Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 13 đến 15 - Lê Tấn Mạnh - Năm học 2011-2012

Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 13 đến 15 - Lê Tấn Mạnh - Năm học 2011-2012

Kiến thức :

- Học sinh hiểu được cấu trúc và biết cách vẽ cái ấm tích và cái bát.

Kỹ năng :

- Vẽ được hình gần giống mẫu.

Thái độ :

Thấy được vẻ đẹp của bố cục, đường nét, đậm nhạt của mẫu.

doc 7 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 13 đến 15 - Lê Tấn Mạnh - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 
Ngày soạn :
21/9/2011
Ngày dạy : 
26/9/2011
Tiết 13
VẼ CÁI ẤM TÍCH VÀ CÁI BÁT - vẽ hình (hoặc đồ vật có dạng tương đương)
A
Mục tiêu
B
Chuẩn bị
Kiến thức :
Học sinh hiểu được cấu trúc và biết cách vẽ cái ấm tích và cái bát.
Kỹ năng :
Vẽ được hình gần giống mẫu.
Thái độ :
Thấy được vẻ đẹp của bố cục, đường nét, đậm nhạt của mẫu.
 I - Tài liệu
Lê Thanh Lộc, Hình hoạ căn bản (tập 1, 2), NXB Văn hoá thông tin.
 II - Đồ dùng
Mẫu vẽ : 2 - 3 bộ mẫu (hoặc tương đương) để vẽ theo nhóm.
Hình minh hoạ các bước tiến hành (tự vẽ hay ở ĐD D-H).
Bài của học sinh cũ.
 III - Phương pháp
Trực quan.
Làm việc cá nhân.
I - Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.
II - Bài cũ : (1’) 
 -Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách vẽ theo mẫu.
III - Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét 
 -Giáo viên yêu cầu học sinh tự bày mẫu và nhận xét (nếu có một mẫu thì cho cả lớp góp ý ; nếu vẽ theo nhóm thì cả nhóm bàn bạc và bày mẫu).
 -Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét mẫu, về :
Bố cục chung ;
Vị trí (của ấm và bát) ;
Cấu trúc, các hình khối cơ bản (cổ ấm hình trụ, vai ấm hình chóp cụt, vòi ấm cong không đều ;
Miệng bát bầu dục, thân hình chóp cụt, chân hình trụ,).
Độ đậm nhạt uyển chuyển (vì bề mặt nhẵn).
6’
 -Học sinh chia nhóm, tự bày mẫu và nhận xét, góp ý theo yêu cầu của giáo viên.
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh cách vẽ 
 -Giáo viên gợi ý học sinh cách vẽ.
 -Giáo viên nhắc nhở học sinh nhớ lại cách vẽ theo mẫu và quan sát hình 2, (sách GK) hay chỉ ra ở đồ dùng để học sinh hiểu và vận dụng.
5’
 -Học sinh nhắc lại một số nội dung về phương pháp vẽ.
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh làm bài 
 -Giáo viên theo dõi, giúp học sinh tìm :
Tỉ lệ chung và tỉ lệ của từng bộ phận ;
Điểm đặt, điểm che khuất của ấm và bát,
Cách vẽ nét đậm nhạt.
 *Khi góp ý, giáo viên phải chỉ vào mẫu cho học sinh quan sát, đối chiếu và tìm ra chỗ chưa đúng, chỗ cần sửa chữa ở bài vẽ.
29’
 -Học sinh quan sát mẫu và dựng hình (xong phần vẽ nét).
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập 
 -Giáo viên cùng học sinh nhận xét bài vẽ, về :
Bố cục ; 
Hình vẽ ;
Nét vẽ.
*Giáo viên không cho học sinh vẽ tiếp ở nhà vì không có mẫu sẽ sai hình.
4’
 -Học sinh nhận xét một số bài vẽ.
Về nhà :
Quan sát độ đậm, nhạt ở đồ vật dạng hình trụ.
Chuẩn bị bài 24 - Vẽ cái ấm tích và cái bát - Vẽ đậm nhạt.
ĩ ĩ ï ĩ
Tiết 14
Ngày soạn :
22/9/2011
Ngày dạy : 
27/9/2011
Bài 
VẼ CÁI ẤM TÍCH VÀ CÁI BÁT 
(Vẽ đậm nhạt)
A
Mục tiêu
B
Chuẩn bị
Kiến thức :
Học sinh phân biệt được ba mức độ đậm nhạt và biết phân mảng đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu.
Kỹ năng :
Vẽ được ba mức độ đậm nhạt.
