Giáo án môn Hình học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB? - Năm học 2008-2009 - Phan Nhật Nam

Giáo án môn Hình học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB? - Năm học 2008-2009 - Phan Nhật Nam

I.MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.

2. Kĩ năng: Bước đầu tập trung suy luận dạng : “Nếu có a + b = c và biết hai trong ba số a, b, c thì suy ra số thứ ba”.

3. Thái độ: Cẩn thận khi đo đạc các đoạn thẳng và khi cộng các đoạn thẳng

II. CHUẨN BỊ.

GV: Thước thẳng có chia khoảng, thước dây, thước gấp

HS: Thước thẳng có chia khoảng đơn vị là mm, bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định lớp. (1ph)

2. Kiểm tra bài cũ. (7ph)

HS1:

- Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng với C nằm giữa.

- Trên hình có những đoạn thẳng nào?

- Đo độ dài đoạn thẳng trên hình vẽ.

- So sánh độ dài AC +CB với AB

3. Bài mới. GV: giới thiệu vào bài

ĐL HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

20 HĐ 1: Điểm nằm giữa hai điểm A và B :

GV: Làm ? 1 SGK.( treo bảng phụ)

HS : Lên bảng vẽ.

GV: Đo độ dài đoạn thẳng AM ; MB ; AB.

HS : Đo độ dài AM ; MB ; AB trong vở của mình

GV : Gọi một vài HS đứng tại chỗ đọc kết quả của mình.

GV: So sánh AM + MB với AB

HS: AM + MB = AB

GV: Vậy khi nào AM + MB =AB ?

HS: Khi M nằm giữa hai điểm A và B

GV: Cho K nằm giữa hai điểm M, N ta có được điều gì?

HS: MK + KN = KN.

GV: Nếu M không nằm giữa A, B thì ta có được AM + MB =AB ?

HS: Lấy điểm M và thực hành đo để kiểm tra.

GV: Nếu biết AN + NB =AB thì kết luận gì về vị trí giữa ba điểm đó?

HS: N nằm giữa hai điểm A và B 1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB.

 Nhận xét :

Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.

Ví dụ :SGK trang 120.

Vì M nằm giữa A và B nên :

AM + MB = AB

3 + MB = 8

MB = 8 3

MB = 5cm

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 179Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB? - Năm học 2008-2009 - Phan Nhật Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9	Ngày soạn: 19/10/2008
Tiết: 9	Ngày dạy: 21/10/2008
§ 8 KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ?
I.MỤC TIÊU.
Kiến thức: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.
Kĩ năng: Bước đầu tập trung suy luận dạng : “Nếu có a + b = c và biết hai trong ba số a, b, c thì suy ra số thứ ba”.
Thái độ: Cẩn thận khi đo đạc các đoạn thẳng và khi cộng các đoạn thẳng
II. CHUẨN BỊ. 
GV: Thước thẳng có chia khoảng, thước dây, thước gấp
HS: Thước thẳng có chia khoảng đơn vị là mm, bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Ổn định lớp. (1ph)
Kiểm tra bài cũ. (7ph)
HS1:
- Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng với C nằm giữa.
- Trên hình có những đoạn thẳng nào?
- Đo độ dài đoạn thẳng trên hình vẽ.
- So sánh độ dài AC +CB với AB
Bài mới. GV: giới thiệu vào bài
ĐL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
20’
HĐ 1: Điểm nằm giữa hai điểm A và B :
GV: Làm ? 1 SGK.( treo bảng phụ)
HS : Lên bảng vẽ.
GV: Đo độ dài đoạn thẳng AM ; MB ; AB.
HS : Đo độ dài AM ; MB ; AB trong vở của mình
GV : Gọi một vài HS đứng tại chỗ đọc kết quả của mình.
GV: So sánh AM + MB với AB
HS: AM + MB = AB
GV: Vậy khi nào AM + MB =AB ?
HS: Khi M nằm giữa hai điểm A và B
GV: Cho K nằm giữa hai điểm M, N ta có được điều gì?
HS: MK + KN = KN.
GV: Nếu M không nằm giữa A, B thì ta có được AM + MB =AB ?
HS: Lấy điểm M và thực hành đo để kiểm tra.
GV: Nếu biết AN + NB =AB thì kết luận gì về vị trí giữa ba điểm đó?
HS: N nằm giữa hai điểm A và B
1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB.
 Nhận xét : 
A
M
B
Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
Ví dụ :SGK trang 120.
Vì M nằm giữa A và B nên : 
AM + MB = AB
3 + MB = 8
MB = 8 - 3
MB = 5cm
5’
HĐ 2: Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất :
GV: Muốn đo khoảng cách hai giữa hai điểm trên mặt đất trước hết ta phải làm gì ?
HS: Gióng đường thẳng đi qua hai điểm ấy.
GV: Đặt thước như thế nào để đo ?
HS: Giữ cố định một đầu thước tại một điểm rồi căng thước đi qua điểm thứ hai.
GV: Trường hợp chiều dài của thước không đủ để đo ta phải làm như thế nào ?
HS: Đo nhiều lần và cộng các đoạn thẳng ấy. 
2.Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất :
(SGK)
Để đo khoảng cách trên mặt đất người ta dùng thước cuộn bằng vải, hoặc bằng kim loại hoặc dùng thước chữ A loại 1m hay 2m.
Củng cố – luyện tập. (10ph)
- Làm bài tập sau: Bài tập 47/121 :
Vì M nằm giữa E và F
nên : EM + MF = EF
 4 + MF = 8
	 MF = 8 - 4 = 4cm.
Vì MF = 4cm ; EM = 4cm. Nên : MF = EM
- Làm bài tập sau: 
A
M
N
P
B
Cho hình vẽ sau hãy giải thích vì sao?
 AM + MN + NP + PB = AB
Giải
Vì N nằm giữa A và B nên ta có :AN + NB = AB 	(1)
Vì M nằm giữa A và N nên ta có :AM + MN = AN 	(2)
Vì P nằm giữa N và B nên ta có :NP + PB = NB 	(3)
Thay (2) và (3) vào (1) ta có: AM + MN + NP + PB = AB.
Hướng dẫn về nhà. (2ph)
Nắm vững kiến thức trọng tâm của bài.
Tìm hiểu dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất
BTVN: 46, 48, 50, 51, 52. SGK
HD Bài tập 51 SGK : Muốn kiểm tra điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ta đi kiểm tra các đoạn thẳng.

Tài liệu đính kèm:

  • docHINH HOC T9.doc