1. Kiến thức :
HS nắm được kiến thức cơ bản về căn thức bậc hai một cách có hệ thống.
Hệ thống hoá toàn bộ kiến thức bao gồm: Hàm bậc nhất; tính chất và đồ thị của hàm bậc nhất.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện cho học sinh tư duy logic, phân tích một vấn đề trong ôn tập.
3.Thái độ:
Rèn tính chính xác, cẩn thận; Tư duy lôgic.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Nêu - giải quyết vấn đề.
Đàm thoại gợi mở
Tiết 29. ÔN TẬP CHƯƠNG I Ngày soạn: 16/11 Ngày giảng: 9A: 18/11; 9B: ....... A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức : HS nắm được kiến thức cơ bản về căn thức bậc hai một cách có hệ thống. Hệ thống hoá toàn bộ kiến thức bao gồm: Hàm bậc nhất; tính chất và đồ thị của hàm bậc nhất. 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh tư duy logic, phân tích một vấn đề trong ôn tập. 3.Thái độ: Rèn tính chính xác, cẩn thận; Tư duy lôgic. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Nêu - giải quyết vấn đề. Đàm thoại gợi mở C. CHUẨN BỊ: GV: Nghiên cứu bài dạy. HS: Nắm vững cách vẽ đồ thị hàm số. Cách tính góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox Giải bài tập về nhà D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định: II.Kiểm tra bài cũ: (Trong quá trình ôn tập) III. Bài mới: Đặt vấn đề. (Trực tiếp) 2. Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 1. Hoạt động 1: 10’ ? Có những nội dung cơ bản nào của chương I? ? Trả lời ứng với những nội dung đó? HS xem bảng tổng hợp kiến thức SGK/60 2. Hoạt động 2: 10’ ? Hàm số đồng biến, nghịch biến khi nào? Bài toán đưa về dạng gì? ( Giải bất phương trình bậc nhất) HS tiến hành giải theo nhóm 3. Hoạt động 3: 10’ Với điều kiện nào của a1; a2; b1; b2 thì hai đường thẳng y=a1x+b1 và y=a2x+b2: Cắt nhau? Song song? Trùng nhau? HS tiến hành giải bài 34; 35 theo cá nhân làm vào phiếu học tập. Lấy điểm kiểm tra 4. Hoạt động 4: 15’ ? Đồ thị hàm số y=ax+b cắt trục tung; trục hoành tại điểm được xác định như thế nào? ? Phương pháp xác định toạ độ giao điểm của hai đường thẳng như thế nào? HS thực hành giải bài 37 vào phiếu học tập Gv hướng dẫn lại câu b: Cách xác định hoành độ giao điểm: Giải phương trình: 0,5x + 2 = -2x + 5 để tìm x Từ đó suy ra y. Kiến thức cơ bản: Tính đồng biến, nghịch biến Cách vẽ đồ thị Đồ thị giao với trục tung, hoành? Đường thẳng song song; cắt nhau; trùng nhau. Hệ số góc của đường thẳng (Bảng tổng hợp kiến thức SGK/60) Bài tập: 1. Dạng biện luận tính đồng biến; nghịch biến: Bài 32. Hàm số y = (m - 1)x + 3 đồng biến m - 1 > 0. m > 1. a) Hàm số y = (5 - k)x + 1 nghịch biến 5 - k < 0. k > 5. Dạng biện luận đường thẳng song song; cắt nhau; trùng nhau: Bài 34. Hai đường thẳng y = (a - 1)x + 2 và y = (3 - a)x + 1 đã có tung độ góc b b' Hai đường thẳng song song với nhau a = 2. Bài 35. (HS tự trình bày) Bài tập tương tự: 35; 36; SGK 3. Dạng vẽ đồ thị hàm số và xác định giao điểm của hai đường thẳng Bài 27. a.vẽ hai đồ thị hàm số trên cùng một mặt phẳng toạ độ. (HS giải) b.A ( -4 ; 0) B( 2,5 ; 0 ) Điểm C là giao điểm của hai hàm số nên ta có: 0,5x + 2 = -2x + 5 2,5 x = 3 x = 1,2 Hoành độ của điểm C là 1,2 thay x = 1,2 vào y = 0,5x + 2 ta có: y = 0,5.1,2 + 2 = 2,6 Vậy C ( 1,2 ; 2,6 ) Bài tập tương tự 38 SGK Củng cố: Hướng dẫn về nhà: BTVN: 36; 38. Nghiên cứu bài Phương trình bậc nhất hai ẩn. Mang theo SGK tập 2 E. Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: