Giáo án môn Hình học Lớp 6 - Tiết 12: Trung điển của đoạn thẳng - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Danh Huân

Giáo án môn Hình học Lớp 6 - Tiết 12: Trung điển của đoạn thẳng - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Danh Huân

A. MỤC TIÊU:

Kiến thức: -HS nắm vững trung điểm đoạn thẳng là gì

2.Kỹ năng:- HS có kỹ năng biết vẽ trung điểm cảu đoạn thẳng.

- Nhận biết được một điểm là trung điểm của một đoạn thẳng

3. Thái độ: Giáo dục tư duy, tính cẩn thận trong vẽ hình, luyện kỹ năng vẽ hình. đo trung điểm đoạn thẳng.

B. PHƯƠNG PHÁP: Gợi mở vấn đáp

C. CHUẨN BỊ:

1. GV: Phấn màu, thước kẽ, compa.

2. Học sinh:Xem trước bài, dụng cụ học tập, compa.

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổn định tổ chức (1):

II. Bài cũ:(7)

 Nếu điểm M nằm giữa Avà B thì ta có đẳng thức nào?

BT: Trên một đường thẳng, hãy vẽ ba điểm V, A, T sao cho AT = 10cm,

VA = 20 cm, VT = 30 cm. Hỏi diểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề (3): Tiết trước các em được học khái niệm về tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau, đường thẳng. Vậy đoạn thẳng nó có khái niệm như thế nào?Đó chính là nội dung của bài. .

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 332Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 6 - Tiết 12: Trung điển của đoạn thẳng - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Danh Huân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tiết 12: Trung điểm đoạn thẳng
Ngày soạn: /10
A. Mục tiêu: 
Kiến thức: -HS nắm vững trung điểm đoạn thẳng là gì
2.Kỹ năng:- HS có kỹ năng biết vẽ trung điểm cảu đoạn thẳng.
- Nhận biết được một điểm là trung điểm của một đoạn thẳng
3. Thái độ: giáo dục tư duy, tính cẩn thận trong vẽ hình, luyện kỹ năng vẽ hình. đo trung điểm đoạn thẳng.
B. Phương pháp: Gợi mở vấn đáp
C. Chuẩn bị:
1. GV: Phấn màu, thước kẽ, compa. 
2. Học sinh:Xem trước bài, dụng cụ học tập, compa.
D. Tiến trình:
I. ổn định tổ chức (1’):
II. Bài cũ:(7’)
 Nếu điểm M nằm giữa Avà B thì ta có đẳng thức nào?
BT: Trên một đường thẳng, hãy vẽ ba điểm V, A, T sao cho AT = 10cm, 
VA = 20 cm, VT = 30 cm. Hỏi diểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
III. Bài mới: 
1. Đặt vấn đề (3’): Tiết trước các em được học khái niệm về tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau, đường thẳng... Vậy đoạn thẳng nó có khái niệm như thế nào?Đó chính là nội dung của bài.....
2. Triển khai: 
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
10’
14’
 Hoạt động 1: Xây dựng khái niệm trung điểm đoạn thẳng.
? M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M phải thỏa mãn điều kiện gì?
Có điều kiện M nằm giữa A và B thì M có tương ứng đẳng thức nào?
GV yêu cầu HS vẽ một đoạn thẳng AB = 3,5cm. Hãy xác định trung điểm của đoạn thẳng đó.
? Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB khi nào?
Hoạt động 2: GV giới thiệu cách vẽ trung điểm của đoạn 
Đoạn thẳng AB có độ dài bằng 5cm. Hãy vẽ trung điểm của đoạn thẳng ấy.
? Em nào có thể vẽ được trung điểm của đoạn thẳng AB
Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A, B ta có hệ thức nào?
GV giới thiệu cách vẽ 1 
cách vẽ 2 như SGK dùng giấy để gấp trung điểm của một đạon thẳng.
? HS trả lời? SGK
Nếu dùng một sợi dây để chia một thanh gỗ thẳng thành hai phần bằng nhau thì làm thế nào?
1. Trung điểm đoạn thẳng: 
Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B (MA = MB). Trung điểm của đạon thẳng AB còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB.
2. Cách vẽ trung điểm của đạon thẳng AB:
VD: Đoạn thẳng AB có độ dài bằng 5cm. Hãy trung điểm của đoạn thẳng ấy.
Ta có: AM + MB = AB
Mà MA =MB
Suy ra MA = MB = 2,5cm.
Cách 1: Trên tia AB, vẽ điểm M sao cho AM = 2,5cm
Cách2: Gấp giấy
Vẽ đoạn thẳng AB trên giấy can (giấy trong). 
Gấp giấy sao cho điểmB trùng vào điểmA.
Nết gấp cắt đoạn thẳng AB tại trung điểm M cần xác định.
? Nếu dùng một sợi dây để chia một thanh gỗ thẳng thành hai phần bằng nhau thì làm thế nào?
Ta chia như sau: 
- Gấp đoạn dây sao cho chiều dài của sợi dây bằng thanh gỗ sao cho hai đầu mút trùng nhau.
- Nết gấp của dây xác định trung điểm của mép thẳng thanh gỗ khi đặt trở lại.
- Dùng bút chì đánh dấu trung điểm( Hai mép gỗ, vạch đường thẳng đi qua hai điểm đó)
IV. Củng cố (8): - Gv nhắc cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng
- Trên tia Ox vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 2cm, OB = 4cm. Hỏi điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không? So sánh OA và AB.
V. Dặn dò (2’): - Xem lại bài
 -Làm bài tập tương tự SGK + SBT.
- Xem trước bài ôn tập chương I.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET12.doc