Mục tiêu :
*Kiến thức : Nhận dạng được thấu kính hội tụ. Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt: tia tới quang tâm, tia song song với trục chính, tia có phương qua tiêu điểm.
*Kỹ năng : Vận dụng được kiến thức bài học để giải 1 số bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích 1 số hiện tượng thường gặp trong thực tế.
*Thái độ : Ham học hỏi, yêu thích môn học
II. Chuẩn bị :
Nhóm học sinh : 1 thấu kính hội tụ.
GV: 1 thấu kính hội tụ, 1 giá quang học, màn hứng để quan sát đường truyền của tia sáng, 1 nguồn sáng phát ra 3 tia sáng song song.
Ngày soạn:14/ 02/ 2011 Tiết : 46 Thấu kính hội tụ I. Mục tiêu : *Kiến thức : Nhận dạng được thấu kính hội tụ. Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt: tia tới quang tâm, tia song song với trục chính, tia có phương qua tiêu điểm. *Kỹ năng : Vận dụng được kiến thức bài học để giải 1 số bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích 1 số hiện tượng thường gặp trong thực tế. *Thái độ : Ham học hỏi, yêu thích môn học II. Chuẩn bị : Nhóm học sinh : 1 thấu kính hội tụ. GV: 1 thấu kính hội tụ, 1 giá quang học, màn hứng để quan sát đường truyền của tia sáng, 1 nguồn sáng phát ra 3 tia sáng song song. III. Tiến trình bài dạy : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *Hoạt động 1: Ôn tập các kiến thức có liện quan Y/c vẽ tia khúc xạ trong 2 trường hợp : + Từ không khí sang thuỷ tinh + Từ nước sang không khí ? Vì sao nhìn vật trong nước ta thường thấy vật nằm cao hơn vị trí thật? GV đặt vấn đề vào bài . 1 HS lên bảng HS thực hiện vẽ *Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của thấu kính hội tụ Y/c nghiên cứu tài liệu và bố trí thí nghiệm GV hướng dẫn các nhóm bố trí cho đúng Y/c đại diện 1 nhóm lên vẽ lại kết quả thí nghiệm và trả lời C1 GV thông báo thấu kính mà ta vừa tiến hành thí nghiệm là thấu kính hội tụ . ?Thấu kính đó có đặc điểm gì ? Cho Hs nhận dạng thấu kính hội tụ HS nghiên cứu tài liệu trình bày : Mục đích , dụng cụ , cách thức tiến hành thí nghiệm . Các nhóm tiến hành thí nghiệm Đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ lại kết quả thí nghiệm C1: Chùm tia khúc xạ qua thấu kính hội tụ tại 1 điểm . HS trả lời C2: SI là tia tới TK là tia ló HS nhận dạng thấu kính hội tụ và trả lời : Thấu kính làm bằng vật liệu trong suốt . Phần rìa mỏng hơn phần giữa Quy ước vẽ kí hiệu . *Hoạt động 3: Tìm hiểu các khaí niệm: trục chính , quang tâm ,tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ Y/c quan sát lại thí nghiệm ở hình 42.2 và cho biết : Trong ba tia tới thấu kính tia nào qua thấu kính truyền thẳng không bị đổi hướng ? Phát biểu lại khái niệm trục chính của thấu kính hội tụ . ? Quang tâm của thâu kính là gì ? Y/c tiến hành lại thí nghiệm như hình 42.2 và trả lời C5, C6 ? Điểm nào trên trục chính của thấu kính là tiêu điểm? ?Tiêu cự là gì ? * Trục chính : Trong các tia tới vuông góc với mặt thấu kính hội tụ có một tia cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng .Tia này trùng với một đường thẳng được gọi là trục chính(∆) của thấu kính . * Quang tâm : Trục chính của thấu kính hội tụ đi qua 1 điểm O trong thấu kính mà mọi tia sáng tới điểm này đều truyền thẳng không đổi hướng .Điểm O được gọi là quang tâm của thấu kính . * Tiêu điểm :Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại điểm F nằm trên trục chính .Điểm đó gọi là tiêu điểm của thấu kính hội tụ và nằm khác phía với chùm tia tới * Tiêu cự : Khoảng cách từ quang tâm tới mỗi tiêu điểm OF = OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính . *Hoạt động 4: Vận dụng –Củng cố –Dặn dò GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình 42.6 / SGK y/c 3 HS lần lượt lên bảng vẽ tia ló của các tia tới 1,2,3 ? Qua nghiên cứu nội dung bài bạn nào có thể trả lời câu hỏi của bạn Kiên nêu ra phần mở bài ? Hướng dẫn về nhà -Đọc mục có thể em chưa biết -Làm hết các bài tập của bài 42 /SBT - Học thuộc phần ghi nhớ. 3 HS lên bảng vẽ tia ló HS cả lớp vẽ vào vở và nhận xét hình vẽ của bạn trên bảng C8: TK hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa .Nếu chiếu 1 chùm tia sáng song song với trục chính của TK hội tụ thì chùm tia ló sẽ hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính . Hs ghi yêu cầu về nhà *Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: