Giáo án môn Hình học Lớp 6 - Tiết 3 đến 8 - Năm học 2008-2009 - Trần Thị Hợp

Giáo án môn Hình học Lớp 6 - Tiết 3 đến 8 - Năm học 2008-2009 - Trần Thị Hợp

I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được:

 1, Kiến thức: Trồng cây thẳng hàng.

 2, Kỹ năng: HS biết trồng cây hoặc chôn các cọc thẳng hàng với nhau dựa trên khái niệm ba điểm thẳng hàng.

 3, Thái độ: cẩn thận, chính xác.

II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:

· Giáo viên: 3 cọc tiêu, 1 dây dọi, 1 búa đóng cọc.

· Học sinh: Mỗi nhóm thực hành (một tổ HS từ 8 đến 10 em) chuẩn bị: 1 búa đóng cọc, 1 dây dọi, từ 6 đến 8 cọc tiêu một đầu nhọn (hoặc cọc có thể đứng thẳng) được sơn hai màu đỏ, trắng xen kẽ. Cọc thẳng bằng tre hoặc gỗ dài khoảng 1,5m.

III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1, Ổn định lớp: (1 phút)

 2, Kiểm tra bài cũ:

 3, Bài mới: (40)

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Nhiệm vụ:

(Sgk)

2. Chuẩn bị:

(Sgk)

3. Hướng dẫn cách làm:

(Sgk)

 Hoạt động 1: Thông báo nhiệm vu.

– GV: thông báo nhiệm vụ.

– HS: nhắc lại nhiệm vụ phải làm (hoặc phải biết cách làm) trong tiết học này.

– GV: khi đã có những dụng cụ này trong tay chúng ta cần tiến hành làm như thế nào?

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm.

Cả lớp dùng đọc mục 3 trang 108 trong Sgk (hướng dẫn cách làm) và quan sát kỹ hai tranh vẽ ở hình 25 trong thời gian 3 phút.

– GV: làm mẫu trước toàn lớp.

– HS: 2 đại diện HS nêu cách làm.

– GV thao tác: chôn cọc C thẳng hàng với hai cọc A; B ở cả hai vị trí của C. (C nằm giữa A và B; B nằm giữa A và C)

Lần lượt 2 HS thao tác đặt cọc C thẳng hàng với hai cọc A, B trước toàn lớp (mỗi HS thực hiện một trường hợp về vị trí của C đối với A; B).

Hoạt động 3: HS thực hành theo nhóm.

– GV: quan sát các nhóm HS thực hành, nhắc nhở, điều chỉnh khi cần thiết.

– HS: nhóm trưởng (là tổ trưởng các tổ) phân công nhiệm vụ cho từng thành viên tiến hành chôn cọc thẳng hàng với hai mốc A và B mà giáo viên cho trước (cọc ở giữa hai mốc A; B cọc nằm ngoài A; B).

Mỗi nhóm HS có ghi lại biên bản thực hành theo trình tự các khâu.

1) Chuẩn bị thực hành (kiểm tra từng cá nhân).

2) Thái độ, ý thức thực hành (cụ thể từng cá nhân).

3) Kết quả thực hành: Nhóm tự đánh giá: tốt-khá-trung bình (hoặc có thể tự cho điểm)

Hoạt động 4: GV: nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm.

 

