Giáo án môn Hình học Lớp 6 - Tiết 3: Đường thẳng đi qua hai điểm - Võ Hữu Nghĩa

Giáo án môn Hình học Lớp 6 - Tiết 3: Đường thẳng đi qua hai điểm - Võ Hữu Nghĩa

Tiết 3: ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM

I\ Mục tiêu:

+Biết cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm và các cách đặt tên đường thẳng.

+Các mối quan hệ của đường thẳng với đường thẳng.

II\ Chuẩn bị

Gv: Thước thẳng, giáo án.

Hs: soạn bài, thước thẳng, sgk.

III\ Hoạt động dạy học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Thế nào là ba điểm thẳng hàng ? vẽ hình

Câu 2: Hãy chỉ ra điểm nằm giữa,điểm nằm khác phía.

 Ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng.

Điểm B nằmgiữa hai điểm A và C.

Hai điểm A và C nằm khác phía so với điểm B.

đ

HOẠT ĐỘNG 2: Nội dung bài mới

a\ Cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm:

Cho hai điểm M,N hãy vẽ một đường thẳng đi qua cả hai điểm M,N.

Hãy nêu cách vẽ

GV nhấn mạnh cách vẽ .

Với cách vẽ như thế hãy vẽ một đường thẳng khác cũng đi qua hai điểm M và N. Từ đó rút ra kết luận gì?

Vậy có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm?

Bài tập áp dụng: chọn phát biểu đúng, vẽ hình minh họa.

a\ Có vô số đường thẳng đi qua hai điểm.

b\ Có vô số đường không thẳng đi qua hai điểm.

c\ Chỉ có duy nhất một đường thẳng đi qua hai điểm.

Đặt mép thướt qua hai điểm M,N và vạch một vạch thẳng.

Học sinh vẽ.

Chỉ có duy nhất một đường thẳng đi qua hai điểm cho trước .

Câu b,c đúng

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 352Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 6 - Tiết 3: Đường thẳng đi qua hai điểm - Võ Hữu Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Đất Đỏ	GIÁO ÁN
Trường THCS Châu Văn Biếc
GV: Võ Hữu Nghĩa
Tiết 3: ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM
I\ Mục tiêu:
+Biết cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm và các cách đặt tên đường thẳng.
+Các mối quan hệ của đường thẳng với đường thẳng.
II\ Chuẩn bị 
Gv: Thước thẳng, giáo án.
Hs: soạn bài, thước thẳng, sgk.
III\ Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Thế nào là ba điểm thẳng hàng ? vẽ hình
Câu 2: Hãy chỉ ra điểm nằm giữa,điểm nằm khác phía.
Ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng. 
Điểm B nằmgiữa hai điểm A và C.
Hai điểm A và C nằm khác phía so với điểm B. 
đ
HOẠT ĐỘNG 2: Nội dung bài mới
a\ Cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm:
Cho hai điểm M,N hãy vẽ một đường thẳng đi qua cả hai điểm M,N.
Hãy nêu cách vẽ 
GV nhấn mạnh cách vẽ .
Với cách vẽ như thế hãy vẽ một đường thẳng khác cũng đi qua hai điểm M và N. Từ đó rút ra kết luận gì?
Vậy có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm?
Bài tập áp dụng: chọn phát biểu đúng, vẽ hình minh họa.
a\ Có vô số đường thẳng đi qua hai điểm.
b\ Có vô số đường không thẳng đi qua hai điểm.
c\ Chỉ có duy nhất một đường thẳng đi qua hai điểm.
Đặt mép thướt qua hai điểm M,N và vạch một vạch thẳng.
Học sinh vẽ.
Chỉ có duy nhất một đường thẳng đi qua hai điểm cho trước .
Câu b,c đúng 
b\ Đặt tên đường thẳng:
Cách đặt tên đường thẳng đã học
Nếu đường thẳng đi qua hai điểm M,N ta gọi tên thế nào?
Đặt tên bằng chữ cái thường .
Ta gọi tên là đường thẳng MN hay đường thẳng NM.
Cho hình vẽ:
Ta gọi tên là đường thẳng gì?
GV khẳng định ngoài hai cách đã biết người ta còn đặt tên đường thẳng bằng hai chữ cái thường như: xy,yz,xt....
Aùp dụng :Gọi tên đường thẳng bằng các cách.
Theo hình vẽ dưới đây sẽ có bao nhiêu cách gọi tên:(về nhà)
Gọi tên là đường thẳng xy hoặc yx.
Gọi là đường thẳng: AB,AC,BC,CB,CA,BA.
c\ Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau,song song:
+Haiù đường thẳng AB và CB như trên gọi là hai đường thẳng trùng nhau. Tìm các đường thẳng trùng nhau khác.
Cho hình vẽ: Hai đường thẳng OA và OB có những điểm chung nào.
Hai đường thẳng OA,OB gọi là hai đường thẳng thế nào?
GV khẳng định : hai đường thẳng có một điểm chung gọi là hai đuường thẳng cắt nhau. 
Khi đó điểm O gọi là gì? 
Cho hình vẽ:
Hai đường thẳng xy và zt không có điểm chung nào dù có kéo dài về hai phía thì ta gọi đó là hai đường thẳng song song nhau.
AB và AC; CB và CA....
Hai đường thẳng OA và OB có 1 điểm chung là điểm O.
Gọi là hai đường thẳng cắt nhau.
Điểm O gọi là giao điểm của hai đường thẳng.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Bài 20 sgk: Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau:
a\ M là giao điểm của hai đường thẳng p và q.
b\ Hai đường thẳng m,n cắt nhau tại A; p cắt n tại B và cắt m tại C.
c\ Đường thẳng MN và PQ cắt nhau tại O.
a
b)
c) 
HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố
Chọn câu đúng
a\ Hai đường thẳng cắt nhau là hai đường thẳng không có điểm chung nào.
b\ Hai đường thẳng song song thì có một điểm chung.
c\ Hai đường thẳng cắt nhau có một điểm chung
d\ Hai đường thẳng song song thì không có điểm chung nào.
GV khẳng định và rút ra chú ý:
Chú ý: Hai đường thẳng không trùng nhau ta gọi là hai đường thẳng phân biệt. Hai đường thẳng phân biệt thì song song hoặc cắt nhau.
Câu c,d đúng.
HOẠT ĐỘNG 5 : Dặn dò
Học bài và làm các bài tập 17,18,19 sgk
Soạn bài “ Thực hành trồng cây thẳng hàng” theo câu hỏi gợi ý
Làm thế nào để trồng được ba cây thẳng hàng và áp dụng vào thực tế.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 3.doc