. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức :
Nắm được khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của nó .
Biết được công thức nghiệm, số nghiệm.
2.Kỹ năng:
Hiểu tập nghiệm của mỗi phương trình bậc nhất hai ẩn và biểu diễn hình học của nó .
Biết cách tính công thức nghiệm tổng quát và đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn.
3.Thái độ:
Rèn tính chính xác, cẩn thận; Tư duy lôgic.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Chương III. HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN Tiết 30 §1 PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN SỐ Ngày soạn: 04/12 Ngày giảng: 9A:05/12; 9B: 05/12 A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức : Nắm được khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của nó . Biết được công thức nghiệm, số nghiệm. 2.Kỹ năng: Hiểu tập nghiệm của mỗi phương trình bậc nhất hai ẩn và biểu diễn hình học của nó . Biết cách tính công thức nghiệm tổng quát và đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn. 3.Thái độ: Rèn tính chính xác, cẩn thận; Tư duy lôgic. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Nêu - giải quyết vấn đề. C. CHUẨN BỊ: GV: Nghiên cứu bài dạy. HS: Nắm vững cách vẽ đồ thị hàm số. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định: II.Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: Đặt vấn đề. 5 Những giá trị nào của x, y thoả mãn phương trình y=3x-5? Phương trình trên gọi là phương trình bậc nhất một ẩn. 2. Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 1. Hoạt động 1: 15 GV : Giới thiệu phương trình bậc nhất hai ấn số GV : Gọi học sinh cho vài ví dụ về phương trình bậc nhất hai ẩn số GV : Giới thiệu nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn số. Xét xem ( x = 0 ; y = 3 ) có là nghiệm của phương trình : 2x + y = 3 ? Vì sao ? Nêu chú ý ở SGK (5) ? Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn có bao nhiêu nghiệm? GV: Cho học sinh thực hiện ?1 GV: Cho học sinh thực hiện ?2 2. Hoạt động 2: 20 GV cùng HS xét phương trình 2x – y = 1 HS thực hiện ?3. x -1 0 0,5 1 2 2,5 y = 2x -1 -3 -1 0 1 3 4 GV Hướng dẫn cách biểu diễn tổng quát. HD cách biểu diễn nghiêm bởi đường thẳng. GV: Cho học sinh vẽ đường thẳng y = 2x -1 HS giải và tìm tập nghiệm phường trình 0x+2y=4 GV Hướng dẫn cách biểu diễn tập nghiệm (3) HS giải và tìm tập nghiệm phường trình 4x + 0y = 6 GV Hướng dẫn cách biểu diễn tập nghiệm (4) 1/ Khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn : * Phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là hệ thức có dạng ax + by = c , (1) trong đó a, b và c là các số đã biết ( a # 0 hoặc b # o ) Vd1: các phương trình : 2x –y = 1 ; 3x + 4y =0 ; 0x + 2y = 4 ; x + 0y = 5 là những phương trình bậc nhất hai ẩn . * Cặp số (x0 , y0 ) được gọi là một nghiệm của phương trình (1) nếu ax0 + by0 = c Ta viết : Phương trình (1) có nghiệm là ( x ; y ) = ( x0 ; y0) Chú ý : (SGK/5) *Phương trình bậc nhất hai ẩn số có vô số nghiệm ?1/ a) Ta có ( 1; 1) là một nghiệm của phương trình 2x – y =1 vì 2.1 – 1=1 * Cặp số (0,5 ; 0) là một nghiệm của phương trình 2x – y =1 vì 2.0,5 – 0 =1 b)(0;-1)cũng là một nghiệm của phương trình 2x – y =1 ?2/ Phương trình 2x –y =1 có vô số nghiệm 2/ Tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn: Ví dụ 1: Xét phương trình : 2x – y = 1 (2) Ta có: 2x – y = 1 Û y = 2x -1 * Tập nghiệm của phương trình (2) là : S = { ( x ; 2x – 1) / x Î R} * NTQ : (x; 2x – 1) với x Î R hoặc * Tập nghiệm của (2) được biểu diễn bởi đường thẳng (d) y = 2x -1 Ví dụ 2: Xét phương trình : 0x + 2y = 4 (3) Ta có : 2y =4 Þ y = 2 NTQ : (x; 2) với x Î R hoặc *Tập nghiệm của phương trình (3) là đường thẳng đi qua A ( 0 ; 2 ) và song song với trục hoành . ta gọi dó là đường thẳng y = 2 Ví dụ 3: Xét phương trình : 4x + 0y = 6 (4) NTQ : ( 1,5 ; y ) với y Î R hoặc * Tập nghiệm của (4) là đường thẳng đi qua B ( 1,5 ; 0 ) và song song với trục oy . Ta gọi đó là đường thẳng x = 1,5 Tổng quát : (SGK/7) Củng cố: Củng cố cách hiểu tập nghiệm phương trình cho HS. Nghiệm phương trình ax+by=0 là một tập hợp mà đại lượng y phụ thuộc x và ngược lại Hướng dẫn về nhà: 5 BTVN: 1; 2SGK/7 E. Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: