Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 1 đến tiết 70

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 1 đến tiết 70

a, Kiến thức:

- Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học

- Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học

- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen

 b, Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, và phân tích kênh hình, phát triển tư duy phân tích so sánh.

 c, Thái độ:

- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học.

2, CHUẨN BỊ

 

doc 235 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 1 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/8/2011
 Ngày giảng 15/8/2011 Lớp 9A
15/8/2011 Lớp 9B
16/8/2011 Lớp 9C
PHẦN I: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
CHƯƠNG I CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN
Tiết 1 Bài 1: MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
1, MỤC TIÊU:
 a, Kiến thức:
- Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học
- Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học
- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen
 b, Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng quan sát, và phân tích kênh hình, phát triển tư duy phân tích so sánh.
 c, Thái độ:
Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học.
2, CHUẨN BỊ
 a,GV: Tranh phóng to H1.2
 b,HS: N/c trước bài.
3,TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 a, Kiểm tra bài cũ: (1 phút)
 ĐVĐ: Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỉ XX. Nhưng chiếm một vị trí quan trọng trong sinh học. Men- Đen người đặt nền móng cho di truyền học.
 b,Dạy nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: DI TRUYỀN HỌC (8 phút)
Mục tiêu: Học sinh khái niệm di truyền và biến dị. Nắm được mục đích, ý nghĩa của di truyền học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho hs đọc khái niệm di truyền
và biến dị mục I SGK.
-Thế nào là di truyền và biến dị ?
- GV giải thích rõ: biến dị và di truyền là 2 hiện tượng trái ngược nhau nhưng tiến hành song song và gắn liền với quá trình sinh sản.
- GV cho HS làm bài tập s SGK mục I.
- Cho HS tiếp tục tìm hiểu mục I để trả lời:
- Cá nhân hs đọc sách GK
- 1 HS đọc to khái niệm biến dị và di truyền.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Liên hệ bản thân và xác định xem mình giống và khác bố mẹ ở điểm nào: hình dạng tai, mắt, mũi, tóc, màu da... và trình bày trước lớp.
- Dựa vào £ SGK mục I để trả lời.
Kết luận: 
- Khái niệm di truyền, biến dị (SGK).
- Di truyền học nghiên cứu về cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
- Di truyền học có vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho khoa học chọn giống, y học và đặc biệt là công nghệ sinh học hiện đại.
HOẠT ĐỘNG 2: MENĐEN – NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO DI TRUYỀN HỌC (16 phút)
Mục tiêu: HS hiểu và trình bày được phương pháp nghiên cứu Di truyền của Menđen: phương pháp phân tích thế hệ lai.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV cho HS đọc tiểu sử Menđen SGK.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ hình 1.2 và nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai?
- Treo hình 1.2 phóng to để phân tích.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và nêu phương pháp nghiên cứu của Menđen?
- GV: trước Menđen, nhiều nhà khoa học đã thực hiện các phép lai trên đậu Hà Lan nhưng không thành công. Menđen có ưu điểm: chọn đối tượng thuần chủng, có vòng đời ngắn, lai 1-2 cặp tính trạng tương phản, thí nghiệm lặp đi lặp lại nhiều lần, dùng toán thống kê để xử lý kết quả.
- GV giải thích vì sao menđen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng để nghiên cứu.
- 1 HS đọc to, cả lớp theo dõi.
