I. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Hs hiểu được tác dụng của bài lịch treo tường.
- Hs biết cách trang trí một bìa lịch treo tường đơn giản.
* Kĩ năng:
-Hs trang trí được một bìa lịch treo tường. Bố cụ mảng hình, màu sắc
* Thái độ:
- Hs yêu quý sản phẩm mình làm ra, hiểu biết hơn về việc trang trí ứng dụng MT trong cuộc sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị :
1. Đồ dùng dạy học:
1.1. Đối với giáo viên:
- Một số bìa lịch treo tường.
- Một số tranh mẫu bìa lịch treo tường.
1.2. Đối với giáo viên:
- Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, thước kẻ, tẩy
2. Phương pháp:
- Trực quan, vấn đáp, luyện tập .
Ngày soạn : 17/12/09 Ngày giảng : 19/12/09 Tiết 17 Bài 17: Vẽ trang trí TRANG TRÍ BÌA LỊCH TREO TƯỜNG I. Mục tiêu: * Kiến thức: - Hs hiểu được tác dụng của bài lịch treo tường. - Hs biết cách trang trí một bìa lịch treo tường đơn giản. * Kĩ năng: -Hs trang trí được một bìa lịch treo tường. Bố cụ mảng hình, màu sắc * Thái độ: - Hs yêu quý sản phẩm mình làm ra, hiểu biết hơn về việc trang trí ứng dụng MT trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị : 1. Đồ dùng dạy học: 1.1. Đối với giáo viên: - Một số bìa lịch treo tường. - Một số tranh mẫu bìa lịch treo tường. 1.2. Đối với giáo viên: - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, thước kẻ, tẩy 2. Phương pháp: - Trực quan, vấn đáp, luyện tập. III. Tiến trình dạy - học: Nội dung Hoạt động của Gv T/g Hoạt động của Hs Bài 17: Vẽ trang trí Trang trí bìa lịch treo tường I. Quan sát nhận xét. II. Cách trang trí. + Chọn hình trang trí. + Xác định khuôn khổ bìa lịch. + Vẽ phác bố cục tìm vị trí của chữ và hình ảnh. + Thể hiện phần hình và phần chữ + Vẽ màu . III. Thực hành: Em hãy trang trí một bìa lich treo tường cho năm 2010 - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra đồ dùng học tập * Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Đồ vật nào cho ta biết ngày tháng năm? - Em biết có các loại lịch nào? - Gv ghi đầu bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét - Ngoài mục đích để biết thời gian lịch còn có tác dụng gì nữa? - Gv nêu mục đích, ý nghĩa của lịch trong đời sống hàng ngày. - Gv đưa ra tranh ảnh lịch treo tường. - Gv đặt câu hỏi: + Bìa lịch có những hình dáng chung nào? + Chủ đề của bìa lịch là gì? + Các hình ảnh trên bìa lịch là tranh vẽ hay ảnh? + Cách sắp xếp các hình ảnh và chữ như thế nào? + Hãy cho biết bìa lịch có những phần nào? - Em có thích tạo một bìa lịch treo tường và trang trí nó không? Vậy chúng ta hãy chuyển sang cách trang trí. * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh cách trang trí. - Gv đưa ra hình minh hoạ: - Em hãy rút ra cách trang trí ? - Gv kết luận: + Chọn hình trang trí. + Xác định khuôn khổ bìa lịch. + Vẽ phác bố cục, tìm vị trí của chữ và hình ảnh. + Thể hiện. + Vẽ màu . * Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh thực hành. - Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước vẽ - Đọc yêu cầu của bài vẽ - Gv quan sát , động viên, khuyến khích những em có ý tưởng mới. - Gv cần gợi ý cụ thể đối với những em còn lúng túng. * Hoạt động 5: Đánh giá nhận xét - Gv chọn một số bài vẽ đẹp, tương đối hoàn chỉnh, giới thiệu và hướng dẫn hs nhận xét, đánh giá. - Nhận xét bổ xung, khuyến khích cho điểm học sinh - Dặn dò: Hoàn thành bài vẽ ở nhà. Chuẩn bị cho bài học sau. 1’ 2’ 7’ 5’ 25’ 5’ - Lớp báo cáo. - Tờ lịch. - Lịch treo tường, lịch bóc, lịch để bàn, lịch cá nhân - Hs ghi đầu bài. - Ngoài tác dụng để biết thời gian lịch còn có tác dụng để trang trí. - Quan sát nhận xét - Bìa lịch có những hình dáng: hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn - Chủ đề của bìa lịch là: Mùa xuân và hình ảnh mùa xuân, Phong cảnh - Có thể là tranh vẽ hoặc hình ảnh. - Cách sắp xếp đa dạng phong phú, tạo vẻ đẹp hài hoà, cân xứng. - Phần chữ, phần hình ảnh và phần lịch. - Hs trả lời: + Chọn hình trang trí. + Xác định khuôn khổ bìa lịch. + Vẽ phác bố cục, tìm vị trí của chữ và hình ảnh. + Thể hiện phần hình và phần chữ + Vẽ màu . - Nhắc lại các bước vẽ - Hs thực hiện theo các tiến trình đã hướng dẫn. - Hs nhận xét theo cảm nhận riêng, về bố cục mảng hình Ngày soạn: 23/12/09 Ngày giảng: 26/12/09 Tiết: 18 Bài 18: Vẽ theo mẫu Kí họa I. Mục tiêu: * Kiến thức: - Biết thế nào là kí họa, biết cách kí họa, kí họa được một số đồ vật, con vật quen thuộc. * Kĩ năng: - Quan sát, ghi chép nhanh nhậy * Thái độ: - Thêm yêu quý thiên nhiên, thêm yêu môn học, tích cực luyện tập. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy hoc: 1.1. Đối với giáo viên: - Một số bức kí họa cây cối, con vật, đồ vật. 1.2. Đối với học sinh: - Giấy vẽ, bút chì - Một số đồ vật 2. Phương pháp: - Trực quan, vấn đáp, luyện tập III. Tiến trình dạy – học: Nội dung Hoạt động của giáo viên T/g Hoạt động của học sinh Bài 18: Vẽ theo mẫu Kí họa I. Kí họa: 1. Thế nào là kí họa? Kí họa là hình thức vẽ nhanh nhằm ghi lại những nét chính chủ yếu nhất đồng thời ghi lại những cảm xúc về thiên nhiên cảnh vật con người. 2. Chất liệu II. Cách kí họa: - Chọn vật mẫu quan sát nắm đặc điểm - Chọn hình dáng đẹp điển hình - Vẽ từ tổng thể đến chi tiết III. Thực hành: Kí họa một vài đồ vật trong phòng * Ổn định tổ chức * Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu cách trang trí bìa lịch treo tường? - Nhận xét cho điểm * Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Gv đưa ra một cây cảnh nhỏ.yêu cầu 4 hs bất kì lên bảng trong vòng 1 phút vẽ lại nhanh dáng cây cảnh đó. - Gv gọi hs dưới lớp nhận xét. - Gv nhấn mạnh, để ghi chép các hình ảnh trong cuộc sống vào tranh không phải là công việc đơn giản.Vậy hôm nay các em sẽ được học cách kí hoạ. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về kí họa. - Gv Treo 2 bức tranh 1 bức kí họa 1 bức tranh tĩnh vật cho học sinh so sánh. - Gv nhận xét bổ xung - Em hiểu thế nào là kí họa? * Rút ra kết luận về kí họa - Kí họa nhằm mục đích gì? - Tùy từng mục đích mà có nhiều cách kí họa, ngoài ghi chép cảm xúc, làm tư liệu kí họa còn giúp luyện cái nhìn nhanh nhậy. - Em hãy cho biết chất liệu của kí họa? - Hãy cho biết đặc điểm của các chất liệu kí họa? * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh cách kí họa. - Muốn kí họa được trước tiên ta phải làm gì? - Quan sát trong kí họa rất quan trọng vì nó giúp ta hiểu thêm về mẫu vật về hình dáng đặc điểm cấu tạo của mẫu - Sau khi quan sát nắm đặc điểm của mẫu ta cần làm gì? - Cần chọn hình dáng đẹp và điển hình để kí họa, trong khi vẽ cần chú ý so sánh tỉ lệ giữa các bộ phận của mẫu, cần vẽ những nét chính trước sau đó vẽ các nét chi tiết. * Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh thực hành. - Em hãy nhắc lại các bước kí họa? - Em hãy kí họa một số vật dụng có trong phòng. Thực hiện kí họa theo các bước đã học. - Gv đi quanh lớp hướng dẫn học sinh thực hành * Hoạt động 5: Đánh giá nhận xét. - Treo một số bài của học sinh cho cả lớp nhận xét - Nhận xét bổ xung khuyến khích cho điểm + Củng cố dặn dò: - Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước kí họa? cho biết tác dụng của kí họa? * Gv tóm tắt nội dung bài Yêu cầu học sinh về nhà học bài kí họa 2 dáng người. Đọc và chuẩn bị trước bài 19: Kí họa ngoài trời 2’ 3’ 7’ 5’ 23’ 5’ - Hs trả lời - Học sinh nhận xét - Học sinh thực hành - Nhận xét - Tranh tĩnh vật được thể hiện kĩ các chi tiết về hình dáng và màu, là một tác phẩm hoàn thiên. Kí họa phần lớn chỉ là những ghi chép nhanh để làm tư liệu cho sáng tác tranh. - Kí họa là vẽ nhanh một vật - Nhằm ghi lại cảm xúc của người vẽ về thiên nhiên và quan trọng nhất là làm tư liệu cho sáng tác nghệ thuật. - Bút chì, bút sắt, màu sáp - Nhẹ nhành tiện dụng - Chọn mẫu quan sát để kí họa - Chọn hình dáng đẹp và vẽ. - Nhắc lại các bước đã học. - Đọc yêu cầu và thực hành theo các bước đã học. - Nhận xét bài bạn về hình và đặc điểm hình - Học sinh nhắc lại kiến thức
Tài liệu đính kèm: