Giáo án môn Địa Lí Lớp 9 - Năm học 2012-2013 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án môn Địa Lí Lớp 9 - Năm học 2012-2013 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

I.Mục tiêu

1. Kiến thức : HS cần

 - Biết số dân số ở nước ta là 86 triệu người ( 2009 )

 - Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả.

 - Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi

2. Kỹ năng

 - Có kĩ năng phân tích bảng thống kê và một số biểu đồ dân số.

3. Thái độ

 - Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lí.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên :

 - Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta ( phóng to )

 - Tài liệu, tranh ảnh về hậu quả của bùng nổ dân số tới môi trường và chất lượng cuộc sống.

2. Chuẩn bị của học sinh :

 - Tìm hiểu trước bài mới.

III. Hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra bài cũ (4)

Hỏi: a- Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? VD?

 b- Trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta ?

 Trả lời: a- có 54 dt những nét riêng: phong tục, tập quán, trang phục

 b- DT kinh ở đồng bằng, dt ít người ở miền núi

2. Bài mới :

* Vào bài (1)

 Dân số, tình hình gia tăng dân số và những hậu quả kinh tế xã hội, chính trị của nó đã trở thành mối quan tâm không chỉ riêng của mỗi quốc gia, mà cả cộng đồng quốc tế . Ở mỗi quốc gia, chính sách dân số luôn có vị trí xứng đáng trong các chính sách của Nhà nước . Sớm nhận rõ vấn đề này, ở nước ta Đảng và chính phủ đã đề ra mục tiêu dân số và ban hành loạt chính sách để đạt được mục tiêu ấy.

 Để tìm hiểu vấn dân số, sự gia tăng dân số và cơ cấu dân số ở nước ta có đặc điểm gì, ta nghiên cứu nội dung bài hôm nay.

 

doc 78 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa Lí Lớp 9 - Năm học 2012-2013 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tài liệu
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THCS
MƠN ĐỊA LÝ 9
(Dùng cho các cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên, 
áp dụng từ năm học 2012-2013)
LỚP 9
Cả năm: 37 tuần (52 tiết)
Học kì I: 19 tuần (35 tiết)
Học kì II: 18 tuần (17 tiết)
Nội dung
Thời lượng
Địa lí Việt Nam (tiếp theo)
II - Địa lí dân cư 
5 tiết (4LT +1TH)
III - Địa lí kinh tế 
11 tiết (9LT+2TH)
IV - Sự phân hố lãnh thổ
24 tiết (17LT +7TH)
V - Địa lí địa phương 
4 tiết (3LT +1TH)
Ơn tập
4 tiết
Kiểm tra
4 tiết
Cộng
52 tiết (33LT+11TH+4ƠT+4KT)
Học kì I, kết thúc ở bài 30: Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây cơng nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
 ®Þa lÝ 9 chuÈn kiÕn thøc kü n¨ng míi 2012-2013Tiết 1
Bài 1 
 céng ®ång CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
 I.Mục tiêu 
1.Kiến thức : HS cần
 	 - Biết nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
 	- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta
2.Kỹ năng
 	- Rèn luyện, củng cố kĩ năng đọc, xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
3.Thái độ 
 	 - Giáo dục tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
II.Chuẩn bị 
1. ChuÈn bÞ cđa häc sinh
 	- Bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam
 	- Tập sách “Việt Nam hình ảnh cộng đồng54 dân tộc” - NXB Thông tấn
 	- Tài liệu lịch sử về một số dân tộc ở Việt Nam.
2.Chuẩn bị của học sinh :
	 - Tìm hiểu trước bài mới
	 - SGK, vở bài tập, tập bản đồ.
III.Hoạt động dạy và học
1.Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
2.Bài mới :
 * Mở bài. (1’)
 Việt Nam – Tổ quốc của nhiều dân tộc. Các dân tộc cùng là con cháu của Lạc Long Quân – Âu cơ, cùng mở mang, gây dựng non sông, cùng chung sống lâu đời trên một đất nước. Các dân tộc sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Bài học đầu tiên của môn địa lí lớp 9 hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu: Nước ta có bao nhiêu dân tộc; dân tộc nào giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển đất nước; địa bàn cư trú của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được phân bố như thế nào trên đất nước ta.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu các dân tộc ở Việt Nam (20’ )
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
HĐ 1:(20’) Hướng dẫn HS Quan sát bộ ảnh đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
GV: Dùng tập ảnh “Việt Nan hình ảnh 54 dân tộc” Giới thiệu một số dân tộc tiêu biểu cho các miền đất nước
Hỏi: Bằng hiểu biết của bản thân em hãy cho biết :
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Kể tên các dân tộc mà em biết ?
- Trình bày những nét khái quát về dân tộc Kinh và một số dân tộc khác ? 
Hỏi: Quan sát H1.1 cho biết dân tộc nào chiếm số dân đông nhất ? chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?
Hỏi (k): Dựa vào hiểu biết thực tế và SGK cho biết :
- Người Việt cổ còn có tên gọi gì?
- Đặc điểm dân tộc Việt và các dân tộc ít người ? 
Hỏi: Kể tên một số sản phẩm thủ công têu biểu của các dân tộc ít người mà em biết ?
Hỏi (k): Hãy kể tên các vị lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta, tên các vị anh hùng, các nhà khoa học có tiếng là người dân tộc ít người mà em biết ?
Hỏi (k): Cho biết vai trò của người Việt định cư ở nước ngoài đối với đất nước ?
* Chuyển ý: Việt nam là Tổ quốc có nhiều thành phần dân tộc . Đại đa số các dân tộc có nguồn gốc bản địa, cùng chung sống dưới mái nhà của nước Việt Nam thống nhất. Về số lượng sau người Việt là người Tày, Thái, Mường, Khơ me, mỗi tộc người có số dân trên 1 triệu. Các tộc người khác có số lượng ít hơn. Địa bàn sinh sống các thành phần dân tộc được như thế nào, ta cùng tìm hiểu mục II.
HĐ 2:(19’) Hướng dẫn HS khai thác bản đồ
Hỏi (k): Dựa vào bản đồ “Phân bố dân tộc Việt Nam” và hiểu biết của mình cho biết dân tộc Kinh phân bố chủ yếùu ở đâu ?
GV: Lãnh thổ của cư dân Việt Nam có trước công nguyên
+ Phía Bắc: Tỉnh Vân Nam, Quảng Tây ( Trung Quốc )
+ Phía Nam Nam Bộ
- Sự phân hóa cư dân Việt Cổ thành các bộ phân 
+ Cư dân phía Tây-Tây Bắc
+ Cư dân phía Bắc
+ Cư dân phía Nam ( từ Quảng Bình trở vào )
+ Cư dân ở đồng bằng, trung du và Bắc Trung Bộ vẫn giữ được bản sắc việt cổ tồn tại qua hơn 1000 năm Bắc Thuộc
Hỏi: Hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu ?ø GV: Tuy nhiên đây là vùng giao thông đi lại khó khăn, nhưng là vùng giàu tài nguyên, vị trí quan trọng.
Hỏi: Dựa vào SGK và bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam, hãy cho biết địa bàn cư trú cụ thể của các dân tộc ít người ?
Hỏi (k): Hãy cho biết cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự phân bố và đời sống của đồng bào các dân tộc ít người có
những thay đổi lớn như thế nào? 
HĐ1: Cặp (2 em/ nhóm)
- Có 54 dân tộc gồm: Kinh, Tày, Thái,...
- Ngôn ngữ, trang phục, tập quán, sản xuất 
TL: Dân tộc Kinh có số dân đông nhất chiếu 86,2% dân số cả nước.
TL:- Âu lạc, Tây Âu , Lạc Việt 
- Kinh nghiệm sản xuất, các nghề truyền thống
TL: Dệt thổ cẩm, thêu thùa ( Tày, Thái) , làm gốm, trồng bông dệt vải ( chăm), làm đường thốt nốt, khảm bạc (Khơ – me ), làm bàn nghế bằng trúc ( tày)
TL: Tổng Bí Thư ( Nông Đức Mạnh ), anh hùng Núp, Kim Đồng – Nông Văn Dền ( dân tộc Tày )
TL:Đem lại nguồn thu nhập, sự văn minh, tiến bộ của KHKT cho đất nước. Sự hòa bình đoàn kết giũa các dân tộc trên thế giới.
HĐ 2: h/đ cá nhân
TL: Phân bố chủ yếu ở đồng bằng trung du và ven biển.
TL: Trên các miền núi và cao nguyên.
TL: Học sinh dựa vào SGK để trả lời, xác định nơi cư trú các dân tộc trên bản đồ.
TL: Giúp đồng bào các d.tộc định canh, định cư,xóa đói, giảm nghèo, nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Điện,đường,trường,trạ,k.thác tiềm năng du lịch
I .CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM.
- Nước ta có 54 dân tộc , mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng. 
- Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, chiếm 86,2% dân số cả nước.
- Người Việt là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế quan trọng.
II. PHÂN BỐ CÁC DÂN TỘC.
1. Dân tộc Việt (Kinh )
- Phân bố chủ yếu ở đồng bằng trung du và ven biển.
2. Các dân tộc ít người
- Miền núi và cao nguyên là các địa bàn cư trú chính của các dân tộc ít người.
- Trung du và miền núi phía Bắc có các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông...
- Khu vực Trường sơn – Tây nguyên có các dân tộc Ê- đê, Gia- rai, Ba- na, Cơ- ho
-Người Chăm, Khơme, Hoa sống ở cực Nam Trung Bộ.
3. Củng cố: (4’)
Câu 1: Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc được thể hiện như thế nào ?
Câu 2: Dân tộc có số dân đông nhất là:
	a- Tày º 	 c- Chăm	º
	b- Việt º 	 	 d- mường	º
Câu 3: Địa bàn cư tru của các dân tộc ít người.
	a- Trung du, miền núi Bắc Bộ º
	b- Miền núi và cao nguyên. º
	c- Khu vực Trường Sơn – Nam TrungBộ. º 
	d- Tây Nguyên. º
Câu 4 : Chính sách nhà nước quan tâm, đầu tư đến đời sống các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng cao là:
a- Trình độ kinh tế xã hội của họ còn thấp. º
b- Họ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ biên giới. º
c- Tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc, môi trường được cải thiện. º
d- Tất cả đều đúng. º
4. Dặn dò tiết học tiếp theo: ( 1’)
	- Đọc và tìm hiểu trước bài 2 “Dân số và gia tăng dân số”
	- Phân tích biểu đồ H2.1 về tình hình gia tăng dân số của Việy Nam, xem trước các bảng số liệu.
Tiết 2
Bài 2 
 DÂN SỐ vµ GIA TĂNG DÂN SỐ
I.Mục tiêu
1. Kiến thức : HS cần
 	- Biết số dân số ở nước ta là 86 triệu người ( 2009 ) 
 	- Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả.
	 - Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi
2. Kỹ năng 
	 - Có kĩ năng phân tích bảng thống kê và một số biểu đồ dân số.
3. Thái độ 
	- Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lí.
II. Chuẩn bị 
1. Chuẩn bị của giáo viên :
	 - Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta ( phóng to )
 	- Tài liệu, tranh ảnh về hậu quả của bùng nổ dân số tới môi trường và chất lượng cuộc sống.
2. Chuẩn bị của học sinh :
	- Tìm hiểu trước bài mới. 
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ (4’)
Hỏi: a- Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? VD?
 b- Trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta ?
	 Trả lời: a- có 54 dt những nét riêng: phong tục, tập quán, trang phục
	 b- DT kinh ở đồng bằng, dt ít người ở miền núi
2. Bài mới : 
* Vào bài (1’)
	Dân số, tình hình gia tăng dân số và những hậu quả kinh tế xã hội, chính trị của nó đã trở thành mối quan tâm không chỉ riêng của mỗi quốc gia, mà cả cộng đồng quốc tế . Ở mỗi quốc gia, chính sách dân số luôn có vị trí xứng đáng trong các chính sách của Nhà nước . Sớm nhận rõ vấn đề này, ở nước ta Đảng và chính phủ đã đề ra mục tiêu dân số và ban hành loạt chính sách để đạt được mục tiêu ấy. 
 Để tìm hiểu vấn dân số, sự gia tăng dân số và cơ cấu dân số ở nước ta có đặc điểm gì, ta nghiên cứu nội dung bài hôm nay.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
HĐ 1: Nêu vấn đề để HS nắng được số dân (3’) 
GV: giới thiệu số liệu của 3 lần tổng điều tra dân số toàn quốc ở nước ta :
- Lần 1. ( 1/4/79 ) nước ta có 52,46 triệu người.
 - Lần 2. ( 1/4/89 ) nươcù ta có 64,41 triệu người
 - Lần 3 ( 1/4/99 ) nươcù ta có 76, 34 triệu người.
- Lần 4 (1/4/2009) nước ta có 86 triệu người. 
Hỏi: Dựa vào SGK cho biết dân số ta tính đến 2002 là bao nhiêu người ?
Hỏi: Cho nhận xét về thứ hạng di ... hiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng và cao hơn so với cả nước.
TL: Tập trung chủ yếu ở 3 trung tâm lớn là: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu.
- HS dựa vào H32.2 đọc các ngành công nghiệp của 3 trung tâm lớn nhất vùng.
TL: - Có lợi thế về vị trí địa lí.
- Nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao.
- Cơ sở hạ tầng phát triển.
- Trong nhiều năm chính sách phát triển luôn đi đầu
TL: - Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển và sự năng động của vùng.
- Lực lượng lao động tại chổ chưa phát triển về lượng và chất.
- Công nghệ chậm đổi mới.
- Nguy cơ ô nhiểm môi trường cao.
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
1. Công nghiệp.
- Là thế mạnh của vùng. Cơ cấu sản xuất công nghiệp cân đối, đa dạng, tiến bộ bao gồm các ngành quan trọng: Khai thác dầu, hóa dầu, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực, thực phẩm xuất khẩu, hàng tiêu dùng.
- Công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng lớn ( 59,3%) trong cơ cấu kinh tế của vùng và cả nước.
- Công nghiệp tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh ( 50%), Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu.
HĐ 2: Tìm hiểu ngành nông nghiệp (17’)
GV: Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận 3 câu hỏi sau.
- Nhóm 1,2: Dựa vào bảng 32.2 nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm và hàng nămở Đông Nam Bộ ?
- Nhóm 3,4: Vì sao cây công nghiệp được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ ?
- Nhóm 5,6: Cây công nghiệp lâu năm nào chiếm diện tiùch lớn nhất ? vì sao cây công nghiệp đó được trồng nhiều ở vùng này ?
Hỏi: Ngoài cây công nghiệp vùng còn trồng cây gì khác ?
Hỏi: Cho biết tình hình phát triển ngành chăn nuôi ?
Hỏi: Tuy nhiên để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp của vùng cần giải quyết tốt những vấn đề nào? 
Hỏi: Quan sát H 32.2 xác định vị trí hồ Dầu Tiếng, hồ Thủy điện Trị An. Nêu vai trò của hai hồ chứa nước này đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ ?
HS: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
TL: - Là vùng trọng điểm sản xuất cây công nghiệp .
- phân bố rộng rãi, đa dạng, chiếm diện tích khá lớn.
- Cây CN hàng năm cũng là thế mạnh của vùng gồm: lạc, mía, đậu tương, thuốc lá 
TL: - vùng có thế mạnh để phát triển :
+ Thổ nhưỡng: đất badan và đất xám.
+ Khí hậu cận xích đạo: nóng ẩm quanh năm.
+ Tập quán và kinh nghiệm sản xuất.
+ Cơ sở công nghiệp chế biến.
+ Thị trường xuất khẩu.
TL: Cây cao su vì:
- Cây cao su ưa khí hậu nóng ẩm, ít gió lớn.
- Cao su là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất săm lớp ô tô, xe máy vì có khả năng đàn hồi tốt hơn cao su nhân tạo.
- DT rộng lớn, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng cây cao su.
- Thị trường tiêu thụ rộng và ổn định như: TQ, Bắc Mĩ, Liên minh Châu Âu.
- Hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm cho người lao động.
TL: Cây ăn quả.
TL: - Chăn nuôi gia súc , gia cầm theo hướng công nghiệp.
- Nuôi trồng thủy sản được chú trọng .
TL: Thủy lợi, bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn – rừng ven biển, cơ cấu giống cây trồng vật nuôi và đầu ra cho sản phẩm.
TL: HS dựa vào H32.2 để xác định hai hồ chứa nước trên.
- Hồ Dầu Tiếng: 
+ Công trình thủy lợi lớn nhất, dt 270km² chứa 1,5 m³.
+ Đảm bảo nước tưới cho tỉnh Tây Ninh, huyện Củ Chi ( TP Hồ Chí Minh ) 170 nghìn ha đất về mùa khô.
- Hồ Trị An:
+ Điều nước tưới cho nhà máy thủy điện Trị An ( công suất 400 MW ).
+ Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp, khu công nghiệp, đô thị tỉnh Đồng Nai) 
	2. Nông nghiệp.
- Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước.
- Cây công nghiệp lâu năm và hàng năm phát triển mạnh đặc biệt là cây cau su, hồ tiêu, điều, mía đường, đậu tương, thuốc lávà cây ăn quả.
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp.
3. Củng Cố: (5’)
Câu 1: Tình hình sản xuất cây công nghiệp ở ĐNB thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thồng nhất ?
Câu 2: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà ĐNB trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn nhất của cả nước ?
Câu 3: Khu vực công nghiệp phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ là do những nguyên nhân sau ?
	a- Vị trí địa lí thuận lợi.
	b- Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh.
	c- Nguồn nhân công có kỹ thuật lành nghề .
	d- Cả 3 ý trên đều đúng. 
 4. Dặn dò ( 1’)
	 - Tìm hiểu trước bài 33 « Vùng Đông Nam Bộ » ( tt)
	 + Đặc điểm phát triển ngành dịch vụ.
 	 + Vai trò của các trung tâm kinh tế đối với vùng và cả nước .
Tiết 37
Bài 33
vïng ®«ng nam bé
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học:
	Sau bài học, HS cần :
1.Kiến thức : - Hiểu dịch vụ là lĩnh vực kinh tế phát triển mạnh và đa dạng, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và KT-XH, góp phần sản xuất và giải quyết việc làm. TP HCM và các thành phố Biên Hòa, Vũng Tàu cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tầm quan trọng đặc biệt đối với ĐNB và cả nước.
- Tiếp tục tìm hiểu khái niệm về vùng kinh tế trọng điểm qua thực tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
2.Kỹ năng :
- Về kĩ năng, nắm vũng phương pháp kết hợp kênh hình và kênh chữ để phân tích và giải thích một số vấn đề bức xúc ở ĐNB.
	3.Th¸i ®é : - Khai thác thông tin trong bảng và lược đồ theo câu hỏi gợi ý.
II. Phương tiện:
	- Lược đồ KT vùng Đông Nam Bộ.
	- Tranh ảnh liên quan.
	- Máy chiếu.
III. Các bước lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 
? Tình hình sản xuất ở ĐNB thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất?
2. Bài mới: 
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu hoạt động dịch vụ
GV giới thiệu: Hoạt động dịch vụ ở Đông Nam Bộ phát triển rất nhanh, có thể nói dẫn đầu cả nước.
CH : Cơ cấu dịch vụ ở ĐNB gồm những ngành nào?
