
 +GV hỏi tiếp: 7 và 8 là hai số tự nhiên liên tiếp. 7 kém 8 mấy đơn vị ? 8 hơn 7 mấy đơn vị ?
 +1000 hơn 999 mấy đơn vị ? 999 kém 1000 mấy đơn vị ?
 +Vậy hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
 Hoạt động 3: Thực hành ( 18 ph )
Mục tiêu : ( Như mục tiêu chung )
Tiến hành: 
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS nêu đề bài.
 -Muốn tìm số liền sau của một số ta làm như thế nào ?
 -GV cho HS tự làm bài.
 -GV chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 2
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Muốn tìm số liền trước của một số ta làm như thế nào ?
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV chữa bài HS.
 Bài 3
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Hai số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó cho điểm HS.
 Bài 4
 -GV yêu cầu HS nêu đặc điểm của từng dãy số.
Yêu cầu HS làm bài
Gv chữa bài và chấm điểm
Hoạt động cuối: Củng cố ( 2ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập 4 và chuẩn bị bài sau.
-4 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-2 đến 3 HS kể. Ví dụ: 5, 8, 10, 11, 35, 237, 
-2 HS lần lượt đọc.
-HS nghe giảng.
-4 đến 5 HS kể trước lớp.
-2 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
-Dãy số trên là các số tự nhiên, được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0.
-HS nhắc lại kết luận.
-HS quan sát từng dãy số và trả lời.
+Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu số 0. Đây chỉ là một bộ phận của dãy số tự nhiên.
+Không phải là dãy số tự nhiên vì sau số 6 có dấu chấm (.) thể hiện số 6 là số cuối cùng trong dãy số. Dãy số này thiếu các số tự nhiên lớn hơn 6. Đây chỉ là một bộ phận của dãy số tự nhiên.
+Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu các số ở giữa 5 và 10, ở giữa 10 và 15, ở giữa 15 và 20, ở giữa 25 và 30, 
-Là dãy số tự nhiên, dấu ba chấm để chỉ các số lớn hơn 10.
-HS quan sát hình.
-Số 0.
-Ứng với một số tự nhiên.
-Số bé đứng trước, số bé đứng sau.
-Cuối tia số có dấu mũi tên thể hiện tia số còn tiếp tục biểu diễn các số lớn hơn.
-HS lên vẽ.
-Trả lời câu hỏi của GV.
+Số 1.
+Đứng liền sau số 0.
+Số 2, số 2 là số liền sau của số 1.
+Số 101 là số liền sau của số 100.
+HS nghe và nhắc lại đặc điểm.
+Được 4 đứng liền trước 5 trong dãy số tự nhiên.
+Số 3, là số liền trước 4 trong dãy số tự nhiên.
+Số 99, là số đứng liền trước 100 trong dãy số tự nhiên.
+Ta được số liền trước của số đó.
+Không.
+Số 0 không có số liền trước.
+Không có.
+7 kém 8 là 1 đơn vị, 8 hơn 7 là 1 đơn vị.
+1000 hơn 999 là 1 đơn vị, 999 kém 1000 là 1 đơn vị.
+Hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.
-HS đọc đề bài.
-Ta lấy số đó cộng thêm 1.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài tập vào bảng con.
-Tìm số liền trước của một số rồi viết vào ô trống.
-Ta lấy số đó trừ đi 1.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào phiếu bài tập.
-Hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Một HS nêu đặc điểm của dãy số trước lớp:
a) Dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 909.
b) Dãy các số chẵn.
c) Dãy các số lẻ.
-HS cả lớp.
Thứ sáu: 17 / 09
TOÁN
Tiết 12: VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu: Giúp HS :
 -Nhận biết đặc điểm của hệ thập phân (ở mức độ đơn giản).
 -Sử dụng 10 kí hiệu (10 chữ số) để viết số trong hệ thập phân.
 -Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó .
II.Đồ dùng dạy học: 
 -Bảng phụ hoặc băng giấy viết sẵn nội dung của bài tập 1, 3 (nếu có thể).
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: KTBC ( 5 ph )
Mục tiêu : KTBC và gt bài mới
Tiến hành:
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 4 của tiết 14, đồng thời kiểm tra vở về nhà của một số HS khác.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
*.Giới thiệu bài: 
 Giờ toán hôm nay các em sẽ được nhận biết một số đặc điểm đơn giản của hệ thập phân .
Hoạt động 2: Tìm hiểu ( 15 ph )
Mục tiêu : Hình thành kiến thức bài mới
Tiến hành: 
 * Đặc điểm của hệ thập phân:
 -GV viết lên bảng bài tập sau và yêu cầu HS làm bài .
 10 đơn vị =  chục
 10 chục =  trăm
 10 trăm =  nghìn
  nghìn =  Trăm nghìn
 10 chục nghìn =  trăm nghìn
 -GV hỏi: qua bài tập trên bạn nào cho biết trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó ?
 -GV khẳng định: chính vì thế ta gọi đây là hệ thập phân.
 * Cách viết số trong hệ thập phân:
 -GV hỏi: hệ thập phân có bao nhiêu chữ số, đó là những chữ số nào ?
 -Hãy sử dụng các chữ số trên để viết các số sau:
 +Chín trăm chín mươi chín.
 +Hai nghìn không trăm linh năm.
 +Sáu trăm tám mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm chín mươi ba.
 -GV giới thiệu : như vậy với 10 chữ số chúng ta có thể viết được mọi số tư nhiên .
 -Hãy nêu giá trị của các chữ số trong số 999.
