Giáo án lớp 9 môn Lí - Tiết 32 đến tiết 35

Giáo án lớp 9 môn Lí - Tiết 32 đến tiết 35

I. MỤC TIÊU:

Mô tả được các bộ phận chính, giải thích được hoạt động của đọng cơ điện một chiều.

Nêu được tác dụng của mỗi bộ phận trong động cơ điện

Phát hiện sự biến đỏi điện năng thanh cơ năng.

II. CHUẨN BỊ :

Mô hình động cơ điện một chiều,hoạt động với nguồn điện 6V- Nguồn điện.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

A. ổn định tổ chức:

B. Bài cũ:

 HS 1 Hãy nêu quy tắc bàn tay trái,

 Xác định chiều lực điện từ

 Trong trường hợp sau:

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1019Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lí - Tiết 32 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32
16/12/2011
Động cơ điện một chiều
I. Mục tiêu:
Mô tả được các bộ phận chính, giải thích được hoạt động của đọng cơ điện một chiều.
Nêu được tác dụng của mỗi bộ phận trong động cơ điện
Phát hiện sự biến đỏi điện năng thanh cơ năng.
II. Chuẩn bị :
Mô hình động cơ điện một chiều,hoạt động với nguồn điện 6V- Nguồn điện.
III. Tiến trình lên lớp:
A. ổn định tổ chức:
B. Bài cũ:
 HS 1 Hãy nêu quy tắc bàn tay trái, 
 Xác định chiều lực điện từ 
 Trong trường hợp sau:
 HS2: Trả lời bài 27.2 (SBT)
C. Bài mới: Đặt vấn đề (SGK)
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tao và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện 1 chiều
Hoạt đọng của GV và HS
Ghi bảng
HS : Tìm hiểu mô hình và SGK 
? Động cơ điện 1 chiều có mấy bộ phận chính?
GV: Ngoài ra còn có bộ phận góp điện, đưa điện vào khung dây.
I. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện 1 chiều.
1. Các bộ phận chính của động cơ điện một chiều.
Động cơ gồm 2 bộ phận chính:
Nam châm và khung dây
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều:
HS: Đọc SGK trả lời C1 và C2
HS: Kiểm tra dự đoán.
?Dự đoán đúng hay sai?
? Động cơ điện 1 chiều có mấy bộ phận chính?
? Hoạt động theo nguyên tắc nào?
HS: Đọc kết luận SGK
2. Nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều.
C1. Lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn AB và CD có dòng điện chạy qua( được biểu diễn trên hình)làm khung dây quay theo chiều kim đồng hồ.
C2 : Khung dây sẽ quay dưới tác dụng của F1và F2.
3. Kết luận: (SGK)
Hoạt động 3: Tìm hiểu động cơ điện một chiều trong kỹ thuật.
? Bộ phận tạo ra từ trường của động cơ điện có phailà NC vĩnh cửu không? Vì Sao?
? Bộ phận quay có phải là khung dây không ?Vì sao?
HS: Rút ra kết luận.
GV: Thông báo : Ngoài động cơ điện 1 còn có động cơ điện xoay chiều.
II. Động cơ điện một chiều trong kỹ thuật.
1. Cấu tạo của động cơ điện 1 chiều trong kỹ thuật .
C4. a, Động cơ điện kỹ thuật , bộ phận tao ra từ trường là một NC điện.
 b, Bộ phận quay không phải là khung dây mà là nhiều cuộn dây đặt lệch nhau, Song song với khối trụ ghép bởi các lá thép kỹ thuật. 
2. Kết luận : (SGK)
Hoạt đông 4:
? Khi hoạt động , động cơ điện đã chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?
III. Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện. 
 Khi hoạt động,đông cơ điện đã chuyển hóa năng lượng điện thành cơ năng.
Hoạt động 5: IV Vận dụng 
 C5 . Khung dây quay ngược chiều kim đồng hồ.
C6. Vì NC vĩnh cửu không tạo ra từ trường mạnh như NC điện. 
C7. Động cơ điện có mặt trong các dụng cụ như; quạt điện, máy bơm nước, máy khâu, 
 Tủ lạnh, máy giặt, đồ chơi trẻ em
Củng cố: ?Động cơ điện có cấu tạo cơ bản như thế nào?
 ? Hoạt động trên nguyên tắc nào?
 ? Động cơ điện trong kỹ thuật có gì khác động cơ điện nguyên lý?
 ? Khi hoạt động cơ điện chuyển hóa năng lượng điện như thế nào?
D. Bài tập về nhà: 28.1 ->28.8
Tiết 33
21/12/2011
Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải, quy tắc bàn tay trái.
I. Mục tiêu:
Vận dụng quy tắc nắm tay phải, xác định chiều đường sức từ khi biết chiều dòng điên.
Vận dụng quy tắc bàn tay trái, xác định chiều lực điện từ tắc dụng lên dây dẫn thẳng khi có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ (hoặc 1 trong 3 yếu tố khi đã biết 2 yếu tố kia)
Biết cach thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ, có suy luận logic để vận dụng thực tế.
II. chuẩn bị;
 Cho mỗi nhóm HS: 1 ống dây dẫn 500-> 700 vòng , 1 thanh NC , 1 dây dẫn mảnh dài 20cm, giá TN, nguồn điện, công tắc, dây nối.
III. Tiến trình lên lớp:
A. ổn định tổ chức:
B. Bài cũ; HS1 Nêu quy tắc nắm tay phải?Quy tắc nắm tay phải dùng để làm gì?
 Hãy xác định chiều dòng điện trong ống dây sau:
 HS2: Phát biểu quy tắc bàn tay trái?
 Quy tắc bàn tay trái XĐ những gì?
 Hãy XĐ chiều dòng điện trong hình bên.
C. Bài mới:
Hoạt động 1: Giải bài 1
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
HS: Làm Việc cá nhân, đọc đầu bài, trả lời câu hỏi a, b.
Bài 1: 
a. NC bị hút vào ống dây.
b. Khi đổi chiều dòng điện, NC bị đẩy ra xa và xoay cực Bắc (N) về phía đầu B của ống dây, rồi bị hút vào ống dây.
Hoạt động 2: Giải bài 2
HS : Làm việc cá nhân
 Đọc kỹ đầu bài,
 Vẽ hình vào vở.
 Dùng quy tắc bàn tay trái để xác định.
Bài 2:
Hoạt động 3: Giải bài 3
HS : Làm việc cá nhân để thực hiện các yêu cầu của bài.
GV: Vẽ bài tập 3 lên bảng.
HS : Xác định chiều của lực điện từ
Bài 3: 
a. Cặp lực F1 ; F2 biểu diễn như hình vẽ.
b. Cặp lực F1 ; F 2 làm cho khung dây quaytheo chiều ngược kim đồng hồ.
c. Muốn khung dây quay theo chiều ngược lại, thì phải đổi chiều dòng điện, hoạc đổi chiều đường sức từ.
Hoạt động 4; Rút ra các bước giải bài tập:
 * Trước tiên phải xác định các yếu tố đã có.
 * Vận dụng yếu tố đã có với quy tắc xác định yếu tố còn lại.
D. Bài tập về nhà: 30.1 - > 30.9
Tiết 35
23/12/2011
Hiện tượng cảm ứng điện từ
I. Mục tiêu:
Làm được thí nghiêm dùng NC vĩnh cửu hoạc NC điện tạo ra dòng cảm ứng.
Mô tả được cách làm xuất hiện dòng cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng NC điện hoặc NC vĩnh cửu.
Sử dụng hai thuật ngữ mới: dòng cảm ứng và hiện tượng cam ứng điện từ.
II. Chuẩn bị:
GV : 1 cái đi na mô xe đạp có bóng đèn.
 Tranh đi na mô bóc vỏ.
HS: 1cuộn dây có gắn 2 bóng đèn LED, 1 thanh NC có trục quay,1NC và 2 pin 2,5V
III. Tiến trình lên lớp:
A. ổn định tổ chức:
B. Bài cũ: HS1 Giải 30.2(SBT)
 HS 2 Giải 30.5(SBT)
C. Bài mới: 
Hoạt động 1: Phát hiện ra cách khác tạo ra dòng điện mà không cần pin, ắc quy?
 Ta đã biết muốn có dòng điện phải có nguồn điệnlà pin hoạc ắc quy. Nhưng có trường hợp nào không dùng pin ,ắc quy vẫn tạo ra dòng điện?
HS: Đó là cái đi na mô xe đạp.
 Vây cái đi-na-mô xe đạp có cấu tạo và hoạt động ra sao?
Hoạt động 2:Tìm hiểu cấu tao và hoạt động của đi-na-mô xe đạp.
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
HS: Quan sát hình 31.1 và tranh
?Đi-na-mô có những bộ phận chính nào?
?Chúng hoạt động ra sao?
? Nguyên nhân nào gây ra dòng điện?
I. Cấu tạo và hoạt động của đi-na-mô xe đap.
 (HS trả lời miệng)
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách tạo ra dòng điện bằng NC
HS: Làm việc theo nhóm , trả lời C1,C2.
 Qua C1,C2. Rút ra nhận xét gì?
HS : Làm thí nghiệm 2 trả lời C3.
? Qua C3 em có nhận xét gì?
II. Dùng NC để tạo ra dòng điện.
1. Dùng NC vĩnh cửu.
Thí nghiệm 1:
C1.
C2.
Nhận xét:
 Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực NC lại gần hay ra xa một đầu ống dây hoặc ngược lại.
2. Dùng NC điện.
Thí nghiệm 2:
C3. (HS trả lời miệng)
Nhận xét:
 Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng và ngắt mạch điện của NC điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của NC điện biến thiên.
Hoạt động 4:Làm quen với thuật ngữ mới:dòng điện cảm ứng, hiện tượng cảm ứng điện từ.
? Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín nhờ yếu tố nào?
III. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
 Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín nhờ vào NC gọi là dòng cảm ứng.
 Hiện tượng xuất hiện dòng cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
Hoạt động 5: IV Vận dụng.
C4. Trọng cuộn dây có dòng điện cảm ứng xuất hiện.
C5. Nhờ NC ta có thể chế tạo ra được dòng điện.
Củng cố: 
a. Nêu cấu tạo chính và hoạt động của đi-na-mô xe đạp.?
b. Làm thế nào để tạo ra được dòng điện trong cuộn dây dẫn kín?
c. Thế nào là dòng cảm ứng ? thế nào là hiện tượng cảm ứng?
D. Bài tập về nhà: 31.1 -> 31.8

Tài liệu đính kèm:

  • docVat ly 9 tiet 3235.doc