doc 12 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 408Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 6 - Tiết 3 đến 8 - Năm học 2008-2009 - Trần Thị Hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3:	ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM
Ngày soạn: 25/8/2008
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được: 
1, Kiến thức: HS hiểu có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt. 
2, Kỹ năng: vẽ đường thẳng đi qua hai điểm, đường thẳng cắt nhau, song song.
3, Thái độ: cẩn thận, chính xác.
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng.
Học sinh: Phiếu học tập, bảng nhóm.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1, Ổn định lớp: (1 phút)
	2, Kiểm tra bài cũ: 
1) Khi nào 3 điểm A, B, C thẳng hàng, không thẳng hàng?
2) Cho điểm A, vẽ đường thẳng đi qua A. vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua A?
3) Cho điểm B (B¹A) vẽ đường thẳng đi qua A và B. Có bao nhiêu đường thẳng đi qua A và B? Em hãy mô tả lại cách vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm A và B?
	3, Bài mới: 
ĐVĐ: có mấy đường thẳng đi qua hai điểm cho trước?
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Vẽ đường thẳng:
a) Vẽ đường thẳng:
b) Nhận xét: Có 1 và chỉ 1 đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
2. Tên đường thẳng:
Đường thẳng a
Đường thẳng AB
Đường thẳng xy
3. Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song:
Đường thẳng AB và AC cắt nhau tại A
Đường thẳng xy//zt
– GV: cho HS đọc Sgk mục 1, nêu cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm, thực hiện vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
– HS: đọc cách vẽ đường thẳng trong Sgk.
1 HS thực hiện vẽ trên bảng, cả lớp vẽ vào vở.
– GV: cho một số cặp điểm khác, cho HS thực hiện vẽ và từ đó rút ra nhận xét. 
– GV: cho HS đọc Sgk mục 2 trong 3 phút và cho biết cách đặt tên đường thẳng?
– HS: 
– GV: yêu cầu HS làm ? hình 18.– HS: 
– GV: hướng dẫn HS giải quyết tình huống của bài tập ? để đi đến khái niêïm 2 đường thẳng trùng nhau.
– GV thông báo:
+ Các đường thẳng trùng nhau.
+ Các đường thẳng phân biệt.
– HS: nghe và ghi bài.
– GV: Hãy vẽ 2 đường thẳng phân biệt có 1 điểm chung, không có điểm chung, đặt tên.
– HS: thực hiện.
– GV nhận xét: 2 đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau, hoặc song song.
Kiến thức bổ sung:
a) Vẽ hai đường thẳng cắt nhau mà giao điểm nằm ngoài trang giấy.
b) Vẽ 2 đường thẳng song song.
	4, Củng cố và hướng dẫn tự học: 
 a) Củng cố:
Tìm trong thực tế 2 đường thẳng song song, 2 đường thẳng cắt nhau.
- Tại sao hai điểm luôn thẳng hàng? (BT 16/Sgk)
- Cho 3 điểm và 1 thước thẳng. Làm thế nào để biết 3 điểm đó có thẳng hàng hay không?
- Tại sao 2 đường thẳng có hai điểm chung duy phân biệt thì trùng nhau?
- Làm bài tập 17; 19/Sgk 
	 b) Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học
- Học bài theo Sgk.
- Làm các bài tập: 16, 20, 21/Sgk.
Bài sắp học: Tiết 4: THỰC HÀNH: TRỒNG CÂY THẲNG HÀNG
Đọc trước bài thực hành trang 10.
Mỗi tổ chuẩn bị: 3 cọc tiêu theo quy định của 
Sgk, 1 dây dọi.
IV/. KIỂM TRA: 
Tiết 4:	THỰC HÀNH: TRỒNG CÂY THẲNG HÀNG
Ngày soạn: 2/09/08
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được: 
	1, Kiến thức: Trồng cây thẳng hàng. 
	2, Kỹ năng: HS biết trồng cây hoặc chôn các cọc thẳng hàng với nhau dựa trên khái niệm ba điểm thẳng hàng.
	3, Thái độ: cẩn thận, chính xác.
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
Giáo viên: 3 cọc tiêu, 1 dây dọi, 1 búa đóng cọc.
Học sinh: Mỗi nhóm thực hành (một tổ HS từ 8 đến 10 em) chuẩn bị: 1 búa đóng cọc, 1 dây dọi, từ 6 đến 8 cọc tiêu một đầu nhọn (hoặc cọc có thể đứng thẳng) được sơn hai màu đỏ, trắng xen kẽ. Cọc thẳng bằng tre hoặc gỗ dài khoảng 1,5m.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1, Ổn định lớp: (1 phút)
	2, Kiểm tra bài cũ: 
	3, Bài mới: (40’) 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Nhiệm vụ:
(Sgk)
2. Chuẩn bị:
(Sgk)
3. Hướng dẫn cách làm:
(Sgk)
Hoạt động 1: Thông báo nhiệm vu.ï
– GV: thông báo nhiệm vụ.
– HS: nhắc lại nhiệm vụ phải làm (hoặc phải biết cách làm) trong tiết học này.
– GV: khi đã có những dụng cụ này trong tay chúng ta cần tiến hành làm như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm.
Cả lớp dùng đọc mục 3 trang 108 trong Sgk (hướng dẫn cách làm) và quan sát kỹ hai tranh vẽ ở hình 25 trong thời gian 3 phút.
– GV: làm mẫu trước toàn lớp.
– HS: 2 đại diện HS nêu cách làm.
– GV thao tác: chôn cọc C thẳng hàng với hai cọc A; B ở cả hai vị trí của C. (C nằm giữa A và B; B nằm giữa A và C)
Lần lượt 2 HS thao tác đặt cọc C thẳng hàng với hai cọc A, B trước toàn lớp (mỗi HS thực hiện một trường hợp về vị trí của C đối với A; B).
Hoạt động 3: HS thực hành theo nhóm.
– GV: quan sát các nhóm HS thực hành, nhắc nhở, điều chỉnh khi cần thiết.
– HS: nhóm trưởng (là tổ trưởng các tổ) phân công nhiệm vụ cho từng thành viên tiến hành chôn cọc thẳng hàng với hai mốc A và B mà giáo viên cho trước (cọc ở giữa hai mốc A; B cọc nằm ngoài A; B).
Mỗi nhóm HS có ghi lại biên bản thực hành theo trình tự các khâu.
1) Chuẩn bị thực hành (kiểm tra từng cá nhân).
2) Thái độ, ý thức thực hành (cụ thể từng cá nhân).
3) Kết quả thực hành: Nhóm tự đánh giá: tốt-khá-trung bình (hoặc có thể tự cho điểm)
Hoạt động 4: GV: nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm.
4, Củng cố và hướng dẫn tự học: (4’) 
 a) Củng cố:
– GV: tập trung học sinh và nhận xét toàn lớp.
– HS: vệ sinh chân tay, cất dụng cụ chuẩn bị vào giờ học sau.
	 b) Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học
Về nhà tự thực hành lại, áp dụng thực tế
Bài sắp học: Tiết 5: TIA
Đọc trước bài ở nhà.
5, Bổ sung: 
IV/. KIỂM TRA: 
Tiết 5:	TIA	
Ngày soạn:9/9/08
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được: 
	1, Kiến thức: - HS biết định nghĩa mô tả tia bằng các cách khác nhau.
	 - HS biết thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
	2, Kỹ năng: - HS biết vẽ tia, biết viết tên và biết đọc tên một tia.
	 - Biết phân loại hai tia chung gốc.
	3, Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác .
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng.
Học sinh: Phiếu học tập, bảng nhóm.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1, Ổn định lớp: (1 phút)
	2, Kiểm tra bài cũ: (1’) kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 
	3, Bài mới: (34’)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Tia:
Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O.
 Tia Oy
2. Hai tia đối nhau:
Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy được gọi là hai tia đối nhau.
* Nhận xét: (Sgk)
3. Hai tia trùng nhau:
Tia Ax và tia AB là hai tia trùng nhau.
* Chú ý: (Sgk)
– GV: vẽ lên bảng đường thẳng xy, điểm O trên đường thẳng xy. – HS: vẽ theo trên bảng.
– GV: giới thiệu tia Ox.
Thế nào là một tia gốc O?
– HS: trả lời như Sgk.
– GV nhấn mạnh:
- Khi đọc hay viết tên một tia, phải đọc hay viết tên gốc trước. 
- Tia Ox bị giới hạn ở điểm O, không bị giới hạn về phía x.
Hỏi: vẽ đường thẳng xx’. Lấy điểm B thuộc xx’. Viết tên hai tia gốc B.
* Củng cố: giải bài tập 25/Sgk.
 Nêu cách vẽ tia?
– GV: cho HS quan sát và nói lại đặc điểm của hai tai Ox, Oy trên.
– HS: Hai tia chung gốc, hai tia tạo thành một đường thẳng.
– GV: hai tia Ox, Oy là hai tia đối nhau.
– HS: đọc nhận xét Sgk. “ Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia dối nhau”.
– GV: yêu cầu HS vẽ hai tia đối nhau Bm, Bn. Chỉ rõ từng tia trên màn hình.
– HS: thực hiện.
* Củng cố: giải [?1 ]
Đáp án: a) hai tia Ax và By không đối nhau vì không chung gốc
b) các tia đối nhau là: Ax và Ay; Bx và By
– GV: dùng phấn màu xanh vẽ tia AB rồi dùng phấn vàng vẽ tia Ax.
– HS: quan sát và chỉ ra đặc điểm của hai tia Ax, AB: - Chung gốc.
 - Tia này nằm trên tia kia.
Các nét phấn trùng nhau à hai tia trùng nhau.
Tìm các tia trùng nhau trong hình 28 Sgk.
– HS: 
– GV: giới thiệu hai tia phân biệt.
GV nhấn mạnh: hai tia trùng nhau chỉ là một tia.
* Củng cố: làm [?2] Sgk 
a) Tia OB trùng với tia Oy
b)Tia Ox và Ax không trùng nhau vì không chung gốc.
c) Hai tia Oy và Ox chung gốc nhưng không đối nhau vì không tạo thành đường thẳng
GV: đưa ra chiếc đồng hồ. Hai kim đồng hồ khi nào trùng nhau? Khi nào đối nhau?
	4, Củng cố và hướng dẫn tự học: (9’)
 a) Củng cố:Làm bài tập 22, 23/Sgk (HS trả lời miệng)
	 b) Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học
- HS nắm vững 3 khái niệm: Tia gốc O, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
- BTVN: 24, 25/Sgk.
Bài sắp học
Tiết 6: LUYỆN TẬP
Chuẩn bị các bài tập:26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 Sgk 	
5, Bổ sung: 
IV/. KIỂM TRA: 
Tiết 6:	LUYỆN TẬP	
Ngày soạn:15/9/08
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được: 
1, Kiến thức: Luyện cho HS kĩ năng phát biểu định nghĩa tia, hai tia đối nhau.
2, Kỹ năng: Luyện cho HS kỹ năng nhận biết tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau, củng cố điểm nằm giữa, điểm nằm cùng phía, khác phía qua đọc hình.
	 - Luyện kỹ năng vẽ hình.
3, Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác .
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
Giáo viên: Phấn màu, thước thẳng, SGK.
Học sinh: Phiếu học tập, Sgk, thước thẳng.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1, Ổn định lớp: (1 phút)
	2, Kiểm tra bài cũ: (6’) 
Câu hỏi: giải BT 24 SGK/13
 Cho hai tia Ox, Oy đối nhau, điểm A thuộc tia Ox, điểm B và C thuộc tia Oy. ( B nằm giữa O và C). Hãy kể tên:
	1) Tia trùng với tia BC
	2) Tia đối của tia BC
GV: yêu cầu HS vẽ hình và trả lời câu hỏi.
- Tia trùng với tia BC là tia By
- Tia đối của tia BC là Bx ( hoặc BA hoặc BO)
	3, Bài mới: (30’)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 Bài 26/Sgk:
a) Hai điểm B, M nằm cùng phía đối với điểm A
b) Có thể điểm M nằm giữa hai điểm A, B hoặc điểm B nằm giữa hai điểm A, M.
Bài 27/Sgk:
a) Tia AB là hình gồm điểm A và tất cả các điểm nằm cùng phía với B đối với A.
b) Hình tạo thành bởi điểm A và phần đường thẳng chứa tất cả các điểm nằm cùng phía đối với A là một tia gốc A.
Bài 28/Sgk:
a) Hai tia đối nhau gốc O là: Ox và Oy
b) Điểm O nằm giữa hai điểm M và N 
Bài 30/Sgk:
hai tia đối nhau Ox, Oy.
O
Bài 32/Sgk:
Câu c đúng
Câu a sai Câu b sai
– HS: đọc đề bài 26 Sgk. 
– GV: gọi 1 HS lên bảng vẽ tia AB, lấy điểm M thuộc tia AB.
– HS: vẽ hai trường hợp:
– GV: Hai điểm M và N nằm cùng phía đối với điểm A hay nằm khác phía đối với điểm A?
– HS: Hai điểm B, M nằm cùng phía đối với điểm A.
– GV: Điểm M nằm giữa hai điểm A và B hay điểm B nằm giữa hai điểm A và M?
– HS: Có thể điểm M nằm giữa hai điểm A, B hoặc điểm B nằm giữa hai điểm A, M.
– GV: cho HS đọc bài 27 sau đó dựa vào bài 26 trả lời từng câu.
– HS: trả lời bài 27/Sgk:
a) Tia AB là hình gồm điểm A và tất cả các điểm nằm cùng phía với B đối với A.
b) Hình tạo thành bởi điểm A và phần đường thẳng chứa tất cả các điểm nằm cùng phía đối với A là một tia gốc A.
– GV: cho HS hoạt động nhóm giải bài 28 Sgk.
– HS: hoạt động nhóm giải bài 28 Sgk.
 GV: - theo dõi, nhắc nhở.
GV : Thu bài, nhận xét thái độ làm việc của các nhóm. Cùng HS chỉnh sửa, đưa ra đáp án đúng.
– HS: đọc đề, suy nghĩ.
– GV: lần lượt gọi hai HS đứng tại chỗ trả lời từng câu, sau đó cho 1 HS nhắc lại cả bài.
– HS: thực hiện.
– HS: đọc đề bài 32 Sgk.
– GV: cho HS đứng tại chỗ trả lời. 
– HS: câu c đúng.
– GV: em hãy vẽ hình ví dụ đốivới câu sai?
– HS: vẽ hình
	4, Củng cố và hướng dẫn tự học: (8’) 
 a) Củng cố:
– Thế nào là một tia gốc O?
– Hai tia đối nhau là hai tia phải thoả mãn điều kiện gì?
	 b) Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học
- Ôn tập kĩ lý thuyết.
- Xem lại các bài tập đã giải.
- Làm tốt các bài tập: 24, 26, 28/SBT/99