Thảo luận nhóm :
Nội dung thảo luận :
1. Dựa vào bảng 33.1, hãy nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước.
2. Căn cứ vào hình 33.1 và kiến thức đã học, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài ?
3. Cho biết các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu của vùng Đông Nam Bộ.
Y/c các nhóm báo cáo.
GV nhận xét, phân tích và chuẩn xác từng nội dung.
CH : Dựa vào hình 14.1, hãy cho biết từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào ?.
GV: TP HCM là đầu mối GTVT quan trọng của vùng và cả nước.
- Ngoài ra còn có các hoạt động dịch vụ nào ?
CH : TP HCM có những thuận lợi gì để phát triển mạnh hoạt động xuất khẩu?
CH : Vì sao TP HCM là trung tâm DL lớn nhất cả nước và các tuyến DL quan năm diễn ra sôi động?
- Thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục, bảo hiểm,...
Trao đổi nhóm
- Chiếm tỉ trọng cao
-Vị trí, tài nguyên, dân cư, cơ sở hạ tầng.
-XK : Dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, giày dép...
- NK : Máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp.
Các nhóm trình bày từng nội dung.
-Đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không.
- Du lịch, ngân hàng, tài chính,
- SX CN dẫn đầu ĐNB và cả nước; mạng lưới GTVT đầy đủ các loại hình; chính sách phát triển kinh tế thuận lợi.
- VT ĐL thuận lợi; cơ sỏ hạ tầng phát triển (khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn), có bãi biển đẹp, thời tiết tốt, dân số đông và có thu nhập cao
3. Dịch vụ:
- Cơ cấu rất đa dạng, bao gồm các hoạt động thương mại, du lịch, GTVT, bưu chính....
- Nhiều chỉ tiêu dịch vụ chiếm tỉ trọng cao :
+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa chiếm 33,1% (2002)
+ Số lượng hành khách vận chuyển chiếm 30,3% (2002)
+ Có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài 50,1% (2003)
+ Dẫn đầu cả nước về hoạt động xuất - nhập khẩu
- Thành phố Hồ Chí Minh là :
+ Đầu mối giao thông quan trọng.
+ Trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.
+ Một trong hai trung tâm ngân hàng lớn nhất nước ta.
HĐ 2: Tìm hiểu các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
CH : Dựa vào H32.2 hãy xác định các trung tâm kinh tế lớn trong vùng ?
- Chức năng của từng trung tâm ?
GV: 3 TTKT này tạo nên tam giác công nghiệp mạnh của vùng KTTĐ phía Nam.
CH : Vùng KT trọng điểm phía Nam gồm những tỉnh và thành phố nào? Diện tích, DS bao nhiêu?
CH : Dựa vào bảng 33.2, em hãy nhận xét vai trò của vùng KT trọng điểm phía Nam đối với sự phát triển kinh tế của cả nước?
- Tp Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
- 6 tỉnh và thành phố thuộc vùng ĐNB và tỉnh Vĩnh Long thuộc ĐBSCL.
- DT: 28 nghìn km2
- DS: 12,3 triệu người (2002)
- Trả lời.
V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- TP CHM, Biên Hòa, Vũng Tàu là 3 trung tâm KT lớn của vùng.
- Vùng KT trọng điểm phía Nam 
+ Phạm vi gồm vùng Đông Nam Bộ và tỉnh Long An (vùng ĐBSCL)
+ Có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của cả nước.
3. Củng cố: 
- Đặc điểm phát triển của khu vực DV hiện nay ở ĐNB?
- Vai trò của vùng KT trọng điểm phía Nam?
4. Dặn dò: 
	- Học bài cũ
	- Soạn bài 34
 liªn hƯ ®t 0168.921.86.68 
 ®Þa lÝ 9 c¶ n¨m chuÈn kiÕn thøc kü n¨ng míi n¨m häc 
 liªn hƯ ®t 01689218668 
®Þa lÝ 9 c¶ n¨m chuÈn kiÕn thøc kü n¨ng míi n¨m häc 
 liªn hƯ ®t 01689218668 
 ®Þa lÝ 9 c¶ n¨m chuÈn kiÕn thøc kü n¨ng míi n¨m häc 
 liªn hƯ ®t 01689218668 
®Þa lÝ 9 c¶ n¨m chuÈn kiÕn thøc kü n¨ng míi n¨m häc 
 liªn hƯ ®t 01689218668 
 ®Þa lÝ 9 c¶ n¨m chuÈn kiÕn thøc kü n¨ng míi n¨m häc 
 liªn hƯ ®t 01689218668 
®Þa lÝ 9 c¶ n¨m chuÈn kiÕn thøc kü n¨ng míi n¨m häc 
 liªn hƯ ®t 01689218668 
 ®Þa lÝ 9 c¶ n¨m chuÈn kiÕn thøc kü n¨ng míi n¨m häc 
 liªn hƯ ®t 01689218668 
 ®Þa lÝ 9 c¶ n¨m chuÈn kiÕn thøc kü n¨ng míi n¨m häc 
 liªn hƯ ®t 01689218668 

Tài liệu đính kèm:

  • docDia li lup 9.doc