- HS quan sát và phân tích H1.2, nêu được sự tương phản của từng cặp tính trạng.
- Đọc kĩ thông tin SGK, trình bày được nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai.
- 1 vài HS phát biểu, bổ sung.
- HS lắng nghe GV giới thiệu.
- HS suy nghĩ và trả lời.
Kết luận: 
Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen (SGK).
HOẠT ĐỘNG 3: MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ KÍ HIỆU CƠ BẢN CỦA DI TRUYỀN HỌC (16 phút)
- Mục tiêu: HS nắm được, ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu một số thuật ngữ.
- Yêu cầu HS lấy thêm VD minh hoạ cho từng thuật ngữ.
- Khái niệm giống thuần chủng: GV giới thiệu cách làm của Menđen để có giống thuần chủng về tính trạng nào đó.
- GV giới thiệu một số kí hiệu.
- GV nêu cách viết công thức lai: mẹ thường viết bên trái dấu x, bố thường viết bên phải. P: mẹ x bố.
- HS thu nhận thông tin, ghi nhớ kiến thức.
- HS lấy VD cụ thể để minh hoạ.
- HS ghi nhớ kiến thức, chuyển thông tin vào vở.
Kết luận: 
1. Một số thuật ngữ:
+ Tính trạng
+ Cặp tính trạng tương phản
+ Nhân tố di truyền
+ Giống (dòng) thuần chủng.
2. Một số kí hiệu
	P: Cặp bố mẹ xuất phát
	x: Kí hiệu phép lai
	G: Giao tử : Đực; Cái
	F: Thế hệ con (F1: con thứ 1 của P; F2 con của F2 tự thụ phấn hoặc giao phấn giữa F1).
 c. Củng cố, luyện tập (3 phút)
 - 1 HS đọc kết luận SGK.
 - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2, 3,4 SGK trang 7.
 d. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
 - Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
 - Kẻ bảng 2 vào vở bài tập.
 - Đọc trước bài 2.
Ngày soạn: 18/8/2011
 Ngày giảng 19/8/2011 Lớp 9A
 19/8/2011 Lớp 9B
19/8/2011 Lớp 9C
Tiết 2.Bài 2: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
1, MỤC TIÊU:
 a, Kiến thức:
- Nêu được các thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét
Phát biểu được nội dung quy luật phân li và phân li độc lập
 b, Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để giải thích được các kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.
 c, Thái độ:
- Củng cố niềm tự tin vào khoa học, khi N/c tính qui luật của hiện tượng sinh học.
2,CHUẨN BỊ :
 a, GV: Tranh phóng to H2.2, 2.2, 2.3.
 b, HS: N/c trước bài, kẻ bảng.
3TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 a, Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 - Trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen?
 ĐVĐ: Bằng phân tích thế hệ lai, Menđen rút ra các quy luật di truyền, đó là quy luật gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
	1. Khi cho lai hai cây đậu hoa đỏ với nhau, F1 thu được 100% hoa đỏ. Khi cho các cây đậu F1 tự thụ phấn, F2 có cả hoa đỏ và hoa trắng. Cây đậu hoa dỏ ban đầu (P) có thuộc giống thuần chủng hay không? Vì sao?
	2. Trong các cặp tính trạng sau, cặp nào không phải là cặp tính trạng tương phản:
	a. Hạt trơn – nhăn	c. Hoa đỏ – hạt vàng
	b. Thân thấp – thân cao	d. Hạt vàng – hạt lục.
	( Đáp án: c)
 b, Dạy nội dung bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN (20 phút)
Mục tiêu: Học sinh hiểu và trình bày được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, phát biểu được nội dung quy luật phân li.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
-GV hướng dẫn HS quan sát tranh H
2.1 và giới thiệu sự tự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan.
- GV giới thiệu kết quả thí nghiệm ở bảng 2 đồng thời phân tích khái niệm kiểu hình, tính trạng trội, lặn.
- Yêu cầu HS: Xem bảng 2 và điền tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 vào ô trống.
- Nhận xét tỉ lệ kiểu hình ở F1; F2?
- GV nhấn mạnh về sự thay đổi giống làm bố và làm mẹ thì kết quả phép lai vẫn không thay đổi.
- Yêu cầu HS làm bài tập điền từ SGK trang 9.
- Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài tập sau khi đã điền.
- HS quan sát tranh, theo dõi và ghi
nhớ cách tiến hành.
- Ghi nhớ khái niệm.
- Phân tích bảng số liệu, thảo luận nhóm và nêu được:
+ Kiểu hình F1: đồng tính về tính trạng trội.
+ F2: 3 trội: 1 lặn
- Lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống:
1. đồng tính
2. 3 trội: 1 lặn
- 1, 2 HS đọc.
Kết luận: 
 a. Thí nghiệm:
- Lai 2 giống đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản
VD: P: Hoa đỏ x Hoa trắng
	F1: Hoa đỏ
	F2: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
 b. Các khái niệm:
- Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
- Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở F1.
- Tính trạng lặn là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.
 c. Kết quả thí nghiệm – Kết luận:
	Khi lai hai cơ thể bô smẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, F2 có sự phân li theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.
HOẠT ĐỘNG 2: MENĐEN GIẢI THÍCH KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM (15 phút)
Mục tiêu: HS giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Menđen.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV giải thích quan niệm đương thời
và quan niệm của Menđen đồng thời sử dụng H 2.3 để giải thích.
- Do đâu tất cả các cây F1 đều cho hoa đỏ?
- Yêu cầu HS:
- Hãy quan sát H 2.3 và cho biết: tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử F2?
- Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng?
- GV nêu rõ: khi F1 hình thành giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất của P mà không hoà lẫn vào nhau nên F2 tạo ra:
 1AA:2Aa: 1aa
trong đó AA và Aa cho kiểu hình hoa đỏ, còn aa cho kiểu hình hoa trắng.
- Hãy phát biểu nội dung quy luật phân li trong quá trình phát sinh giao tử?
- HS ghi nhớ kiến thức, quan sát H 2.3
+ Nhân tố di truyền A quy định tính trạng trội (hoa đỏ).
+ Nhân tố di truyền a quy định tính trạng trội (hoa trắng).
+ Trong tế bào sinh dưỡng, nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp: Cây hoa đỏ thuần chủng cặp nhân tố di truyền là AA, cây hoa trắng thuần chủng cặp nhân tố di truyền là aa.
- Trong quá trình phát sinh giao tử:
+ Cây hoa đỏ thuần chủng cho 1 loại giao tử: a
+ Cây hoa trắng thuần chủng cho 1 loại giao tử là a.
- ở F1 nhân tố di truyền A át a nên tính trạng A được biểu hiện.
- Quan sát H 2.3 thảo luận nhóm xác định được:
GF1: 1A: 1a
+ Tỉ lệ hợp tử F2
1AA: 2Aa: 1aa
+ Vì hợp tử Aa biểu hiện kiểu hình giống AA.
Kết luận: 
Theo Menđen:
- Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định (sau này gọi là gen).
- Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể P thuần chủng.
- Trong quá trình thụ tinh, các nhân tố di truyền tổ hợp lại trong hợp tử thành từng cặp tương ứng và quy định kiểu hình của cơ thể.
=> Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng thông qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh chính là cơ chế di truyền các tính trạng.
- Nội dung quy luật phân li: trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
 c. Củng cố, luyện tập. (2 phút)
- Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng và giải thích kết quả thí nghiệm của Menđen?
- Phân biệt tính trạng trội, tính trạng lặn và cho VD minh hoạ.
 d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (3 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Làm bài tập 4 (GV hướng dẫn cách quy ước gen và viết sơ đồ lai)
Vì F1 toàn là cá kiếm mắt đen nên tính trạng màu mắt đen là trội so với tính trạng mắt đỏ.
	Quy ước gen A quy định mắt đen
	Quy ước gen a quy định mắt đỏ
	Cá mắt đen thuần chủng có kiểu gen AA
	Cá mắt đỏ thuần chủng có kiểu gen aa
	Sơ đồ lai: 
	P: Cá mắt đen x Cá mắt đỏ
	AA	 aa
	GP: A a
	F1: Aa (mắt đen) x Aa (mắt đen)
	GF1: 1A: 1a 1A: 1a
	F2: 1AA: 2Aa: 1aa (3 cá mắt đen: 1 cá mắt đỏ)
Ngày soạn: 18/8/2011
 Ngày giảng 22/8/2011 Lớp 9A
 22/8/2011 Lớp 9B
23/8/2011 Lớp 9C
Tiết 3.Bài 3: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (TIẾP)
1, MỤC TIÊU:
 a, Kiến thức:
Hs hiểu và trình bày được nội dung mục đích và ứng dụng của phép lai phân t ... ày lần lượt nhưng sau mỗi nội dung của nhóm, GV đưa ra đánh giá và đưa kết quả đúng.
- Các nhóm tiến hành thảo luận nội dung được phân công.
- Thống nhất ý kiến, ghi vào phim trong hoặc khổ giấy to.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến trên máy chiếu hoặc trên giấy khổ to.
- Các nhóm khác theo dõi, bổ sung hoặc hỏi thêm vấn đề chưa rõ.
Nội dung kiến thức ở các bảng như SGV:.
HOẠT ĐỘNG 2: SỰ TIẾN HOÁ CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT 17’
Mục tiêu: HS chỉ ra được sự tiến hoá của giới động vật và sự phát sinh, phát triển của thực vật.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS:
+ Hoàn thành bài tập mục s SGK trang 192 + 193.
- GV chữa bài bằng cách gọi đại diện từng nhóm lên viết bảng.
- Sau khi các nhóm thảo luận và trình bày, GV thông báo đáp án.
- GV yêu cầu HS lấy VD về động vật và thực vật đại diện cho các ngành động vật và thực vật.
- Các nhóm tiếp tục thảo luận để hoàn thành 2 bài tập SGK.
- Đại diện 2 nhóm lên viết kết quả lên bảng để lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Các nhóm so sánh bài với kết quả GV đưa ra và tự sửa chữa.
- HS tự lấy VD.
 c. Củng cố, luyện tập. 4’
	- Gv gội một số hs nhắc lại các kiến thức vừa ôn.
 d. Hướng dẫn tự học bài ở nhà. 2’
	- Về nhà kẻ trước các nội dung bảng trong bài 65.
	- Làm trước các phần làm được ở bài 65
========================
Ngày soạn: 26/4/2011 
Ngày giảng 29/4/2011 Lớp 9A 
 28/4/2011 Lớp 9B
 29/4/2011 Lớp 9C 
Tiết 68. Bài 65: TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP (Tiếp theo)
1, MỤC TIÊU.
 a, Kiến thức.
	- Hs hệ thống hoá được các kiến thức về sinh học cơ thể và sinh học tế bào.
	- Hs biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
 b, Kỹ năng :
	- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, tìm tòi kiến thức, hoạt động nhóm.
 c, Thái độ :
 - GD học sinh học tập nghiệm túc và yêu thích bôn môn
2. CHUẨN BỊ 
 a, Giáo viên:
	- Bút dạ và bảng phụ nội dung bảng 65.1 đến 65.5.
 b, Học sinh:
- Nghiên cứu nội dung bài trước khi tới lớp.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 a, Kiểm tra bài cũ: (1p) 
	 - Cho biết sự tiến hoá của thực vật và động vật?
ĐVĐ: Sinh học cơ thể và sinh học tế bào là gì? 
 b. Dạy nội dung bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: SINH HỌC CÁ THỂ 20’
Mục tiêu: Hs chỉ rõ và khái qiats kiến thức về chức năng các hệ cơ quan của thực vật và của con người.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Gv yêu cầu:
+ Hoàn thành bảng 65.1 và 65.2 SGK tr 194
+ Cho biết những chức năng của hệ cơ quan ở thực vật và người.
- Gv theo dõi và giúp đỡ các nhóm yếu.
- Gv chữa bài bằng cách đưa ra bảng phụ đáp án đúng.
Gv nhận xét đánh giá hoạt động nhóm – giúp đỡ nhóm yếu hoàn thiện kiến thức
GV hỏi thêm:
Em hãy lấy ví dụ chứng minh sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể sinh vật liên quan mật thiết với nhau ?
GV nhận xét.
Các nhóm trao đổi, thống nhất ý kiến ghi vào phiếu học tập
Đại diện nhóm trình bày đáp án.
Các nhóm theo dõi bổ sung
Các nhóm sửa chữa dưới dự hướng dẫn của GV cho những nội dung còn thiếu
HS lấy ví dụ 
HOẠT ĐỘNG 2: SINH HỌC TẾ BÀI 20’
Mục tiêu: - Hs khái quát được chức năng về các bộ phận của tế bào.
	- Khái quát được các hoạt động sống của tế bào.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Gv yêu cầu:
+ Hoàn thành nội dung các bảng 65.3 đến 65.5
+ Cho biết mối liên quan giữa quá trình hô hấp quang hợp ở tế bào thực vật.
