Kiến thức:
- Kể được một số hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách .
- Bước đầu nhận biết được thí nghiệm mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích.
2. Kỹ năng:
Ngày soạn: 17/01/2012 Chương II : Nhiệt học Tiết 21 CáC CHấT ĐƯợC CấU TạO NHƯ THế NàO I/ Mục Tiêu: 1. Kiến thức: Kể được một số hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách . Bước đầu nhận biết được thí nghiệm mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích. 2. Kỹ năng: - Dùng hiểu biết về cấu tạo hạt của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế , đơn giản . 3. Thái độ: - Yêu thích môn học có ý thức vận dụng kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản trong thực tế cuộc sống . II/ Chuẩn bị: * Mỗi nhóm HS: 2 bình chia độ GHĐ 100cm3 ; ĐCNN : 2cm3 1 bình đựng 50cm3 ngô , 1 bình đựng 50cm3 cát . * Cho cả lớp : 2 bình chia độ hình trụ đường kính 20mm. 1 bình đựng 50cm3 nước ảnh chụp kính hiển vi điện tử ( tranh 19.3; 19.2) III/ Tổ chức giờ học: Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Hoạt động1 Giới thiệu mục tiêu chương và tổ chức tình huống họctập - HS: Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. - HS khác nhận xét bổ sung. - Nghe và ghi đầu bài học. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục tiêu chương II là gì ? - Giáo viên đưa ra 2 bình chia độ, 1 đựng rượu và 1 đựng nước, đổ hỗn hợp 2 thứ vào với nhau. - Yêu cầu học sinh đọc thể tích hao hụt của hỗn hợp đó biến đi . - Vậy phần thể tích hao hụt của hỗn hợp đó biến đi đâu ? bài học hôm nay giúp chúng ta trả lời câu hỏi. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của chất ( 15 phút) - Cá nhân học sinh trả lời. - Theo dõi sự trình bày của giáo viên - Học sinh quan sát ảnh - Vì học sinh đã học phần cấu tạo chất môn hoá học 8 nên giáo viên có thể đặt câu hỏi. + Tại sao các chất có vẻ như liền một khối? Sau đó Giáo viên thông báo cho học sinh những thông tin về cấu tạo hạt của vật chất . - Treo tranh 19.2; 19.3 hướng dẫn học sinh quan sát ảnh của kính hiển vi hiện đại và ảnh chụp của nguyên tử silic. - Giáo viên thông báo phần “có thể em chưa biết” để thấy được nguyên tử , phân tử vô cùng nhỏ bé . Hoạt động 3 : Tìm hiểm về khoảng cách giữa các phân tử ( 10 phút) - Cá nhân học sinh trả lời. - Học sinh làm nhóm lệnh C1 và trả lời . - Cá nhân học sinh trả lời c2 . - Treo hình 19.3 đặt câu hỏi + Các em thấy nguyên tử silic được sắp xếp xít nhau không ? Vậy giữa nguyên tử , phân tử có khoảng cách không ? - Giáo viên cho học sinh làm thí nghiệm ngô và cát theo lệnh C1. - Giải thích tại sao có sự hụt thể tích đó ? - Yêu cầu Học sinh liên hệ để giải thích sự hụt thể tích của hỗn hợp rượu và nước đặt ở thí nghiệm đầu . Hoạt động 4 : Vận dụng, củng cố, hướng dẫn về nhà ( 10 phút) - Cá nhân học sinh suy nghĩ trả lời C3, C4, C5 . - Cá nhân học sinh về nhà làm theo yêu cầu của Giáo viên . - Bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ vấn đề gì ? - Vận dụng điều đó, yêu cầu học sinh giải thích C3, C4, C5. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài làm bài tập 19.1 đến 19.8 SBT - Chuẩn bị bài 20 *Rút kinh nghiệm: NộI DUNG GHI BảNG TIếT 21- BàI 19 : CáC CHấT ĐƯợC CấU TạO NHƯ THế NàO I/ Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không ? Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại vì nguyên tử , phân tử vô cùng nhỏ bé nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối . II. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không ? Thí nghiệm mô hình : C1: Học sinh tự ghi câu trả lời . Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách . C2: Học sinh tự ghi câu trả lời III. Vận dụng : C3: Khi khuấy lên các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như phân tử nước xen vào khoảng cách phân tử đường . C4: Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su giữa chúng có khoảng cách , các phân tử khi trong bóng chui qua các khoảng cách này ra ngoài làm xẹp bóng . C5: Vì phân tử nước có phân tử không khí xen kẻ.
Tài liệu đính kèm: