Giáo án môn Hóa học lớp 8 - Tiết 13: Hóa trị (tiết 1)

Giáo án môn Hóa học lớp 8 - Tiết 13: Hóa trị (tiết 1)

. HS hiểu được hoá trị là gì, cách xác định hoá trị

 Làm quen với hoá trị của một số ng/tố và một số nhóm ng/tố thường gặp.

 2. Biết qui tắc về hoá trị và biểu thức; áp dụng được qui tắc h/trị để tính được hoá trị của một ng/tố (hoặc một nhóm ng/tử)

B. Chuẩn bị : Bảng nhóm

C. Phương pháp:

D. Tiến trình bài

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1997Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học lớp 8 - Tiết 13: Hóa trị (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng : 06/10/2010 
Tiết 13: Hóa Trị (tiết 1)
A. Mục tiêu:
 1. HS hiểu được hoá trị là gì, cách xác định hoá trị
 Làm quen với hoá trị của một số ng/tố và một số nhóm ng/tố thường gặp.
 2. Biết qui tắc về hoá trị và biểu thức; áp dụng được qui tắc h/trị để tính được hoá trị của một ng/tố (hoặc một nhóm ng/tử)
B. Chuẩn bị : Bảng nhóm
C. Phương pháp: 
D. Tiến trình bài 
I. ổn định lớp: 
II. Kiểm tra + chữa BT: 15p
 1.Viết CT dạng chung của đ/c, h/c. Nêu ý nghĩa của CTHH
 2.3 HS lên bảng chữa BT 1,2,3 (33)
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV : Thuyết trình
.Ví dụ: HCl, NH3, CH4
HS xác định hoá trị của clo, nitơ, cac bon trong các h/c trên và giải thích.
Ví dụ:
HS x/định h/trị của kali, kẽm, lưu huỳnh trong các c/t: K2O, ZnO, SO2
GV giới thiệu cách x/định h/trị của 1 nhóm ng/tử
Ví dụ: Trong c/t H2SO4 , H3PO4 ta x/đ được h/trị của nhóm (SO4) và (PO4) bằng bao nhiêu?
HS thực hiện
GV giới thiệu hoá trị của 1 số ng/tố (42) y/cầu HS về nhà học thuộc 
HS rút ra KL hoá trị là gì
GV cho HS gợi nhớ lại CTC của h/c 2 
 a b
ng/tố: AxBy (a,b là hoá trị của A,B )
HS so sánh các tích x . a và y . b trong:
Al2O3, P2O5, H2S
-> Đó là biểu thức của QTHT, HS nêu QTHT Qui tắc này đúng ngay cả khi A hoặc B là 1 nhóm ng/tử
VD: Zn(OH)2
Ta có x . a = 1 . 2 = 2
 y . b = 2 . 1 = 2
HS vận dụng tính hoá trị của nguyên tố, nhóm nguyên tố trong ví dụ và bài tập (tiến hành theo nhóm)
GV chấm điểm một số bài
I. Cách xác định hoá trị của một nguyên tố: 
1. Cách xác định:
- Người ta qui ước gán cho H hoá trị I. Một ng/tử của ng/tố khác l/kết được với bao nhiêu ng/tử H thì nói ng/tố đó có h/trị bấy nhiêu
VD:
+ HCl: Clo có hoá trị I
+ NH3: Ni tơ có h/trị III
+ CH4: Cac bon có h/trị IV
- Người ta còn dựa vào kh/năng lk của ng/tử ng/tố khác với o xi (hoá trị của o xi bằng 2 đ/v)
VD
K2O : Kali h/trị I
ZnO : Zn có hoá trị II
SO2 : Lưu huỳnh có h/trị IV
 - Xác định hoá trị của một nhóm nguyên tử
H2SO4 : Hoá trị nhóm (SO4) là II
H3PO4 : Hoá trị nhóm (PO4) là III
2. Kết luận: 3p
 Hoá trị là con số biểu thị kh/năng l/kết của ng/tử ng/tố này với ng/tử ng/tố khác
II. Qui tắc hoá trị : 10p
1. Qui tắc:	
Trong CTHH, tích của chỉ số và h/trị của ng/tố này bằng tích của chỉ số và h/trị của ng/tố kia
2. Vận dụng:
a. Tính h/trị của 1 ng/tố: 7p
Ví dụ 1: Tính h/trị của S trong h/c SO3
- Trong SO3 có: 1 . a = 3 . II
 -.> a = VI
Vậy h/trị của S là VI
Bài tập 1:
 Biết hoá trị của hiđro là I, của oxi là II, hãy x/định h/trị của các ng/tố (hoặc nhóm ng/tử) trong các CT sau:
a. H2SO4
b. N2O5
c. MnO2
d. PH3
Bài làm
 a. Nhóm (SO4) có h/trị II
N có h/trị V
Mn có h/trị IV
P có h/tri III
IV. Củng cố: 2p
 - Hoá trị là gì?
 - Qui tắc hoá trị?
V. Bài tập: 1,2,3,4 SGK-38
 Giáo viên:
 Lê Tiến Quân

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 13.doc