Gv chữa bài bằng cách treo bảng phụ kết quả
GV đánh giá kết quả và giúp hs hoàn thiện kiến thức
GV lưu ý nhắc nhở hs khắc sâu kiến thức về các hoạt động sống của tế bào, đặc điểm quá trình các nguyên nhân giảm phân.
Hs thảo luận khái quát kiến tức
Ghi kiến thức vào phiếu học tập 
Đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung
c. Củng cố, luyện tập. 2’
- GV khắc sâu kiến thức của các bảng
d. Hướng dẫn tự học bài ở nhà. 2’
	- Ôn tập kiến thức trong chương trình sinh 9
	- Hoàn thành nội dung các bảng SGK tr 196 + 197.
======================
Ngày soạn: 27/4/2011
 Ngày giảng: 29/4/2011 Lớp 9A
 29/4/2011 Lớp 9B
 29/4/2011 Lớp 9C
Tiết 69. Bài 66. TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP (Tiếp theo)
1. MỤC TIÊU.
 a. Kiến thức.
	- Hs hệ thống hóa được kiến thức về SH cơ bản toàn cấp THCS
	- Hs biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
 b. Kỹ năng.
	- Tiêp tục rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm
	- Rèn luyện kỹ năng so sánh tổng hợp.
	- Kỹ năng hệ thống hóa kiến thức.
 c. Thái độ.
	- Ý thức học tập nghiêm túc, yêu bộ môn.
2. CHUẨN BỊ
 a. Giáo viên.
	- Các bảng chuẩn kiến thức nội dung các bảng SGK
 b. Học sinh.
	- Kẻ bảng và nghiên cứu trước ở nhà.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 a. Kiểm tra bài cũ. 1’
	Lồng trong tiết học 
ĐVĐ. Tiết này ta tiếp tục tổng kết chương trình toàn cấp.
 b. Nội dung bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ 22’
Mục tiêu: HS hệ thống được toàn bộ kiến thức về di truyền biến dị.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV chia lớp thành 8 nhóm thảo luận 1 nội dung.
Gv cho HS chữa bài và thảo luận toàn lớp.
Gv nhận xét nội dung thảo luận của các nhóm bổ sung thêm kiến thức còn thiếu
GV nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức ở bảng 66.1 và 66.3
GV yêu cầu HS phân biệt được các loại đột biến
Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến ghi vào phiếu học tập
Đại diện nhóm trình bày kết quả
Các nhóm khác theo dõi nhận xét
HS theo dõi và tự sửa 
HS lấy ví dụ minh họa 
HOẠT ĐỘNG 2: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG 18’
Mục tiêu: HS khái quát mối quan hệ và môi trường
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV yêu cầu:
HS giải thích sơ đồ hình 66 SGK tr 197
GV chữa bằng cách treo sơ đồ chuẩn
GV tổng kết những ý kiến của hs và đánh giá nội dung đã hoàn chỉnh của HS
GV tiếp tục yêu cầu hs hoàn thành B 66.5
HS nghiên cứu sơ đồ 66 thảo luận nhóm thống nhất ý kiến giải thích mối quan hệ theo các mũi tên.
HS đưa các ví dụ minh họa 
Yêu cầu:
+ Giữa môi trường và các cấp độ tổ chức cơ thể thường xuyên có sự tác động qua lại.
+ Các cá thể cùng loài tạo nên tính đặc trưng của quần thể.
+ Nhiều quần thể khắc loài có mối quan hệ dinh dưỡng.
- Các nhóm theo dõi bổ sung
- Các nhóm hoàn thành bảng 66.5 và trình bày nhóm khác bổ sung 
- HS nêu ví dụ: 
 Quần thể: Rừng đước Cà Mau, đồi cọ Phú Thọ, rừng thông Đà Lạt...
c. Củng cố, luyện tập. 2’
	GV hỏi trong chương trình SH THCS các em đã học được những gì ?
d. Hướng dẫn tự học ở nhà. 2’
	- Kết thúc chương trình THCS cần ghi nhớ kiến thức để cho chương trình THPT
==========================
Ngày soạn: 20/4/2011 
Ngày giảng: 6/5/2011 Lớp 9A 
 6/5/2011 Lớp 9B
 6/5/2011 Lớp 9C 
TIẾT 70: KIỂM TRA HỌC KÌ II
1. MỤC TIÊU
	- Mô tả được cấu tạo, đặc điểm hình thái của các cơ quan trong cơ thể.
	- Nêu được tầm quan trọng của việc vệ sinh các cơ quan trong cơ thể
	- Trình bày được các hoạt động sinh lý của các cơ quan cũng như của toàn cơ thể người từ đó thấy được con người ở vị trí tiến hoá cao nhất trong giới sinh vật.
	- Kỹ năng mô tả, nhận biết kiến thức.
	- Xây dựng ý thức tự giác cao trong bảo vệ cơ thể, làm việc độc lập.
2. NỘI DUNG ĐỀ.
* KHUNG MA TRẬN.(Hình thức tự luận)
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Cộng
Chương I. Sinh vật và môi trường (6 tiết)
Nêu đươc các khái niệm về môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái.
Số câu 1
Số điểm 2Tỉ lệ 20%
Số câu 1
Số điểm 2 = 20%
Số câu 
Số điểm 
Số câu 
Số điểm 
Số câu 1
2 điểm =20% 
Chương II. Hệ sinh thái ( 6 tiết)
Nêu được định nghĩa quần thể
Nêu được một số đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi.
Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt giữa quần thể người với quần thể sinh vật
Số câu 2
Số điểm 4Tỉ lệ 40%
Số câu 1
Số điểm 2,5đ= 25%
Số câu 
Số điểm 
Số câu 1
Số điểm 1,5đ= 15%
Số câu 1
4 điểm =40% 
Chương IV. Bảo vệ môi trường (5 tiết)
Nêu được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên: xây dựng khu bảo tồn, săn bắt hợp lí, trồng cây gây rừng, chống ô nhiễm môi trường
Giải thích tại sao lại cần ban hành luật bảo vệ môi trường.
Số câu 2
Số điểm 4Tỉ lệ 40%
Số câu 1
Số điểm 2
Số câu 1
Số điểm 2
Số câu 
Số điểm 
Số câu 2
4điểm =40% 
Tổng 10 = 100%
Tổng số câu
6,5đ = 65%
3câu
2đ = 20%
 1câu
1,5đ = 15%
1câu
 * ĐỀ BÀI:
Câu 1. Thế nào là môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái ?
Câu 2. Quần thể là gì ? Nêu đặc trưng cơ bản của quần thể ?
Câu 3. Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt giữa quần thể người với quần thể sinh vật ?
Câu 4. Nêu những biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã ?
Câu 5. Giải thích tại sao lại cần ban hành luật bảo vệ môi trường ?
3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.
Câu 1. (2 điểm).
- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. 
- Nhân tố sinh thái: là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với nhân tố sinnh thái nhất định.
Câu 2. (2,5 điểm).
- Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể tro cùng loài có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
- Những đặc trưng của quần thể.
+ Tỉ lệ giới tính: là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái. Đảm bảo hiệu quả sinh sản.
+ Thành phần nhóm tuổi: Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản.
+ Mật độ quần thể: là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong đơn vị diện tích hay thẻ tích.VD: Mật độ cây bạch đàn là 652 cây/ha đồi.
Câu 3. (1,5 điểm).
- Các đặc điểm phân biệt quần thể SV với quần thể người.
Quần thể người
Quần thể SV khác
Đặc điểm: Kinh tế, Văn hoá, hôn nhân, giáo dục, pháp luật, ...
Không có
Câu 4. (2 điểm).
- Bảo vệ tài nguyên sinh vật:
+ Bảo vệ rờng già, rừng đàu nguồn
+ Trồng cây gây rừng.
+ Xây dựng khu bảo tồn, giữ nguồn gen quý.
+ Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi.
- Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá.
+ Đối với vùng đát trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất.
+ Tăng cường công tác làm thuỷ lợi và tưới tiêu hợp lí.
+ Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.
+ Thay đổi các loại cây trồng hợp lí.
+ Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao.
Câu 5. ( 2 điểm). Luật Bảo vệ môi trường được ban hành nhằm điều chỉnh hành vi của cả xã hội để ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên tai gây ra cho môi trường tự nhiên. Đồng thời luật cũng điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lý dể phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước.
4. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT.
- Kiến thức: Đa số Hs nêu được các kiến thức như đề bài yêu cầu.
- Kỹ năng vận dụng: Vận dụng được kiến thức vào bài kiểm tra và thực tế.
- Cách trình bày: Trình bày tương đối khoa học, sạch sẽ.
- Diễn đạt bài kiểm tra: Mạch lạc, rõ ràng...

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 92012 theo CKTKN.doc