 -GV: cũng là chữ số 9 nhưng ở những vị trí khác nhau nên giá trị khác nhau. Vậy có thể nói giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
Hoạt động 3: Thực hành ( 17 ph)
Mục tiêu : ( Như mục tiêu chung )
Tiến hành: 
 Bài 1:
 -GV yêu cầu HS đọc bài mẫu sau đó tự làm bài.
 -GV HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau, đồng thời gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để các bạn kiểm tra theo. 
 Bài 2( thực hiện bảng con và giao về nhà thực hiện vở)
 -GV viết số 387 lên bảng và yêu cầu HS viết số trên thành tổng giá trị các hàng của nó .
 -GV nêu cách viết đúng, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV nhận xét sửa bài
 Bài 3:
 -GV hỏi : bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Giá trị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào điều gì ?
 -GV viết số 45 lên bảng và hỏi : nêu giá trị của chữ số 5 trong số 45, vì sao chữ số 5 lại có giá trị như vậy ?
 -GV yêu cầu HS làm bài .
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn.
a. 909; 910; 911; 912; 913; 914; 915; 916.
b. 0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14; 16; 18; 20.
c. 1; 3; 5; 7; 9; 11; 13; 15; 17; 19; 21.
-HS nghe.
-1 HS lên bảng điền.
-Cả lớp làm vào giấy nháp.
-Tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó.
-Vài HS nhắc lại kết luận.
-Có 10 chữ số. Đó là các số : ,1,2,3,4,5,6,7,8,9.
-HS nghe GV đọc số và viết theo .
-1 HS lên bảng viết.
-Cả lớp viết vào giấy nháp.
(999, 2005, 685402793)
-9 đơn vị , 9 chục và 9 trăm .
-HS lặp lại .
-HS cả lớp làm bài vào vở .
-Kiểm tra bài.
-1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào bảng con.
 387 = 300 + 80 + 7
-Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng sau.
-Phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó .
-Trong số 45 , giá trị của chữ số 5 là 5 đvị , vì chữ số 5 thuộc hàng đvị , lớp đvị.
-1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở.
Số
45
57
561
5824
5824769
Giá trị của chữ số 5
5
50
500
5000
5000000
 -GV nhận xét và cho điểm.
Hoạt động cuối: Củng cố ( 2ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
 -GV tổng kết tiết học , dặn HS về nhà làm bài tập 2 và chuẩn bị bài sau.
 -Nhận xét tiết học.
SINH HOẠT - TUẦN 3
I. MỤC ĐÍCH:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần của HS
 - Giao công việc HS phải thực hiện trong tuần 4
II. CHUẨN BỊ:
 + Bảng đánh giá công tác trong tuần 3 
 + Kế hoạch tuần 4
III. TIẾN HÀNH :
A. Đánh giá: 
1. Cán sự lớp nêu phần theo dõi và ghi nhận về các hoạt động của lớp
 _ Các tổ trưởng báo cáo các thành viên thực hiện tốt hoặc chưa tốt từng mặt trong Tổ của mình.
 _ Lớp trưởng và lớp phó bổ sung phần theo dõi chung hoạt động của lớp. Nêu các khó khăn trong công tác quản lí lớp và các việc đã hoàn thành tốt hoặc chưa hoàn thành của lớp
2. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá và nhận xét hoạt động của lớp :
- Nề nếp lớp ổn định .
- Sách vở bảo quản tốt
- Tham dự lễ khai giảng nghiêm túc, còn 4 em vắng có phép
- 15 phút đầu giờ cán sự chỉ huy lớp truy bài và sửa bài chưa tốt, phải phân công các bạn đã thuộc bài và làm bài phụ thêm cho công tác kiểm tra trong tổ
- Vệ sinh trong lớp có chuyển biến – sạch sẽ. Tổ trực nhật thực hiện tốt nội quy bảo vệ trường học.
- Lao động dọn dẹp khuôn viên đất phân công được 2 lần . Thực hiện chăm sóc cây tốt
- Sách vở mang đi học tương đối tốt.
- Nói chuyện trong giờ học vẫn còn nhiều. Một số em HS yếu và TB vẫn còn lười học bài và làm bài
- Oân được múa hát sân trường và tập được một trò chơi dân gian “ Đạp bóng”
B. Kế họach công việc HS thực hiện trong tuần 3:
+ Sửa các khuyết điểm vi phạm trong tuần qua
+ Thực hiện thật tốt nội quy bảo vệ trường học
+ Hạn chế nghỉ học và đi trễ.
+ Học bài và làm bài thật chu đáo trước khi tới lớp. Đôi bạn cùng tiến cần giúp đỡ bạn yếu tích cực học tập hơn; cán sự lớp phải truy bài tích cực hơn nữa. 
+ Soạn đầy đủ sách vở theo thời khoá biểu hàng ngày
+ Tập trung ôn kiến thức Toán và Tiếng Việt để thi khảo sát
+ Lập danh sách cơ cấu Sao đỏ, Nghi thức, Phụ trách Sao, Chi đội.
+ Trang trí lại lớp học
+ Vận động đồ cũ cho bạn nghèo trong lớp 
+ Hoàn tất phần đóng các khoản đầu năm 
+ Luyện viết chính tả hàng ngày: Nam , Hùng, Hiếu, Hằng, Tuyết, Ng, Trần Thảo, Long, Long, Tài, Hiền , Sỹ Thành, Danh, Hoàng , Như, Thịnh, Sang, Dũng . Các em khác luyện viết chữ đẹp hàng ngày thêm ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc