Giáo án môn Hình học Lớp 6 - Tiết 3, Bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm - Năm học 2008-2009

Giáo án môn Hình học Lớp 6 - Tiết 3, Bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm - Năm học 2008-2009

I.MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: HS hiểu có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt. Lưu ý HS có vô số đường không thẳng đi qua hai điểm

2. Kĩ năng:

HS biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm, đường thẳng cắt nhau, song song.

3. Thái độ: HS nắm vững vị trí tương đối của đường thẳng trên mặt phẳng.

II. CHUẨN BỊ.

GV: Bài soạn, thước thẳng SGK

 HS: Thực hiện hướng dẫn tiết trước.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định lớp. (1ph)

2. Kiểm tra bài cũ. (7ph)

HS1 : Khi nào ba điểm A, B, C thẳng hàng, không thẳng hàng ?

 Giải bài tập 13a.

Giải : M nằm giữa A và B, N không nằm giữa A và B, (N, A, B thẳng hàng)

HS2 : Giải bài tập 13b

 B nằm giữa A và N, M nằm giữa A và B

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 6 - Tiết 3, Bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3	Ngày soạn: 10/9/2008
Tiết: 3	Ngày dạy: 12/9/2008
	§3. ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM
I.MỤC TIÊU.
Kiến thức: HS hiểu có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt. Lưu ý HS có vô số đường không thẳng đi qua hai điểm
Kĩ năng:
HS biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm, đường thẳng cắt nhau, song song.
Thái độ: HS nắm vững vị trí tương đối của đường thẳng trên mặt phẳng.
II. CHUẨN BỊ.
GV: Bài soạn, thước thẳng SGK 
	HS: Thực hiện hướng dẫn tiết trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Ổn định lớp. (1ph)
Kiểm tra bài cũ. (7ph)
HS1 : - Khi nào ba điểm A, B, C thẳng hàng, không thẳng hàng ?
- Giải bài tập 13a.
Giải : M nằm giữa A và B, N không nằm giữa A và B, (N, A, B thẳng hàng)
M 
·
N 
·
A
·
B 
·
M 
·
N 
·
A
·
B 
·
HS2 :	- Giải bài tập 13b
- B nằm giữa A và N, M nằm giữa A và B
Bài mới.
ĐL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
5’
HĐ 1: Vẽ đường thẳng :
A 
b
c
a 
Hỏi : Cho điểm A. hãy vẽ đường thẳng đi qua điểm A. Vẽ được mấy đường thẳng ?
HS vẽ 
Trả lời : Vẽ được vô số đường thẳng
GV : Cho 2 điểm B và C. Hãy vẽ đường thẳng đi qua B, C. Vẽ được mấy đường thẳng ? 
Trả lời:Có một đường thẳng đi qua hai điểm B, C
Hỏi : Em đã vẽ đường thẳng BC bằng cách nào ?
HS : Đặt cạnh thước đi qua đi qua hai điểm B, C.
- Dùng phấn (đầu chì) vạch theo cạnh thứơc.
Hỏi : Như vậy qua hai điểm A và B vẽ được mấy đường thẳng ?
1. Vẽ đường thẳng :
- Muốn vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B ta làm như sau : 
+ Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A và B
A ·
B ·
+ Dùng đầu chì vạch theo cạnh thước
Nhận xét :
Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A, B
7’
HĐ 2: Tên đường thẳng : 
Hỏi : Các em đã biết đặt tên đường thẳng ở bài §1 như thế nào ?
HS : Đặt tên đường thẳng bằng chữ cái thường.
GV : Giới thiệu tiếp hai trường hợp còn lại
GV : Vẽ ba đường thẳng với tên gọi khác nhau
GV : Yêu cầu HS giải bài tập ? 
A 
·
B 
·
C 
·
HS : vẽ 
Hỏi: Nếu đường thẳng chứa ba điểm A, B, C thì gọi tên đường thẳng đó như thế nào ?
Trả lời : Có 6 cách gọi tên là : AB ; BC ; AC ; BA ; CB ; CA
Hỏi : Qua mấy điểm ta có một đường thẳng ?
HS : Qua hai điểm ta có một đường thẳng
Hỏi : Ta gọi đó là đường thẳng AB, BC, có đúng không ?
Hỏi : Như vậy còn những cách gọi nào khác ?
Hỏi : Các em có thấy rõ 6 cách gọi này chỉ là một đường thẳng không ?
HS :Với 6 cách gọi trên chỉ là một đường thẳng mà thôi.
2. Tên đường thẳng :
- Ta đặt tên đường thẳng bằng một chữ cái thường, hai chữ cái thường hay tên của hai điểm xác định đường thẳng
a
x
y
A 
·
B 
·
10’
HĐ 3: Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song 
GV : Lấy bài tập ? để giới thiệu các đường thẳng AB và CD trùng nhau.
Hỏi:Hãy gọi tên các đường thẳng trùng nhau khác trên hình vẽ ?
Trả lời : AB và AC là hai đường thẳng trùng nhau
A 
·
B 
·
·
C
GV : Vẽ hình hai đường thẳng AB, AC có 1 điểm chung A 
Hỏi : Hai đường thẳng này có trùng nhau không ?
HS : Không trùng nhau vì A, B, C không thẳng hàng.
GV : Giới thiệu hai đường thẳng phân biệt.
Hỏi : Hai đường thẳng phân biệt AB, AC có mấy điểm chung ? được gọi là hai đường thẳng như thế nào ?
GV : Vẽ hình hai đường thẳng xy và zt không trùng nhau, không cắt nhau và hỏi :
Hỏi : Hai đường thẳng xy, zt có trùng nhau không ? chúng có điểm chung nào không ?
GV : Giới thiệu hai đường thẳng song song
Hỏi :Thế nào là hai đường thẳng song song ?
Hỏi :Thế nào là hai đường thẳng phân biệt ?
Hỏi : Hai đường thẳng phân biệt có thể xảy ra những vị trí nào ?
HS : Chúng cắt nhau hoặc chúng song song.
3.Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song 
a) Hai đường thẳng trùng nhau :
A 
·
B 
·
C 
·
AB và BC là hai đường thẳng trùng nhau
A 
·
B 
·
·
C
b) Hai đường thẳng cắt nhau :
Hai đường thẳng AB, AC chỉ có một điểm chung, ta nói chúng cắt nhau.
A là giao điểm của hai đường thẳng.
c) Hai đường thẳng song song :
x
y
z
t
- Hai đường thẳng xy, zt không có điểm chung nào, ta nói chúng song song.
 Chú ý :
- Hai đường thẳng không trùng nhau còn được gọi là hai đường thẳng phân biệt.
- Hai đường thẳng phân biệt hoặc chỉ có một điểm chung hoặc không có điểm chung nào ?
Củng cố – luyện tập. (13ph)
Bài tập 16/109 :
a) Tại sao không nói ‘hai điểm thẳng hàng” ?
b) Cho ba điểm và một thước thẳng, làm thế nào để biết ba điểm có thẳng hàng không ?
Hỏi : Tại sao hai đường thẳng có hai điểm chung phân biệt thì trùng nhau ?
Trả lời : 
a) Vì qua hai điểm phân biệt chỉ có một đường thẳng
b) Vẽ đường thẳng qua hai điểm, xem đường thẳng đó có đi qua điểm thứ ba không ?
HS : Vì qua hai điểm phân biệt chỉ có một đường thẳng
Bài tập 17/109 : (bảng phụ)
A 
B 
C 
D 
A, B, C, D không có ba điểm nào thẳng hàng, kẻ các đường thẳng đi qua từng cặp điểm. Có tất cả bao nhiêu đường thẳng ?
Trả lời : Có tất cả 6 đường thẳng là : AB, AC, AD, BC, BD, CD
1) Có mấy đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt ?
2) Với hai đường thẳng có những vị trí nào ? chỉ ra số giao điểm trong từng trường hợp ?
Hướng dẫn về nhà. (2ph)
- Làm các bài tập : 15; 18 ;19; 20 ; 21 trang 109 ; 110
- Đọc kỹ trước bài thực hành trang 110

Tài liệu đính kèm:

  • docHINH HOC T3.doc