- HS củng cố, nắm vững được tính chất hoá học của nước: tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và hiđro, tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành bazơ và một số oxit axit tạo thành axit
- HS rèn luyện được kỹ năng tiến hành một số thí nghiệm với Na, với canxi oxit và điphotpho pentaoxit
- HS được củng cố về các biện pháp đảm bảo an toàn khi học tập và nghiên cứu hoá học
B/ Chuẩn bị:
Chuẩn bị cho 3 nhóm HS làm thí nghiệm, mỗi nhóm gồm:
Ngày giảng: 24/3/2011 Tiết 59 : Bài thực hành 6 A/ Mục tiêu: HS củng cố, nắm vững được tính chất hoá học của nước: tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và hiđro, tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành bazơ và một số oxit axit tạo thành axit HS rèn luyện được kỹ năng tiến hành một số thí nghiệm với Na, với canxi oxit và điphotpho pentaoxit HS được củng cố về các biện pháp đảm bảo an toàn khi học tập và nghiên cứu hoá học B/ Chuẩn bị: Chuẩn bị cho 3 nhóm HS làm thí nghiệm, mỗi nhóm gồm: Na, CaO (Vôi sống), P, quỳ tím Chậu tt, cốc tt, đế sứ, lọ tt, nút cao su có muỗng sắt, đũa tt => Sử dụng cho 3 thí nghiệm của bài thực hành C/ Tiến trình tổ chức giờ học: I. ổn định lớp: II. Kiểm tra : 1) Em hãy nêu các tính chất hoá học của nước III. Các hoạt động học tập Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành các thí nghiệm chứng minh các t/c đó của nước GV: Nêu mục tiêu của buổi thực hành Các bước tiến hành của buổi thực hành: + GV hướng dẫn thí nghiệm + HS tiến hành thí nghiệm + Các nhóm báo cáo kết quả + HS làm tường trình + Rửa dụng cụ và dọn vệ sinh GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1: - Cắt miếng Na thành các miếng nhỏ và làm mẫu ? Em hãy nêu hiện tượng thí nghiệm HS: Hiện tượng Miếng Na chạy trên mặt nước Có khí thoát ra Quỳ tím chuyển màu xanh GV: Vì sao quỳ tím chuyển màu xanh? HS: Vì p/ư giữa Na và nước tạo dd bazơ GV: Các em hãy viết PTPƯ HS: 2Na + 2H2O à 2NaOH + H2 GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: GV: Gọi một nhóm nêu hiện tượng HS: Mẩu vôi sống nhão ra Dung dịch phenolphthalein không màu chuyển sang màu hang Phản ứng toả nhiều nhiệt GV: Yêu cầu HS viết PTPƯ HS: CaO + H2O à Ca(OH)2 GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo trình tự: Thử đậy nút vào lọ xem nút có vừa không? Đốt đèn cồn. Cho một lượng nhỏ p đỏ (bằng hạt đỗ xanh vào muỗng sắt). Đốt phốtpho đỏ trong muỗng sắt bằng đèn cồn rồi đưa nhanh muỗng sắt có phốtpho đỏ đang cháy vào lọ thủy tinh chứa oxi (trong lọ tinh đã có sẵn 2 à 3 ml nước) Lắc cho P2O5 tan hết trong nước. Cho một miếng giấy quì tím vào lọ GV: Yêu cầu các nhóm làm và nêu nhận xét. GV: Các em viết phương trình phản ứng và nhận xét. I/ tiến hành thí nghiệm 1) Thí nghiệm 1: Nước tác dụng với natri - Nhỏ vài giọt dd phenolphthalein vào một cốc nước (hoặc cho một mẩu quỳ tím) - Dùng kẹp sắt kẹp miếng Na (Nhỏ bằng hạt đỗ) cho vào cốc nước. 2) Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với vôi sống a) Cách làm: - Cho một mẩu nhỏ vôi sống(bằng hạt ngô) vào bát sứ - Rót một ít nước vào vôi sống Cho 1 à 2 giọt dd phenolphthalein vào dd nước vôi 3) Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với P2O5 a) Cách làm: b, Nhận xét: - Phốt pho đỏ cháy sinh ra khói trắng. Miếng giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ c, Phương trình phản ứng: P2O5 + 3 H2O à 2 H3PO4 - Phản ứng tạo ra axit phốtphoric. Axits H3PO4 làm quì tím chuyển sang màu đỏ. II/ HS hoàn thành tường trình thí nghiệm: D. GV nhân xét và đánh giá kết quả làm việc của mỗi nhóm HS thu dọn và rửa dụng cụ E. Bài tập: Giáo viên: Lê Tiến Quân
Tài liệu đính kèm: