Giáo án môn Đại số 6 - Tiết học 1, 2, 3

Giáo án môn Đại số 6 - Tiết học 1, 2, 3

Tiết 1: TẬP HỢP, PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS làm quen với khái niệm tập hợp quá các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống.

2. Kỹ năng:

-HS nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước

 -HS biết vận dụng tập hợp theo diến đạt bằng lời cụ thể của bài toán.

3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính linh hoạt những cách khác nhau để viết tập hợp.

B. PHƯƠNG PHÁP: Gợi mở vấn đáp

C. CHUẨN BỊ:

1. GV: Phấn màu, phiếu học tập in sẵn bài tập, bảng phụ viết sẵn các bài tập củng cố

2. Học sinh: Xem trước nội dung của bài

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổn định tổ chức (1):

II. Bài cũ: Không kiểm tra

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: (2)GV giới thiệu một vài đối tượng học sinh . Những em thầy vừa giớithiệu là một tập hợp. Vậy tập hợp là gì? Đó chính là nội dung của bài

 

doc 6 trang Người đăng thu10 Lượt xem 633Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 6 - Tiết học 1, 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: Tập hợp, phần tử của tập hợp
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS làm quen với khái niệm tập hợp quá các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống.
2. Kỹ năng: 
-HS nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước
 -HS biết vận dụng tập hợp theo diến đạt bằng lời cụ thể của bài toán.
3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính linh hoạt những cách khác nhau để viết tập hợp.
B. Phương pháp: Gợi mở vấn đáp
C. Chuẩn bị:
1. GV: Phấn màu, phiếu học tập in sẵn bài tập, bảng phụ viết sẵn các bài tập củng cố
2. Học sinh: Xem trước nội dung của bài
D. Tiến trình:
I. ổn định tổ chức (1’):
II. Bài cũ: Không kiểm tra
III. Bài mới: 
1. Đặt vấn đề: (2’)GV giới thiệu một vài đối tượng học sinh . Những em thầy vừa giớithiệu là một tập hợp. Vậy tập hợp là gì? Đó chính là nội dung của bài
2. Triển khai:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
5’
15’
13’
Hoạt động 1: Xây dựng khái niệm về tập hợp
GV cho HS quan sát hình 1 trong SGK rồi giới thiệu về tập hợp
HS: Tìm mội vài VD về tập hợp mà em biết trong lớp học 
Hoạt động 2: GV giới thiệu cách viết ký hiệu của tập hợp, cách đọc các phần tử của tập hợp
? Tập hợp HS lớp 6A có bao nhiêu phần tử
HS tự tìm Vd và tìm số phần tử của tập hợp
? Phần tử 4, phần tử 5 có thuộc tập hợp A không? Vì sao?
? Để biết được một phần tử có thuộc một tập hợp hay không ta phải làm như thế nào?
- Gv giới thiệu cáh biểu diễn tập hợp bằng biểu đồ ven
- HS tìm 1Vd về tập hợp, sau đó tìm tập hợp đó có bao nhiêu phần tử. Hãy biểu diễn bằng biểu đồ
Hoạt động 3: Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập
 ?1. ?2 SGK
1.Các VD:
Khái niệm tập hợp thường được gặp trong toán học và cả trong đời sống chẳng hạn:
- Tập hợp học sinh lớp 6A
- Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4
-Tập hợp các chữ cái a, b, c..
2.Cách viết ký hiệu:
Người ta thường đặt tên tập hợp bằng các chữ cái in hoa.
Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4. Gọi B là tập hợp các chữ cái a, b, c..
*Ta viết:
A = {0; 1; 2; 3 } hay A= {1; 3; 2; 0}
B = {a; b; c} hay B = {b; a; c}
Các số 0, 1, 2, 3 là các phần tử của tập hợp A. Các chữ a, b, c là các phần tử của tập hợp B
*Ký hiệu: 1ẻ A, đọc là 1 thuộc A hoặc1 là phần tử của A
 5 ẽA, đọc là 5 không thuộcA hoặc 5 không là phần tử của A.
Chú ý: 
- Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, cách nhau bởi dấu “ ; ”(nếu số phần tử là số) hoặc dấu “,”
-Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý
-Để viết một tập hợp A nói trên, ngoài cách viết các phần tử của tập hợp còn có cách viết:
A= {x ẻ N| x < 4}, trong đó N là số tự nhiên.
- Người ta còn minh họa tập hợp bẳng biểu đồ ven như sau:
 A
B
 .1 .2 . a
 . 3 . b
 .4 . c
3. Bài tập: 
 ?1 
 D = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6 }
 2 ẻ D 10 ẽ D
 ?2 
 M = {N; H; A ; T; R; N; G}
 IV. Củng cố (5’): 
- GV nhắc lại khái niệm về tập hợp, phần tử của tập hợp, cách biểu diễn bằng biểu đồ
- HS làm BT1, 2, 3 SGK
V. Dặn dò (2’): - Xem lại bài, làm bài tập 4, 5 SGK và BT sách BT
 -Xem trước bài tập hợp các số tự nhiên
Tiết 2: Tập hợp các số tự nhiên
A. Mục tiêu:
 1Kiến thức:
-HS biết được tập hợp các số tự nhiên,nắm được các quy ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên ,biết biểu diễn một số tự nhiên trên tia số,nắm được điểm biểu diễn số nhỏ hơn ở bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn trên tia số.
-HS phân biệt các tập N,N*, biết sử dụng các kí hiệuẻ và ẽũ.Biết viết số tự nhiên liền sau,số tự nhiên liền trước của một sổ tự nhiên .
 2. Kỹ năng:Rèn luyện cho HS tính chính xác khi sử dụng các ký hiệu.
 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận chính xác khi sử dụng các ký hiệu
B. Chuẩn bị:
GV : Phấn màu, mô hình tia số bảng phụ ghi đầu bài tập
HS :Ôn tập các kiến thức lớp 5, xem trước bài
C.Tiến trình dạy học:
I. ổn định tổ chức: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (7’)
 -Cho VD về tập hợp, sau đó hãy biểu diễn tập hợp đó bằng biểu đồ? Tập hợp đã cho có bao nhiêu phần tử
-Làm TB3 SGK
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề (3’): Tiết trước các em đã được học khái niệm về tập hợp, phần tử của tập hợp. Vậy tập hợp các số tự nhiên có bao nhiêu phần tử, cách lệt kê các phần tử của nó như thế nào? Đó chính là nội dung của bài
2. Triển khai bài:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
7’
13’
7’
Hoạt động 1: Xây dựng tập hợp sô tự nhiên
GV: Số tự nhiên bao gồm những tập hợp số nào? Số tự nhiên có bao nhiêu phần tử
HS: Cho VD về số tự nhiên
?Hãy biểu diễn các số tự nhiên trên trục số
Hoạt động 2: Xây dựng thứ tự tập hợp các số tự nhiên? Trong hai só tự nhiên bất kỳ (Số 4 và số 5, Số nào lớn hơn và số nào đừng trước
GV nhắc lại cách biểu diễn số tự nhiên trên trục số và tìm cách so sánh ?
Hãy tìm VD đề chứng tỏ cho cách so sánh trên.
? Trong tập hợp N số nào là số nhỏ nhất, số nào là số lớn nhất.
Hoạt động3: HS vận dụng làm bài tập
HS làm ? SGK 
1. Tập hợp số tự nhiên:
Các số tự nhiên 0.1.2,3 là các số tự nhiên. Tập hợp các số tự nhiên được ký hiệu là N.
N= {0,1,2,3}
Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm trên tia số. Điểm biểu diễn trên tia số gọi là điểm a
Tập hợp các só tự nhiên khác 0 được ký hiệu là N*
N* = {1,2,3,}
2. Thứ tự tập hợp số tự nhiên:
Trong hai số tự nhiên khác nhau , có một số nhỏ hơn số kia. Khi số a nhỏ hơn số b ta viết aa
 3. Bài tập:
 ? 28,19,30
 99, 100,101
VI. Củng cố: (5’) 
- GV nhắc lại cách ghi số tự nhiên, cách biểu diễn số tự nhiên trên tia số, thứ tự tập hợp các số tự nhiên
- HS làm BT 7 SGK/8
V. Dặn dò(2’):
- Xem lại bài đã học.
-Làm các bài tập 8,9,10 SGK và BT SBT.
- Xem trước bài: Ghi số tự nhiên.
Tiết 3: Ghi số tự nhiên
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hs hiểu thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân
2. Kỹ năng: HS biết đọc và viết các các số LaMã không quá 30
3. Thái độ: Thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán.
B. Phương pháp: Gợi mở vấn dáp
C. Chuẩn bị:
1. Gv: Nội dung, máy chiếu, bảng các chữ số, bảng các số LaMã từ 1 đến 30.
2. Hs: Giấy trong, dụng cụ học tập
D. Tiến trình:
I. ổn định tổ chức:
II. Bài cũ (7’) 
HS 1:Viết hai tập hợp: N. N*
HS2: Làm BT 11 trang 5 (SBT)
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (3’) Tiết trước các em được học khái niệm về tập hợp, tập hợp các số tự nhiên, vậy cách ghi các số tự nhiên như thế nào? Tại sao lại dùng các ký hiệu I, V, X .để làm gì. Đó chính là nội dung của bài..
2. Triển khai:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài dạy
5’
8’
5’
8’
Hoạt động 1: Ôn lại khái niệm số và chữ số 
+GV gọi HS lấy một số ví dụ về số tự nhiên.
-Chỉ rõ số tự nhiên đó có mấy chữ số? Là những chữ số nào?
?Có thể dùng mấy chữ số để ghi được tất cả các số tự nhiên
GV: Nhắc lại cách đọc và ghi số TN với số có hơn 3 chữ só trở lên
Hoạt động 2:
?Có mấy cách ghi số tự nhiên trong hệ thập phân mà em đã được học 
Gv : Giới thiệu cách ghi trong hệ thập phân 
HS: Cho số tự nhiên có 3 chữ số
Hoạt động 3: Vận dụng là ? SGK
HS: Đọc nội dung bài toán
? Có bao nhiêu số TN lớn nhất có 3 chứ số
? Có bao nhiêu số tự nhiên lớn nhát có 3 chữ số khác nhau.
Hoạt động 4: Giáo viên giới thiệu cách ghi số Lamã 
? HS vận dụng ghi các số Lamã từ 1 à30
1. Số và chữ số:
VD: 324(Hai trăm ba mươi bốn)
2005 (Hai nghìn không trăm linh năm)
Với 10 chữ số tự nhiên ta viết được mọi số tự nhiên
*Chú ý: 
- Khi viết các số tự nhiên có từ năm chữ số trở lên, người ta thường viết tách riêng từng nhóm có ba chữ số kể từ phải sang trái cho dễ đọc
- Cần phân biệt : Só chữ số, số chục vơi chữ số hàng chục , số trăm với chữ số hàng trăm.
VD
2. Hệ thập phân: 
Cách ghi số tự nhiên như trên là cách ghi trong hệ thập phân
Trong cách ghi nói trên, mỗi chữ số trong một số ở những vị trí khác nhau, có giá trị khác nhau. 
VD: 
 222 = 200 + 20 + 2 
ab = a.10 + b ( với a ≠ 0)
abc = a.100 + 10.b + c ( với a ≠ 0)
Ký hiệu: ab: Số TN có hai chữ số
 ?
Số tự nhiên có 3 chứ số lớn nhất : 999
Số tự nhiên lớn nhất có 3 chữ số khác nhau: 987
3. Chú ý: 
Ngoài cách ghi số tự nhiên trên còn có cách ghi số Lamã
Chữ số
I
V
X
Giá trị tương ứng trong hệ thập phân
1
5
10
Nếu thêm vào bên trái mỗi số trên 
-Một chữ số X ta được các số Lamã từ 11 à 20
-Hai chữ số X ta được các số Lamã từ 21 à 30
IV. Củng cố (7’): 
- Nhắc lại cách ghi số tự nhiên trong hệ thập phân
- Nhắc lại cách dùng số Lamã
- Làm BT15
V. Dặn dò (2’): 
- Xem lại bài, các VD đã giải
- Làm các BT còn lại SGK + BTSBT
- Đọc phần có thể em chưa biết
- Xem trước bài : Số phần tử của một tập hợp, Tập hợp con

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 1+2+3.doc