Giáo án Mĩ thuật 6 - Tiết 26 đến 30 - Lê Tấn Mạnh - Năm học 2009-2010

Giáo án Mĩ thuật 6 - Tiết 26 đến 30 - Lê Tấn Mạnh - Năm học 2009-2010

v Cái ấm :

² Miệng dạng hình trụ ; vai hình chóp cụt;

² Thân hình trụ ; đáy hình chóp cụt.

v Cái lọ :

² Miệng dạng hình chóp cụt ; cổ hình trụ ;

² Vai hình chóp cụt ; thân dạng hình chóp cụt.

v Cái chai :

² Miệng hình trụ ; cổ hình chóp cụt ;

² Vai hình chóp cụt ; thân hình trụ.

v Cái phích :

² Nắp hình trụ ; vai hình chóp cụt ;

² Thân và đế hình trụ.

v Ấm tích :

² Miệng hình trụ ; vai hình chóp cụt ;

² Thân hình trụ.

 

doc 13 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1050Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 6 - Tiết 26 đến 30 - Lê Tấn Mạnh - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn : 
26/2/2010
Ngày Dạy : 
3/3/2010
Tiết 26
Bài 
KẺ CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM
A
Mục Tiêu
B
Chuẩn Bị
Học sinh tìm hiểu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và tác dụng của kiểu chữ trang trí.
Biết được đặc điểm của chữ và cách sắp xếp dòng chữ.
Kẻ được một khẩu hiệu ngắn của kiểu chữ và tô màu.
 I - Tài Liệu 
Hồng Điệp, Những mẫu chữ đẹp, NXB GD, 2002.
Phạm Viết Song, Tự học vẽ, NXB GD, tái bản 2002.
 II - Đồ Dùng 
Bảng chữ phóng to.
Bìa sách báo, khẩu hiệu có loại chữ trên.
Hình minh hoạ cách sắp xếp dòng chữ.
Một số bảng chữ kẻ sai để đối chứng.
 III - Phương Pháp 
Trực quan.
Quan sát.
Vấn đáp. 
I - Ổn Định : Kiểm tra sĩ số lớp.
II - Bài Cũ : (1’) 
Nhắc lại một số yêu cầu khi vẽ tranh đề tài ?
III - Bài Mới : Giới thiệu bài :
-Giáo viên đưa ra hai bảng chữ nét thanh nét đậm và chữ in hoa nét đều cho học sinh quan sát, nhận xét rồi giới thiệu bài.
Hoạt Động Của Thầy
TG
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét 
 -Giáo viên giới thiệu bảng chữ để học sinh biết đặc điểm của chữ in hoa nét thanh nét đậm và giới thiệu:
Là loại chữ mà trong một con chữ vừa có nét thanh, vừa có nét đậm.
Có chữ rộng ngang (như M, G  ) ; có chữ hẹp ngang (như E, T) v.v  
Chữ có thể có chân hoặc không có chân.
 -Giáo viên giới thiệu một số minh hoạ chữ ở bìa sách, đầu báo, khẩu hiệu,  để học sinh thấy được đặc điểm như bay bướm, nhẹ nhàng, thanh thoát.
 -Giáo viên chỉ ra vị trí của nét thanh, nét đậm ở một số con chữ (nét kéo từ trên xuống là nét đậm ; nét đưa lên, đưa ngang là nét thanh).
5’
 -Học sinh quan sát bảng chữ in hoa nét thanh nét đậm và nhận xét.
 -Học sinh xem một số minh hoạ ở báo chí để nắm đặc điểm chữ.
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh cách kẻ chữ 
 -Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách kẻ chữ in hoa nét đều.
 -Giáo viên tập trung vào những điểm chính sau :
Ước lượng chiều dài của dòng chữ để sắp xếp vào băng giấy cho cân đối ;
Ước lượng chiều cao, chiều rộng của chữ cho vừa với chiều dài dòng chữ (không thừa, không thiếu) ;
Chia khoảng cách giữa các chữ, các con chữ cho hợp lí. (Giáo viên lấy ví dụ bằng dòng chữ).
Phác nét và kẻ chữ ;
Tô màu chữ và nền.
* Lưu ý khi kẻ chữ :
Vị trí nét thanh, nét đậm.
Các chữ giống nhau phải kẻ thống nhất, tránh chữ to, chữ nhỏ.
Các nét thanh, nét đậm trong dòng cũng phải thống nhất, tránh chỗ to, chỗ nhỏ.
6’
 -Học sinh nhắc lại cách kẻ chữ in hoa nét đều.
 -Học sinh nghe giáo viên giới thiệu cách kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm.
 -Học sinh nghe lưu ý. 
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh làm bài 
 -Giáo viên tìm dòng chữ ngắn (khẩu hiệu, quảng cáo, tên trường ) và cho học sinh sắp xếp vào giấy.
 -Giáo viên giúp học sinh chia dòng, phân khoảng, kẻ chữ và trang trí thêm cho dòng chữ đẹp hơn.
 -Giáo viên cho học sinh tô màu (có thể vẽ màu nền).
29’
 -Học sinh làm bài.
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập 
 -Giáo viên cho học sinh nhận xét một số bài.
 -Bổ sung những nhận xét của học sinh, chú ý đến cách sắp xếp và cách kẻ chữ.
4’
 -Học sinh nhận xét một số bài và tự xếp loại.
Về nhà :
Sưu tầm các mẫu chữ in hoa nét thanh nét đậm ớ báo chí, tạp chí,  rồi cắt, dán ngay ngắn vào vở.
Làm tiếp bài ở lớp.
Chuẩn bị bài 27 - Mẫu có hai đồ vật. 
¯ Œ Š Z \
Tiết 27
Bài 
Ngày Soạn : 
6/3/2010
Ngày Dạy : 
11/3/2010
 MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT
 (tiết 1 - vẽ hình)
A
Mục Tiêu
B
Chuẩn Bị
Học sinh biết cách đặt mẫu hợp lí ; nắm được cấu trúc chung của một số đồ vật.
Học sinh vẽ được hình sát với mẫu.
 I - Tài Liệu 
Lê Thanh Lộc, Hình hoạ căn bản (tập 1, 2, 3, 4), NXB Văn hoá thông tin.
 II - Đồ Dùng 
Mẫu vẽ : Một số mẫu vẽ theo nhóm :
Ấm đun nước và cái cốc ;
Ấm tích và cái bát ;
Lọ hoa và quả (có dạng hình cầu) ;
Cái phích nước và hình cầu
Phóng to hoặc vẽ lên bảng hình 2, SGK, trang 145.
Hình minh hoạ các bước vẽ mẫu có hai đồ vật (ở bộ ĐDDH MT 6).
 III - Phương Pháp 
Trực quan.
Luyện tập.
I - Ổn Định : Kiểm tra sĩ số lớp.
II - Bài Cũ : (1’) 
Chữ in hoa nét thanh nét đậm có đặc điểm gì ? 
III - Bài Mới : Giới thiệu bài.
Hoạt Động Của Thầy
TG
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét 
 -Giáo viên giới thiệu mẫu vẽ : Lọ, quả ; Ấm và cốc ; ấm tích và bát ; phích nước và hình cầu  rồi cùng học sinh bày mẫu (theo nhiều cách).
 -Giáo viên giới thiệu sơ qua về cấu tạo của một số đồ vật làm mẫu vẽ (qua hình minh hoạ chuẩn bị trước hay vẽ trên bảng) để học sinh nắm được cấu trúc chung :
Cái ấm :
Miệng dạng hình trụ ; vai hình chóp cụt;
Thân hình trụ ; đáy hình chóp cụt.
Cái lọ :
Miệng dạng hình chóp cụt ; cổ hình trụ ;
Vai hình chóp cụt ; thân dạng hình chóp cụt.
Cái chai :
Miệng hình trụ ; cổ hình chóp cụt ;
Vai hình chóp cụt ; thân hình trụ.
Cái phích :
Nắp hình trụ ; vai hình chóp cụt ;
Thân và đế hình trụ.
Ấm tích :
Miệng hình trụ ; vai hình chóp cụt ;
Thân hình trụ.
Các đồ vật trên đều do các hình cơ bản hợp thành, đối xứng theo trục dọc.
Chúng khác nhau về kích thước : dài, ngắn, rộng, hẹp và một vài chi tiết như quai, vòi, 
Nắm được cấu trúc chung của chúng ta có thể vẽ một cách dễ dàng bất cứ đồ vật nào có dạng tương đương.
 -Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu cụ thể và gợi ý cho học sinh, về :
Vị trí của mẫu : Vật ở trong, ở ngoài, phần bị che khuất.
Kích thước : Cao, thấp, to, nhỏ 
Tỉ lệ bộ phận : Cao, thấp, rộng, hẹp  
6’
 -Học sinh nghe giới thiệu một số mẫu rồi cùng giáo viên bày mẫu.
 -Học sinh nghe giới thiệu sơ qua về cấu tạo của một số đồ vật.
 -Học sinh quan sát mẫu cụ thể và quan sát, nhận xét theo gợi ý của giáo viên.
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình 
 -Giáo viên giới thiệu cách vẽ ở mẫu cụ thể (qua đồ minh hoạ hay vẽ trên bảng) theo trình tự chung. Đồng thời chỉ ra ở những mẫu khác để học sinh theo dõi dễ hơn :
Vẽ phác khung hình chung và khung hình từng vật mẫu.
Ước lượng và phác tỉ lệ các bợ phận.
Vẽ nét chính và vẽ nét chi tiết (như các bài vẽ trước).
 -Giáo viên nhắc học sinh quan sát mẫu và đối chiếu theo chiều ngang, chiều dọc để tìm tỉ lệ bộ phận ; vẽ các nét cong, thẳng đúng với mẫu.
 -Giáo viên có thể vẽ phác một số hình (của một mẫu) có thể khác nhau về tỉ lệ giữa các bộ phận (để học sinh thấy sự cần thiết của việc quan sát, ước lượng, so sánh khi vẽ).
7’
 -Học sinh xem hình minh hoạ, quan sát mẫu và nghe giáo viên hướng dẫn cách vẽ.
 -Học sinh nghe giáo viên nhắc nhở khi làm bài.
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh làm bài (có thể vẽ mẫu theo nhóm) 
 -Giáo viên theo dõi giúp học sinh, về :
Cách ước lượng tỉ lệ ;
Cách vẽ nét chi tiết.
 -Giáo viên cất hình minh hoạ, xoá hình ở bảng.
27’
 -Học sinh quan sát mẫu và vẽ.
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập 
 -Giáo viên để một vài bài vẽ cạnh mẫu và hướng dẫn học sinh nhận xét về bố cục, hình vẽ (có tả được đặc điểm của mẫu không).
4’
 -Học sinh nhận xét một số bài theo ý thích.
Về nhà :
Tự bày mẫu : cái ấm pha trà và cái tách hay cái bình đựng nước và cái tách rồi quan sát, nhận xét về đặc điểm, bố cục, đậm nhạt của mẫu.
Chuẩn bị bài 28 - Mẫu có hai đồ vật (vẽ đậm nhạt).
¯ Œ Š Z \
Tiết 28
Bài 
Ngày Soạn : 
15/3/2010
Ngày Dạy : 
18/3/2010
 MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT
 (tiết 2 – vẽ đậm nhạt)
A
Mục Tiêu
B
Chuẩn Bị
Học sinh biết phân chia các mảng đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu.
Học sinh vẽ được đậm nhạt ở các mức độ: đậm - đậm vừa - nhạt và sáng gần với mẫu.
 I - Tài Liệu 
Lê Thanh Lộc, Hình hoạ căn bản (tập 1, 2, 3, 4), NXB Văn hoá thông tin.
 II - Đồ Dùng 
Mẫu vẽ (như bài 27).
Hình minh hoạ vẽ phác mảng đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu có mặt phẳng đứng, nghiêng, cong có các chất liệu khác nhau.
Hình minh hoạ các bước tiến hành vẽ đậm nhạt của một bài vẽ theo mẫu.
Bài của học sinh cũ.
 III - Phương Pháp 
Trực quan.
Quan sát.
I - Ổn Định : Kiểm tra sĩ số lớp.
II - Bài Cũ : Dựng hình (1’) 
III - Bài Mới : Giới thiệu bài. 
Hoạt Động Của Thầy
TG
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh cách phác mảng đậm nhạt 
 -Giáo viên đặt mẫu như tiết 1 và điều chỉnh ánh sáng.
 -Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn mẫu, chỉnh sửa hình vẽ. 
 -Giáo viên gợi ý học sinh quan sát mẫu, tìm ra các độ đậm nhạt :
Độ đậm nhất, đậm vừa, nhạt và sáng.
Vị trí của các mảng đậm nhạt ở vài hướng vẽ khác nhau.
 -Giáo viên giới thiệu cách phác mảng đậm nhạt qua hình minh hoạ hay vẽ trên bảng.
5’
 -Học sinh quan sát hình mẫu và chỉnh sửa hình vẽ.
 -Học sinh quan sát mẫu, tìm ra các độ đậm nhạt.
 -Học sinh nghe giới thiệu cách phác mảng đậm nhạt.
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh cách vẽ đậm nhạt 
 -Giáo viên nhắc học sinh :
Quan sát và so sánh độ đậm nhạt ở mẫu.
Nét vẽ đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu : nên vẽ nét cong ở mặt cong ; nét thẳng ở mặt đứng ; nét nghiêng ở mặt nghiêng 
Vẽ độ đậm trước, từ đó so sánh tìm ra các độ đậm nhạt khác (hình minh hoạ ở ĐDDH).
 -Giáo viên giới thiệu một số bài vẽ đậm nhạt để học sinh tham khảo trước khi vẽ.
4’
 -Học sinh quan sát mẫu và hình minh hoạ rồi chú ý nghe giáo viên giảng về cách vẽ.
 -Học sinh nghe giới thiệu một số bài vẽ đậm nhạt để tham khảo trước khi vẽ.
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh làm bài 
 -Giáo viên theo dõi học sinh cách phác mả ...  kì cổ đại.
Õ¸ ä ä Ơ
Tiết 29
Bài 
Ngày Soạn : 
20/3/2010
Ngày Dạy : 
25/3/2010
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ ĐẠI
A
Mục Tiêu
B
Chuẩn Bị
Học sinh làm quen với nền văn minh AC, HL, LM thời kì cổ đại thông qua sự phát triển rực rỡ của nền MT thời đó. 
Học sinh hiểu sơ lược về sự phát triển của các loại hình MT AC, HL, LM cổ đại.
 I - Tài Liệu 
Chu Quang Trứ, Lược sử MT và MT học, NXB GD, Tb 2002.
Các báo, tài liệu.
 II - Đồ Dùng.
Bộ ĐDDH MT6.
Sưu tầm tranh, ảnh.
Một bản đồ thế giới cỡ lớn.
 III - Phương Pháp 
(Như các bài thường thức mĩ thuật khác).
I - Ổn Định : Kiểm tra sĩ số lớp.
II - Bài Cũ : Mẫu có hai đồ vật. (1’)
III - Bài Mới : Giới thiệu bài.
Hoạt Động Của Thầy
TG
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Tìm hiểu khái quát về mĩ thuật Ai Cập cổ đại 
 -Giáo viên hỏi và giảng giải (củng cố kiến thức lịch sử) :
Em biết gì về Ai Cập cổ đại ? (Ai Cập nằm bên bờ sông Nin, châu Phi, cách đây gần 5000 năm).
Em biết gì về Hi Lạp, La Mã cổ đại ? (Nằm trong vùng biển Địa Trung Hải, châu Âu, cách đây gần 3000 năm).
 -Giáo viên củng cố, nhấn mạnh :
Thời kì cổ đại ở các quốc gia này đã bắt đầu hình thành giai cấp và nhà nước chiếm hữu nô lệ ;
Ở châu Á cũng có các nền văn minh cổ đại như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, 
Nói đến mĩ thuật thời kì cổ đại là nói đến văn hoá Ai Cập và các nước vùng Lưỡng Hà (hai con sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát) - cái nôi của văn hoá phương Đông cổ đại cùng với nền văn hoá rực rỡ Hi Lạp, La Mã - cái nôi của văn hoá phương Tây cổ đại. Vai trò của nền mĩ thuật cổ đại đối với loài người rất to lớn, để lại nhiều tác phẩm vô giá cho đến ngày nay.
 -Giáo viên treo đồ dùng và tranh, ảnh minh hoạ :
Bối cảnh lịch sử
Ai Cập ở vùng Đông Bắc châu Phi, dọc theo lưu vực sông Nin (con sông có giá trị to lớn, là nguồn nước và phù sa tưới mát, bồi đắp cho những cánh đồng ven sông rất màu mỡ).
Ai Cập được chia thành 2 miền rõ rệt :
Thượng Ai Cập là một dải lưu vực nhỏ, hẹp ;
Hạ Ai Cập là cánh đồng lớn hình tam giác.
Vị trí địa lí tạo cho Ai Cập được khép kín, tách ra khỏi những biến động của bên ngoài. Do đó, nghệ thuật Ai Cập mang đậm tính dân tộc, ít biến đổi trong suốt 3000 năm tồn tại.
Khoa học kĩ thuật phát triển sớm, nhất là toán học và thiên văn học (người Ai Cập cổ đại đã biết dùng số pi =3,14 để tính thể tích và diện tích bán cầu). Các thành tựu về làm thuỷ lợi, phát minh ra đồng hồ nước, đồng hồ mặt trời và những bí quyết về xây dựng kim tự tháp là những sáng tạo vô giá về nghệ thuật và khoa học để lại cho loài người.
Về tôn giáo :
Người Ai Cập thờ nhiều thần (đa thần giáo) và tin ở sự bất diệt của linh hồn. Đây cũng là khởi nguồn nảy sinh một loại hình nghệ thuật phát triển mạnh - nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp, trang trí lăng mộ, nơi ở vĩnh hằng của các Pha-ra-ông.
Mĩ thật Ai-Cập thời kì cổ đại - các loại hình mĩ thuật.
 -Giáo viên nhắc lại :
Do hoàn cảnh địa lí và lịch sử, Ai Cập bị tách khỏi những biến động bên ngoài. Tuy vậy Ai Cập có những cánh đồng màu mỡ và nhiều loại đá rắn chắc, màu sắc đẹp (như thạch anh). Đây là nguyên liệu dồi dào cho kiến trúc và điêu khắc Ai Cập cổ đại phát triển.
Do tin ở sự bất diệt của linh hồn nên người Ai Cập cho rằng người chết cũng có cuộc sống của họ. Đây là cơ sở và điều kiện cho nghệ thuật xây cất lăng mộ, tạc tượng, ướp xác,  Ai Cập phát triển. 
 *Mĩ thuật cổ đại mang nhiều nét độc đáo, riêng biệt (có tư liệu đính kèm).
 -Giáo viên kết luận :
Mĩ thuật thời kì cổ đại là một trong những nền nghệ thuật lớn đầu tiên của thế giới loài người (từ thời cộng sản nguyên thuỷ chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ).
Những thành tựu của Mĩ thuật Ai Cập cổ đại sẽ mãi mãi là đài kỉ niệm chứng tỏ tài năng, sức sáng tạo của nhân dân Ai Cập cổ đại.
Hạn chế : Sự ít biến đổi dù trải qua 3000 năm tồn tại, do hoàn cảnh địa lí, và sự chi phối nặng nề của những ước lệ tạo hình cổ sơ do tôn giáo quy định.
15’
 -Học sinh trả lời về lịch sử các nước Ai Cập, Hi Lạp, La Mã.
 -Học sinh nghe giảng.
 -Học sinh xem tranh và nghe giới thiệu về Ai-cập cổ đại.
Hoạt động 2
Tìm hiểu khái quát về mĩ thuật Hi Lạp thời kì cổ đại 
 -Giáo viên giới thiệu về Hi Lạp cổ đại.
Bối cảnh lịch sử.
Đất nước Hi Lạp nhìn ra Địa Trung Hải, đối diện với các quốc gia nổi tiếng vùng tiểu Á và Bắc Phi trên vùng biển Ê-giê. Biển Ê-giê giống như một cái hồ lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán.
Đảo Cre-tơ nằm trên biển Địa Trung Hải từ xa xưa đã có một nền văn minh rực rỡ. Tới thế kỉ XV (trước CN), thành nơi hội tụ của nhiều cộng đồng dân tộc đến từ nhiều miền, trong đó có người đảo Cre-tơ. Cuộc hoà nhập này dẫn tới sự hình thành nền văn minh Hi Lạp mà đỉnh cao được ghi nhận vào thế kỉ III và II trước công nguyên.
Sự hình thành nhà nước chiếm hữu nô lệ có sự phân công lao động trên một quy mô rộng lớn giữa công nghiệp và nông nghiệp, và do đó mới có thời kì hưng thịnh nhất của thế giới cổ đại : đó là nền văn minh Hi Lạp.
Mĩ thuật Hi Lạp - các loại hình mĩ thuật (có tư liệu).
 -Giáo viên nhấn mạnh :
Mĩ thuật Hi Lạp cổ đại mang tính hiện thực sâu sắc. Các nghệ sĩ đã nghiên cứu và đưa ra được những tỉ lệ mẫu mực về con người mà đời sau còn phải học tập.
Nghệ thuật Hi Lạp cổ đại xứng đáng là một nền văn minh phát triển rực rỡ trước công nguyên.
13’
 -Học sinh nghe giới thiệu về mĩ thuật Hi Lạp cổ đại.
Hoạt động 3
Tìm hiểu khái quát về mĩ thuật La Mã thời kì cổ đại
 -Giáo viên giới thiệu về La Mã cổ đại.
Bối cảnh lịch sử.
Vào thế kỉ VIII trước công nguyên, La Mã chỉ là một công xã ở miền trung bán đảo I-ta-li-a.
Vào thế kỉ I trước công nguyên, từ một quốc gia chiếm hữu ô lệ nhỏ bé trên bờ sông Ti-brơ, La Mã trở thành một quốc gia rộng lớn, một đế quốc hùng mạnh, thống trị cả vùng Địa Trung Hải. 
Vào thế kỉ I trước CN, La Mã đánh chiếm Hi Lạp. Tuy nhiên, về mặt văn hoá, La Mã lại bị chinh phục và chịu ảnh hưởng của Hi Lạp. 
Mĩ thuật La Mã - các hình thức mĩ thuật.
Tóm tắt : 
Tuy bị ảnh hưởng sâu sắc về văn hoá và nghệ thuật HL nhưng trong gần 500 năm phát triển, mĩ thuật La Mã cũng tạo được những giá trị đặc sắc, chưa từng thấy ở một nền văn minh nào trước đó.
La Mã thời kì cổ đại được hình thành từ hai nguồn ảnh hưởng : mĩ thuật Hi Lạp và nghệ thuật bản địa, do đó, đã tạo được những sáng tạo riêng, đặc biệt là tượng chân dung (có tư liệu).
 -Giáo viên tóm tắt ngắn gọn nội dung bài :
Thành tựu chung của ba nền mĩ thuật cổ đại ;
Giá trị văn hoá, giá trị nghệ thuật của các nền mĩ thuật trên đối với nhân loại.
12’
 -Học sinh nghe giới thiệu về La Mã cổ đại.
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập 
Hỏi để kiểm tra nhận thức học sinh.
4’
 -Học sinh trả lời.
Về nhà : 
Học bài ở sách GK.
Chuẩn bị bài - Đề tài thể thao, văn nghệ. 
ª ¥ « Š ª
Tiết 30
Bài 
Ngày Soạn : 
28/3/2010
Ngày Dạy : 
1/4/2010
Vẽ tranh đề tài 
THỂ THAO - VĂN NGHỆ
A
Mục Tiêu
B
Chuẩn Bị
Học sinh thêm yêu thích hoạt động thể thao Văn nghệ, nâng cao nhận thức thẩm mĩ qua tranh vẽ
Học sinh vẽ được một bức tranh có nội dung về đề tài Thể thao - văn nghệ.
 I - Tài Liệu 
Huỳnh Phạm Hương Trang, Bí quyết vẽ tranh đề tài, NXB Mĩ thuật, 1997.
 II - Đồ Dùng 
Bộ tranh đề tài Thể thao - văn nghệ.
Sưu tầm thêm tranh của hoạ sĩ và học sinh về đề tài.
 III - Phương Pháp 
Gợi mở : Giáo viên gợi ý các chủ đề khác nhau, giới thiệu tranh mẫu về các hoạt động thể thao, văn nghệ.
Phát huy tính độc lập của học sinh : giáo viên gợi ý, đặt câu hỏi để học sinh tự tìm nội dung và cách thể hiện theo ý mình.
I - Ổn Định : Kiểm tra sĩ số học sinh.
II - Bài Cũ : (2’) 
Mĩ thuật Ai Cập cổ đại gồm những loại hình nào ? Nêu một số thành tựu đạt được ?
Nói khái quát về mĩ thuật Hi lạp, La Mã thời kì cổ đại ?
III - Bài Mới : Giới thiệu bài.
Hoạt Động Của Thầy
TG
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài 
*Đề tài Thể thao - văn nghệ có nhiều hình ảnh phong phú, gần gũi với hoạt động sinh hoạt ở nhà trường và xã hội.
Đề tài này dễ vẽ, tạo nhiều cảm hứng cho học sinh, có thể kết hợp vẽ các hoạt động văn nghệ và thể thao trong cùng một bức tranh.
 -Giáo viên hướng dẫn học sinh xem tranh và phân tích tranh nhằm gây cảm hứng cho học sinh.
5’
 -Học sinh xem tranh và nghe giáo viên phân tích tranh.
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh cách vẽ 
Hướng dẫn tìm hiểu chủ đề. (Vẽ về hoạt động nào ?) ;
Tìm hình ảnh chính, phụ ;
Vẽ hình (hình ảnh chính, phụ) ;
Vẽ màu.
3’
-Học sinh phát biểu về một số chủ đề và nêu cách vẽ.
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh làm bài 
 -Giáo viên gợi ý cho học sinh :
Cách tìm chủ đề ;
Cách bố cục ;
Cách vẽ hình, vẽ màu
30’
-Học sinh làm bài vào giấy A4 hoặc vào vở lớn.
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập 
 -Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét, về :
Cách thể hiện đề tài ;
Bố cục, hình vẽ, màu sắc.
 -Giáo viên biểu dương những học sinh hoàn thành bài, có tính sáng tạo, độc đáo  trong bố cục, cách vẽ hình và vẽ màu.
5’
-Học sinh tự nhận xét, đánh giá một số bài vẽ.
Về nhà :
Tiếp tục hoàn thiện bài: có thể vẽ lại hoặc vẽ tranh khác về đề tài này ở khổ giấy lớn.
Chuẩn bị bài Trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa.
YS % S Y

Tài liệu đính kèm:

  • docGAMT6,26-30.doc