Bài sắp học
Tiết 7: ĐOẠN THẲNG
Đọc trước bài ở nhà
Tiết 7:	ĐOẠN THẲNG	
Ngày soạn: 23/9/08
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được: 
	1, Kiến thức: - Biết định nghĩa đoạn thẳng.
	2, Kỹ năng: Vẽ đoạn thẳng. Biết nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt đường thẳng, cắt tia. Biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau.
	3, Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
Giáo viên: Phấn màu, SGK, thước thẳng.
Học sinh: Phiếu học tập, SGK, thước thẳng.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1, Ổn định lớp: (1 phút)
	2, Kiểm tra bài cũ: (1’) kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 
	3, Bài mới: (30’) 
ĐVĐ: Đoạn thẳng AB là gì?
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Đoạn thẳng AB là gì?
Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
Hai điểm A, B là hai mút (hoặc hai đầu) của đoạn thẳng AB.
2. Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng:
* Hoạt động 1: Vẽ đoạn thẳng
– GV: yêu cầu HS đánh dấu 2 điểm A, B trên trang giấy. Vẽđoạn thẳng AB. Nói cách vẽ.
– HS: vẽ và nêu cách vẽ
– GV: đoạn thẳng AB là gì?
– HS: đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
– GV: thông báo: - cách đọc tên đoạn thẳng.
 - cách vẽ đoạn thẳng (phải vẽ rõ hai mút)
* Hoạt động 2: Củng cố khái niệm đoạn thẳng.
– GV: cho HS làm bài 33, 35 Sgk để củng cố định nghĩa đoạn thẳng.
– HS: 
Bài 33/Sgk: a) Hình gồm hai điểm R, S và tất cả các điểm nằm giữa R và S được gọi là đoạn thẳng RS.
 Hai điểm R và S được gọi là hai mút của đoạn thẳng RS.
 b) Đoạn thẳng PQ là hình gồm hai điểm P, Q và tất cả các điểm nằm giữa P và Q.
Bài 35/Sgk:
Câu d đúng
– GV: tiếp tục cho HS làm bài 34 Sgk để củng cố về nhận dạng đoạn thẳng.
– HS: 
có 3 đoạn thẳng là AB, AC, BC
– GV: cho HS làm bài 38 Sgk để củng cố về phân biệt đoạn thẳng, tia, đường thẳng.
– HS: 
* Hoạt động 3: Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng.
– GV: cho HS quan sát hình 33, 34, 35 Sgk và mô tả các hình vẽ đó.
– HS: 
– GV: yêu cầu HS vẽ một số trường hợp khác về hai đoạn thẳng cắt nhau, đoạn thẳng cắt tia, đoạn thẳng cắt đường thẳng.
– HS: 3 HS lên bảng vẽ 3 trường hợp, các HS còn lại tự vẽ dưới lớp. 
4, Củng cố và hướng dẫn tự học: (13’)
 a) Củng cố: trong quá trình học lý thuyết.
	BT 36; BT37 SGK/116
	 b) Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học
- Thuộc và hiểu định nghĩa đoạn thẳng.
- Biết vẽ hình biểu diễn đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt tia, đoạn thẳng cắt đường thẳng.
Bài sắp học
Tiết 8: ĐO ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
Đọc trước bài ở nhà
IV/. KIỂM TRA: 
Tiết 8:	ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG	
Ngày soạn: 29/9/08
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, cần đạt được: 
1, Kiến thức: HS biết độ dài đoạn thẳng là gì?
2, Kỹ năng: Biết sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng.Biết so sánh hai đoạnthẳng. 
3, Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác .
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
GV : Phấn màu, thước thẳng có chia khoảng, một số thước đo độ dài khác.
HS : thước thẳng có chia khoảng: một số loại thước mà em có.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1, Ổn định lớp: (1 phút)
	2, Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
 Câu hỏi: Định nghĩa đoạn thẳng AB? Vẽ đoạn thẳng AB?
	3, Bài mới: (29 phút)
ĐVĐ: Đoạn thẳng AB có độ dài bằng bao nhiêu? Để biết ta tiến hành đo đoạn thẳng.
 Sang bài mới “Độ dài đoạn thẳng”
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đo đoạn thẳng:
AB = 3cm
Nhận xét: Mỗi đoạn thẳng có một độï dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.
2. So sánh hai đoạn thẳng:
 ( SGK/117)
AB = 3cm, CD = 3cm, 
EG = 4cm
AB = CD
EG > CD
AB < EG
Hoạt động 1: Đo đoạn thẳng.
GV: Đo đoạn thẳng đó.
 + Viết kết quả đo bẳng ngôn ngữ thông thường và bằng kí hiệu.
– HS: vẽ đoạn thẳng vào vở và tiến hành đo 
– GV: yêu cầu 1 HS nêu kết quả đo, cách đo.
– HS: 
– GV: dụng cụ đo đoạn thẳng là gì?
– HS: dụng cụ đo đoạn thẳng thường là thước thẳng có chia khoảng.
– HS khác bổ sung: thước cuộn, thước gấp, thước xích.
– GV: giới thiệu một vài loại thước.
Chốt lại:Cho đoạn thẳng AB, đo độ dài của nó?
Nêu rõ cách đo?
– HS: .
– GV: cho hai điểm A; B ta có thể xác định khoảng cách AB. Nếu A = B ta nói khoảng cách AB = 0.
Khi có 1 đoạn thẳng thì tương ứng với nó sẽ có mấy độ dài?
– HS: trả lời như nhận xét Sgk 
– GV: độ dài và khoảng cách có khác nhau không? (– trả lời: Độ dài là một số dương > 0, còn khoảng cách có thể = 0.)
– GV: đoạn thẳng và độ dài đoạn thẳng khác nhau như thế nào?
HS: Đoạn thẳng là hình còn đôï dài đoạn thẳng là một số.
* Củng cố: thực hiện đo chiều dài, chiều rộng cuốn vở của em, rồi đọc kết quả.
Hoạt động 2: so sánh hai đoạn thẳng.
– GV: thực hiện đo độ dài của chiếc bút chì và bút bi của em. Cho biết hai vật này có độ dài bằng nhau không? ( HS: )
– GV: để so sánh 2 đoạn thẳng ta sánh độ dài của chúng.
– GV cho HS đọc Sgk (3 phút) và cho biết thế nào là hai đoạn thẳng bằng nhau, đoạn thẳng này dài hơn (hay ngắn hơn) đoạn thẳng kia? Cho ví dụ và thể hiện bằng kí hiệu. (– HS: )
– GV: treo bảng phụ hình 40 Sgk 
Cho HS đo và so sánh các doạn thẳng AB, CD, EG. (– HS: )
* Củng cố: HS làm [?1], [?2], [?3 ]Sgk 
[?1]: HS đo độ dài đoạn thẳng ở hình 41 SGK và chỉ ra đoạn thẳng có độ dài giống nhau
So sánh hai đoạn thẳng EF và CD
[?2]: nhận dạng các dụng cụ thước gấp, thước xích, thước dây.
[?3] kiểm tra xem 1 inch = 2,54 cm?
	4, Củng cố và hướng dẫn tự học: (10 phút)
 a) Củng cố:Làm bài 42, 43 Sgk
	 b) Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học
- Nắm vững nhận xét về độ dài đoạn thẳng, cách đo đoạn thẳng, cách so sánh hai đoạn thẳng.
- BTVN: 41, 43, 44, 45/Sgk 
Bài sắp học: Tiết 9: KHI NÀO THÌ AM+MB=AB?
Về nhà: - Vẽ đoạn thẳng AB. Lấy điểm M nằm giữa A và B. Dùng thứơc đo độ dài 3 đoạn thẳng AM, MB, AB. So sánh AM+MB với AB?
.

Tài liệu đính kèm:

  • docT3-T8.doc