Giáo án môn Hình học lớp 6 - Tiết 16: Nửa mặt phẳng (Tiếp)

Giáo án môn Hình học lớp 6 - Tiết 16: Nửa mặt phẳng (Tiếp)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Học sinh mô tả được thế nào là nửa mặt phẳng.

Học sinh nhớ được cách gọi tên nửa mặt phẳng.

2. Kỹ năng:

HS nhận biết được tia nằm giữa 2 tia trên hình vẽ.

Làm được bài tập áp dụng.

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1180Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 6 - Tiết 16: Nửa mặt phẳng (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05. 01. 2010
Ngày giảng: 6B: 07. 01
 6A: 09. 01
 chương II: góc
 Tiết 16 Nửa mặt phẳng
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
Học sinh mô tả được thế nào là nửa mặt phẳng.
Học sinh nhớ được cách gọi tên nửa mặt phẳng.
2. Kỹ năng:
HS nhận biết được tia nằm giữa 2 tia trên hình vẽ.
Làm được bài tập áp dụng.
3. Thái độ: Cẩn thận, có ý thức liên hệ thực tế.
b. đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Thước thẳng, giấy gấp.
2. Học sinh: Thước thẳng.
c. phương pháp
Vấn đáp, luyện tập.
d. tổ chức giờ học
*) Hoạt động khởi động (4’)
- Mục tiêu: Học sinh nhớ được một cách sơ lược các kiến thức trong chương II
- Cách tiến hành:
+) Giáo viên giới thiệu sơ lược các kiến thức trong chươg II: Góc:
- Khái niệm góc. Công thức cộng góc.
- Tia phân giác của góc.
- Một số hình cơ bản: Đường tròn, tam giác.
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm nửa mặt phẳng (14’)
- Mục tiêu: Học sinh mô tả được thế nào là nửa mặt phẳng.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Quan sát hình 1 và cho biết :
 +) Hãy nêu một vài hình ảnh của mặt phẳng.
 +) Nửa mặt phẳng bờ a là gì ?
 +) Thế nào là hai nửa mặt phẳng đối nhau ?
+) Khi vẽ một đường thẳng trên mặt phẳng thì đờng thẳng này có quan hệ gì với hai nửa mặt phẳng ?
1. Nửa nửa phẳng bờ a
 +) Hình gồm đường thẳng a và một phần đường thẳng bị chia ra bởi a gọi là một nửa mặt phăng bờ a. 
 +) Hai nửa mặt phẳng có chung bờ gọi là hai mặt phẳng đối nhau
Bất kì đường thằng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai mặt phẳng đối nhau.
	Hoạt động 2: Tìm hiểu về tia nằm giữa hai tia (12’)
	- Mục tiêu: Học sinh nhận biết được khi nào thì tia Oz năm giữa hai tia Ox và tia Oy.
	- Đồ dùng: Bảng phụ.
	- Cách tiến hành:
Quan sát hình 3 và cho biết:
- Khi nào tia Oz nằm giữa tia Ox và tia Oy ?
Trong các hìng 3a, b, c hình nào tia Oz nằm giwax hai tia Ox và Oy ?
- Tại sao ở hình 3 c, tia Oz không nằm giữa hai tia Ox và Oy ?
Trả lời ?2 SGK
Trả lời câu hỏi 2 SGK
2. Tia nằm giữa hai tia
a)
 b)
c)
Hình 3
- ở hình 3a, tia Oz cắt đoạn thẳng MN, với M thuộc Ox, N thuộc Oy ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.
 ?2.
	Hoạt động 3. Củng cố (10’)
	- Mục tiêu: HS làm được các bài tập áp dụng kiến thức trong bài học.
	- Cách tiến hành:
+) Giáo viên chốt lại các kiến thức cơ bản:
- Khái niệm nửa mặt phẳng.
- Tia nằm giữa hai tia.
+) Yêu cầu học sinh lần lượt làm các bài tập 1, 2, 3 – SGK.
 HS theo dõi, lắng nghe.
 HS lên bảng chữa.
e. tổng kết, hd về nhà (5’)
	+) Giáo viên chốt lại các kiến thức.
	+) Giao BTVN: BT4.
	+) Yêu cầu HS chuẩn bị bài cho tiết sau: Góc.
Ngày soạn: 12. 01. 2010
Ngày giảng: 6B: 14. 01. 2010
 6A: 16. 01. 2010
 Tiết 17 Góc
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Học sinh mô tả được góc là gì, góc bẹt là gì.
- Học sinh nhớ được cách vẽ góc, cách đọc tên góc, ký hiệu góc.
- Học sinh nhận biết được khi nào một điểm nằm trong một góc.
2. Kỹ năng:
- Học sinh làm được bài tập áp dụng, có kỹ năng vẽ góc, viết (gọi) tên góc.
3. Thái độ: Cẩn thận, có ý thức liên hệ thực tế.
b. đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
c. phương pháp
Vấn đáp, luyện tập.
d. tổ chức giờ học
*) Hoạt động khởi động (4’)
- Mục tiêu: Học sinh nhớ được khái niệm tia nằm giữa hai tia, vẽ được hình minh hoạ.
- Cách tiến hành:
 +) Giáo viên yêu cầu HS lên bảng làm bài tập: Vẽ tia Ot nằm giữa hai tia Ox và tia Oy.
 +) Đáp án
 Tia Ot nằm giữa hai tia Ox và tia Oy:
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm góc (10’)
- Mục tiêu: Học sinh mô tả được góc là gì, nhớ được các yếu tố của góc.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*) Yêu cầu HS quan sát hình và cho biết:
- Góc là gì ?
- Nêu các yếu tố của góc.
- Góc xOy được ký hiệu như thế nào ?
 GV nhận xét, chốt lại. 
- Gọi tên các góc trong hình 4. b) và viết bằng kí hiệu.
 GV nhận xét, chốt lại. 
1. Góc
- HS quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi của GV:
+) Góc là hình gồm hai tia chung gốc.
+) Gốc chung của hai tia gọi là đỉnh. Hai tia gọi là hai cạnh của góc: Đỉnh O, hai cạnh: Ox, Oy.
+) Góc xOy được ký hiệu là: xOy
+) HS thực hiện: 
xOy
Hoặc: MON
Hoạt động 2: Tìm hiểu về góc bẹt (8’)
- Mục tiêu: Học sinh mô tả được góc bẹt là gì.
- Cách tiến hành:
*) Yêu cầu HS quan sát hình 2 và cho biết :
- Góc bẹt là gì ?
- Làm ?1 SGK
 GV nhận xét, chốt lại. 
2. Góc bẹt
- HS quan sát hình 4.c) và trả lời câu hỏi:
+) Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.
?1 Điền vào chỗ trống : 
a) góc xOy ; đỉnh ; cạnh
b) S ; ST và SR
c) góc có hai cạnh là hai tia đối nhau
Hoạt động 3: Tìm cách vẽ góc (8’)
- Mục tiêu: Học sinh mô tả được cách vẽ góc.
- Cách tiến hành:
*) Yêu cầu HS hoạt động cá nhân (2’) và trả lời câu hỏi: 
- Muốn vẽ góc ta cần vẽ các yếu tố nào ?
3. Vẽ góc.
Hình 5
- HS suy nghĩ, trả lời: - Vẽ đỉnh và các cạnh của góc
Hoạt động 4: Tìm khái niệm điểm nằm bên trong góc (14’)
- Mục tiêu: Học sinh nhận biết được khi nào một điểm nằm bên trong một góc.
- Cách tiến hành:
*) GV yêu cầu HS quan sát hình 6 và cho biết khi nào thì điểm M năm trong góc xOy ?
4. Điểm nằm bên trong góc
Hình 6
Khi tia OM nằm giữa tia Ox và tia Oy thì điểm M nằm trong góc xOy.
Hoạt động 5: Củng cố (10’)
- Mục tiêu: Học sinh làm được các bài tập áp dụng.
- Cách tiến hành:
*) GV chốt lại các kiến thức cơ bản.
*) GV yêu cầu HS làm BT 8.
- HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi:
+) Các góc gồm: BAC ; BAD ; CAD 
e. tổng kết, hd về nhà (5’)
	+) Giáo viên chốt lại các kiến thức.
	+) Giao BTVN: BT9, 10.
	+) Yêu cầu HS chuẩn bị bài cho tiết sau: Số đo góc.

Tài liệu đính kèm:

  • doc16. Nua mat phang.doc