Giáo án môn Đại số Lớp 7 - Tiết 44: Biểu đồ - Năm học 2010-2011 - Dương Thị Thanh Nga

Giáo án môn Đại số Lớp 7 - Tiết 44: Biểu đồ - Năm học 2010-2011 - Dương Thị Thanh Nga

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

- Biết biểu đồ đoạn thẳng hoặc biêu đồ hình cột tương ứng.

2. Kĩ năng

- Học sinh biết cách trình bày các số liệu thống kê bằng biểu đồ đoạn thẳng hoặc biểu đồ hình cột tương ứng.

3. Thài độ

- Học sinh hứng thú học bài, yêu thích môn học

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học + Bảng phụ

2. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Giáo viên Học sinh Ghi bảng

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ(5’)

? Từ bảng số liệu ban đầu có thể lập được bảng nào? Nêu tác dụng của bảng đó?

 + Từ bảng số liệu ban đầu có thể lập được bảng "tần số".

+ Tác dụng của bảng tần số là dễ tính toán và dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu.

* Đặt vấn đề: Thông qua bảng “tần số” ta hiểu được giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng  Như vậy ngoài cách biểu diễn giá trị và tần số của giá trị bằng bảng “tần số”, liệu còn có cách biểu diễn nào khác?

 Hoạt động 2: Biểu đồ đoạn thẳng (14') 1. Biểu đồ đoạn thẳng.

- Giới thiệu ngoài bảng số liệu thống kê ban đầu, bảng tần số, người ta còn dùng biểu đồ để cho một hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu và tần số.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 187Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số Lớp 7 - Tiết 44: Biểu đồ - Năm học 2010-2011 - Dương Thị Thanh Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:21/1/2011
Ngày giảng:23/1/2011
Tiết 44: 
BIỂU ĐỒ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Biết biểu đồ đoạn thẳng hoặc biêu đồ hình cột tương ứng. 
2. Kĩ năng
- Học sinh biết cách trình bày các số liệu thống kê bằng biểu đồ đoạn thẳng hoặc biểu đồ hình cột tương ứng.
3. Thài độ
- Học sinh hứng thú học bài, yêu thích môn học
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học + Bảng phụ
2. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ(5’)
? Từ bảng số liệu ban đầu có thể lập được bảng nào? Nêu tác dụng của bảng đó?
+ Từ bảng số liệu ban đầu có thể lập được bảng "tần số". 
+ Tác dụng của bảng tần số là dễ tính toán và dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu. 
* Đặt vấn đề: Thông qua bảng “tần số” ta hiểu được giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng ® Như vậy ngoài cách biểu diễn giá trị và tần số của giá trị bằng bảng “tần số”, liệu còn có cách biểu diễn nào khác?
 Hoạt động 2: Biểu đồ đoạn thẳng (14')
1. Biểu đồ đoạn thẳng.
- Giới thiệu ngoài bảng số liệu thống kê ban đầu, bảng tần số, người ta còn dùng biểu đồ để cho một hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu và tần số.
- Treo bảng phụ ghi nội dung hình 1 (Sgk - 13)
- Chú ý quan sát
 ? (Sgk - 13)
? Biểu đồ ghi các đại lượng nào?
- Biểu đồ ghi các giá trị của x - trục hoành và tần số n - trục tung.
K? Quan sát biểu đồ xác định tần số của các giá trị 28; 30; 35; 50?
- Tần số tương ứng của các giá trị lần lượt là 2, 8, 7, 3
- Người ta gọi đó là biểu đồ đoạn thẳng.
- Yêu cầu học sinh làm ? (Sgk - 13)
K? Để dựng được biểu đồ ta phải biết được điều gì.
- Ta phải lập được bảng tần số.
Gọi là biểu đồ đoạn thẳng.
? Nhìn vào biểu đồ đoạn thẳng ta biết được điều gì?
- Ta biết được giới thiệu của dấu hiệu và các tần số của chúng.
* Để dựng biểu đồ về đoạn thẳng ta phải xác định:
K? Để vẽ được biểu đồ ta phải làm những gì?
- Nêu ra cách làm
- Lập bảng tần số.
- Dựng các trục toạ độ (trục hoành ứng với giá trị của dấu hiệu, trục tung ứng với tần số)
- Vẽ các điểm có toạ độ đã cho.
- Vẽ các đoạn thẳng.
 Hoạt động 3: Chú ý (10')
2. Chú ý:
-B ên cạnh các biểu đò đoạn thẳng thì trong các tài liệu thống kê hoặc trong sách, bào còn gặp loại biểu đồ như hình 2 (Sgk - 14)
Ngoài ra ta có thể dùng biểu đồ hình chữ nhật (thay đoạn thẳng bằng hình chữ nhật)
- Treo bảng phụ hình 2
- Các hình chữ nhật có khi được vẽ sát nhau để nhận xét và so sánh.
- Giới thiệu cho học sinh đặc điểm của biểu đồ hình chữ nhật này là biểu diễn sự thay đổi giá trị của dấu hiệu theo thời gian (từ năm 1995 đến năm 1998)
? Nhận xét về tình hình tăng giảm diện tích cháy rừng?
+ Trục hoành biểu diễn thời gian từ năm 1995 đến năm 1998
+ Trục tung biểu diễn diện tích rừng nước ta bị phá, đơn vị nghìn ha
* Nhận xét: 
Trong 4 năm kể từ năm 1995 đến 1998 thì rừng nước ta bị phá nhiều nhất vào năm 1995
- Như vậy biểu đồ đoạn thẳng (biểu đồ hình chữ nhật) là hình gồm các đoạn thẳng (hay các hình chữ nhật) có chiều cao tỉ lệ thuận với các tần số.
+ Năm 1996 rừng bị phá ít nhất so với 4 năm. Song mức độ phá rừng lại có chiều hướng gia tăng vào các năm 1997, 1998.
 Hoạt động 4: Luyện tập - củng cố (14')
3. Luyện tập:
- Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 10 (Sgk - 14)
Bài 10 (Sgk - 14)
Giải
- Gọi học sinh đứng tại chỗ làm câu a.
- Đứng tại chỗ làm câu a.
a) Dấu hiệu: điểm kiểm tra toán (học kì 1) của mỗi học sinh lớp 7C
Số các giá trị là 50
- Gọi học sinh lên bảng làm câu b
- Lên bảng làm câu b
b) Biểu đồ đoạn thẳng.
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
12
10
8
7
6
4
2
1
n
0
x
- Treo bảng phụ nội dung bài 8 (SBT - 5)
Bài 8 (SBT - 5)
Biểu đồ trên biểu diễn kết quả của học sinh trong một lớp qua một bài kiểm tra. Từ biểu đồ đó hãy:
a. Nhận xét
b. Lập lại bảng "Tần số"
Giải
a. Nhận xét: Học sinh lớp này học không đều.
+ Điểm thấp nhất là 2
+ Điểm cao nhất là 10
? Hãy rút ra nhận xét
+ Số học sinh đạt điểm 5, 6, 7 là nhiều nhất.
? Lập lại bảng tần số?
b. Bảng tần số.
Điểm (x)
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tần số (n)
1
3
3
5
6
8
4
2
1
N = 33
* Hướng dẫn về nhà (2')
- Học theo Sgk, nắm được cách biểu diễn biểu đồ đoạn thẳng
- Làm bài tập 11, 12 (Sgk - 14), bài 9, 10 (SBT - 6)
- Đọc "Bài đọc thêm" (Sgk - 15, 16)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 44.doc