Thái độ :
Thấy được cái đẹp của hình khối.
 I - Tài liệu 
Lê Thanh Lộc, Hình hoạ căn bản (tập 1, 2, 3), NXB Văn hoá thông tin.
 II - Đồ dùng 
Mẫu vẽ (như bài 23).
Bài của học sinh cũ.
Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ.
 III - Phương pháp 
Quan sát, gợi mở kết hợp với làm việc cá nhân.
I - Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.
II - Bài cũ : Bài dựng hình. (1’)
III - Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét 
 -Giáo viên bày mẫu và yêu cầu học sinh tự bày mẫu (vẽ theo nhóm).
 -Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu, đối chiếu với hình vẽ trong bài của mình và điều chỉnh lại mẫu.
 -Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét độ đậm nhạt của cái ấm, cái bát : 
 -Giáo viên chỉ trên mẫu và hỏi :
Độ đậm ở phía nào ? Hình mảng của các độ đậm nhạt ?
Mức độ đậm nhạt của các mảng ở ấm và bát như thế nào ?
Độ đậm nhạt ở ấm, bát chuyển tiếp như thế nào?
 -Giáo viên chốt lại về các độ đậm nhạt ở mẫu.
5’
 -Học sinh tự bày mẫu.
 -Học sinh quan sát, đối chiếu và điều chỉnh lại mẫu.
 -Học sinh nhận xét (trả lời) về các độ đậm nhạt trên mẫu. 
 -Học sinh trả lời.
 -Học sinh nghe.
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh cách vẽ đậm nhạt 
 -Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và phân các mảng đậm nhạt ở mẫu. 
Chú ý :
Các nét phân mảng theo cấu trúc của mẫu :
Cổ, thân dùng nét thẳng ;
Vai ấm nên dùng nét nghiêng ;
Thân bát nên dùng nét cong.
Các mảng đậm nhạt không bằng nhau.
 -Giáo viên giới thiệu cách vẽ qua đồ dùng dạy học hay vẽ trên bảng :
Vẽ trước mảng đậm rồi so sánh tìm ra các độ đậm nhạt khác.
Vẽ bằng nét (không di chì).
Nét vẽ có thưa, dày đan xen.
Nét vẽ theo cấu trúc vật thể : Mặt đứng nên dùng nét dọc, nét ngang ; mặt cong nên dùng nét cong ; mặt nghiêng nên dùng nét xiên,
6’
 -Học sinh quan sát các mảng đậm nhạt. Nhìn đồ dùng và nghe giáo viên giới thiệu về cách vẽ đậm nhạt.
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh làm bài 
 -Giáo viên theo dõi, gợi ý học sinh phân mảng và vẽ đậm nhạt, nhất là tương quan giữa các độ đậm nhạt. Yêu cầu học sinh nên quan sát mẫu để so sánh, đối chiếu với bài vẽ.
*Lưu ý : Độ đậm nhạt ở bài này chuyển tiếp không rõ ràng vì :
Mẫu có nhiều mặt cong ;
Độ đậm nhạt của sành sứ (có mặt nhẵn).
28’
 -Học sinh làm bài.
 -Quan sát mẫu theo yêu cầu của giáo viên.
 -Học sinh hoàn thành bài vẽ. 
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập 
 -Giáo viên cùng học sinh dán bài trên bảng, cùng học sinh nhận xét, về :
Bố cục ;
Hình vẽ ;
Độ đậm nhạt.
5’
 -Học sinh dán bài rồi cùng giáo viên nhận xét, tự xếp loại một số bài.
Về nhà :
Chuẩn bị bài 25 - Kiểm tra một tiết - Vẽ tranh đề tài Trò chơi dân gian.
ĩ ï ĩĩ
Tiết 15
Ngày soạn :
29/9/2011
Ngày dạy : 
3/10/2011
Bài 
CHỮ TRANG TRÍ
A
Mục tiêu
B
Chuẩn bị
Kiến thức :
Học sinh hiểu biết thêm về các kiểu chữ cơ bản đã học (chữ nét đều, chữ nét thanh nét đậm).
Kỹ năng :
Biết tạo ra và sử dụng các kiểu chữ có dáng đẹp để trình bày đầu báo tường, sổ tay, văn bản,
Thái độ :
Nhận ra vẻ đẹp của các loại chữ trang trí.
 I - Tài liệu
Hồng Điệp, Những mẫu chữ đẹp, NXB GD, 2002.
Nguyễn Thế Hùng, Trang trí, NXB GD, tái bản 2001.
 II - Đồ dùng
Bộ mẫu chữ trang trí.
Một số từ, câu văn được trình bày bằng các kiểu chữ trang trí khác nhau.
 III - Phương pháp
Quan sát ;
Luyện tập.
I - Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.
II - Bài cũ : (1’)
Nhận xét, xếp loại một số bài làm thêm ở nhà. 
III - Bài mới : Giới thiệu bài.
 -Trên các sách, báo, tạp chí và các mẫu sản phẩm hàng hoá có nhiều kiểu dáng chữ trang trí khác nhau. Những trường hợp đó, chữ không chỉ có vai trò thông tin mà hình dáng, đường nét, cách trang trí của nó còn đem lại cảm xúc thẩm mĩ, tác động rất nhiều đến sự cảm nhận của người đọc.
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
 -Giáo viên giới thiệu các bộ mẫu chữ trang trí, các sản phẩm được trang trí bằng mẫu chữ đẹp, hình ở sách GK và đồ dùng rồi hỏi học sinh về hình dáng con chữ và cách trình bày.
-Giáo viên giới thiệu một số đặc điểm :
Dựa vào hình dáng chữ ta có thể kéo dài hay rút ngắn các nét của chữ.
Thêm hoặc bớt các chi tiết phụ.
Sửa lại hình dáng chữ nhưng giữ lại hình dáng đặc thù.
Cách điệu chữ cái ở đầu hoặc giữa dòng chữ tùy theo hình tượng, ý nghĩa của từ đó.
Chú ý :
Các con chữ cùng nội dung được cách điệu theo phong cách nhất quán.
Các chữ được thay đổi hình dáng, đường nét, chi tiết nhưng người xem vẫn dễ dàng nhận ra hình dạng của chúng.
Ghép các hình ảnh tạo dáng chữ.
7’
 -Học sinh xem một số mẫu chữ. Sau đó nhận xét theo gợi ý của giáo viên.
 -Học sinh nghe giáo viên giới thiệu một số đặc điểm của chữ trang trí.
 -Học sinh nghe giáo viên nêu chú ý.
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh cách tạo chữ trang trí
 -Giáo viên minh họa cách tạo một chữ cái theo các bước :
Vẽ dáng chữ chuẩn theo mẫu ;
Trên cơ sở đó, vẽ phác các kiểu dáng khác nhau bằng cách thêm hay bớt các nét, các chi tiết hay lồng ghép hình ảnh, 
 -Giáo viên gợi ý học sinh cách tạo chữ khác nhau như các danh từ chỉ người, vật, khai thác nghĩa của từ, tìm hình tượng trang trí (có sáng tạo).
8’
 -Học sinh chú ý theo dõi minh hoạ đểø hiểu các bước tạo chữ trang trí.
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh làm bài
 -Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ một số mẫu chữ trang trí (cao 5cm) hoặc trang trí một từ, một câu vào giấy vẽ.
 -Giáo viên theo dõi, góp ý và khuyến khích từng học sinh làm bài.
25’
 -Học sinh làm bài, sửa bài theo sự góp ý của giáo viên.
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập
 -Giáo viên cho học sinh treo bài rồi nhận xét.
*Đây là dạng bài tập mới, giáo viên cần đánh giá, nhận xét tinh thần, thái độ học tập và ý tưởng trên bài là chính. Yêu cầu không quá cao.
 -Giáo viên biểu dương những học sinh có ý tưởng hay, sáng tạo.
4’
 -Học sinh treo bài rồi nhận xét, đánh giá.
Về nhà :
Sưu tầm một số kiểu chữ trang trí, mẫu chữ đẹp, dán vào giấy A4.
Chuẩn bị bài 16 – Kiểm tra HKI (Đề tài tự chọn)
c a ± g
c ± g
y x x €
BIỂU ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
sss
CÁC TIÊU CHÍ BÁM SÁT MỤC TIÊU VÀ CÁCH THỂ HIỆN, VỀ :
Bố cục ;
Hình vẽ ;
Màu sắc.
BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA
Thực hiện tốt, có năng khiếu.
9 - 10 điểm
Thực hện tốt.
7 - 8 điểm
Thực hiện tương đối tốt nhưng còn vài sai sót.
5 - 6 điểm
Không thực hiện được nội dung bài kiểm tra.
0 - 4 điểm.
y x x €

Tài liệu đính kèm:

  • docGAMT7,11-16DI15.doc