I. MỤC TIÊU:
Qua bài này học sinh cần :
- Hiểu đường tròn là gì? hình tròn là gì ? hiểu được cung, dây cung, đường kính bán kính .
- Có kỹ năng sử dụng com pa để vẽ một đường tròn . cung tròn với bán kính cho trước .
- Có thái độ vẽ hình chính xác, cẩn thận .
II. CHUẨN BỊ:
Sgk +shd , thước kẻ,thước đo góc,com pa,phấn màu,bảng phụ, máy chiếu đa năng nếu có.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Nhận biết và vẽ đường tròn, hình tròn . (15’)
GV giới thiệu dụng cụ để vẽ đường tròn, hình tròn .
Quan sát hình 43 SGK, HS cho biết đường tròn tâm O bán kính R là gì ?
Làm thế nào để vẽ được một đường tròn có bán kính cho trước .
Vẽ đường tròn (O;3cm) và lấy điểm M trên đường tròn đó . Cho biết độ dài đoạn thẳng OM? Có thể nói OM là bán kính của đường tròn đó không ?
Lấy N ở bên trong đường tròn và P ở bên ngoài đường tròn . Hãy so sánh ON, OP với OM .
Hình tròn là gì ?
Đường tròn và hình tròn khác nhau ở chỗ nào?
1- Đường tròn và hình tròn
+ Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng . Ký hiệu (O ; R)
+ Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó .
Tiết 25: ĐƯỜNG TRÒN I. MỤC TIÊU: Qua bài này học sinh cần : Hiểu đường tròn là gì? hình tròn là gì ? hiểu được cung, dây cung, đường kính bán kính . Có kỹ năng sử dụng com pa để vẽ một đường tròn . cung tròn với bán kính cho trước . Có thái độ vẽ hình chính xác, cẩn thận . II. CHUẨN BỊ: Sgk +shd , thước kẻ,thước đo góc,com pa,phấn màu,bảng phụ, máy chiếu đa năng nếu có. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Nhận biết và vẽ đường tròn, hình tròn . (15’) GV giới thiệu dụng cụ để vẽ đường tròn, hình tròn . Quan sát hình 43 SGK, HS cho biết đường tròn tâm O bán kính R là gì ? Làm thế nào để vẽ được một đường tròn có bán kính cho trước . Vẽ đường tròn (O;3cm) và lấy điểm M trên đường tròn đó . Cho biết độ dài đoạn thẳng OM? Có thể nói OM là bán kính của đường tròn đó không ? Lấy N ở bên trong đường tròn và P ở bên ngoài đường tròn . Hãy so sánh ON, OP với OM . Hình tròn là gì ? Đường tròn và hình tròn khác nhau ở chỗ nào? 1- Đường tròn và hình tròn + Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng . Ký hiệu (O ; R) + Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó . Hoạt động 2: Nhận biết và vẽ cung tròn, dây cung (15’) HS quan sát hình 44 và 45 SGK để trả lời các câu hỏi : cung tròn là gì ? dây cung là gì ? HS vẽ đường tròn (O;3,5cm) . Làm thế nào để vẽ được hai dây cung CD = 5cm, AB = 7cm ? GV hướng dẫn . Có nhận xét gì về dây cung AB ? (hai đầu mút và tâm thẳng hàng) . GV giới thiệu khái niệm đường kính và nửa đường tròn . Vẽ một đường kính MN của đường tròn trên và cho biết độ dài ? Nhận xét độ dài của đường kính và bán kính . 2- Cung và dây cung +Cung tròn là một phần của đường tròn +Dây cung là đoạn thẳng nối hai mút của cung tròn . +Đường kính là dây cung đi qua tâm . Đường kính gấp đôi bán kính . Cung tròn có dây cung là đường kính gọi là nửa đường tròn . D C O B A Hoạt động 3: So sánh hai đoạn thẳng bằng compa (10’) Công dụng chính của compa là gì ? Ngoài ra compa còn có các công dụng gì khác ? Có thể so sánh độ dài hai đoạn thẳng khi không biết cụ thể hai độ dài của chúng ? GV hướng dẫn HS cách sử dụng com pa để so sánh độ dài hai đoạn thẳng . 3- Một công dụng khác của compa Com pa ngoài công dụng chính để vẽ đường tròn thì còn để so sánh hai đoạn thẳng khi không đo độ dài từng đoạn thẳng . Hoạt động 3:Củng cố - Dặn dò (5’) Yêu cầu học sinh làm tại lớp bài tập 38, 40 SGK theo nhóm. Yêu cầu nhắc lại các khái niệm đường tròn, hình tròn, dây cung, cung tròn, đường kính Dặn dò + HS học bài theo SGK và làm các bài tập 39, 41 và 42 ở nhà . Xem trước bài : Tam giác Học sinh làm việc theo nhóm Hoàn thành yêu cầu của gv Một vài học sinh nhắc lại kiến thức của bài học HS lắng nghe và ghi nhiệm vụ về nhà
Tài liệu đính kèm: