Giáo án lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 9 - Tiết 41, 42: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Giáo án lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 9 - Tiết 41, 42: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

. Kiến thức

 - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

 - Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

 - Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

 - Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả vá phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga

 

doc 20 trang Người đăng levilevi Lượt xem 4135Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 9 - Tiết 41, 42: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 09
Tiết 41,42
Ngày soạn: 16/10/2011
Ngày dạy: 17/10/2011 
 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
( Trích Truyện Lục Vân Tiên)
 Nguyễn Đình Chiểu
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
	- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 - Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 - Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 - Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả vá phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
2. Kĩ năng
	- Đọc-hiểu một đoạn trích truyện thơ.
 - Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đọa đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
* Thầy: soạn bài lên lớp
* Trò: ôn bài cũ, soạn bài mới 
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích. Phân tích bức tranh tâm cảnh trong đoạn trích.
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 3 phút.
 – Nguyễn Đình Chiểu là tác giả tiêu biểu cho giai đoạn văn học thứ tư.
 - Được nhân dân Nam bộ ngưỡng mộ : cụ Đồ Chiểu.
 - Nổi tiếng với Truyện thơ “Lục Vân Tiên” 
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 12 phút.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
I- Tìm hiểu chung
HS đọc phần chú thích (*)
1. Tác giả
Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu ?
+ Cuộc đời.
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888)
- Có nghị lực sống : 26 tuổi bị mù, đường công danh nghẽn lối, đường tình duyên trắc trở, về quê nhà lại gặp buổi loạn ly , vẫn không gục ngã trước số phận và cống hiến lớn lao cho đời : thầy giáo, thầy thuốc, nhà thơ.
- Yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm :
Mù lòa, bệnh tật, gia cảnh thanh bạch, khó khăn vẫn kiên quyết giữ vững lập trường kháng chiến, tìm đến các căn cứ chống giặc : Làm quân sư, viết thơ văn chống giặc.
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888)
- Tục gọi là Đồ Chiểu, sinh sống ở Gia Định.
- Có nghị lực sống và cống hiến lớn lao cho đời : thầy giáo, thầy thuốc, nhà thơ.
- Yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
- Quan điểm sáng tác : 
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà”.
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Nam Bộ, sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc ta vào thế kỉ XIX
+ Quan điểm sáng tác ?
Quan điểm sáng tác :
+ Trước khi thực dân Pháp xâm lược : nhân nghĩa.
+ Sau khi thực dân Pháp xâm lược : yêu nước, chống giặc.
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà”
Nêu một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu?
Truyện Lục Vân Tiên; Dương Từ-Hà Mậu; Ngư Tiều y thuật vấn đáp; Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; Thơ điếu Trương Định...
2. Tác phẩm:
Xác định thể loại , thời gian sáng tác ?
Thể loại : truyện thơ Nôm. Thời gian : khoảng đầu những năm 50 của thế kỷ XIX.
Truyện Lục Vân Tiên ra đời khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, thể hiện rõ lí tưởng đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm qua tác phẩm.
gồm 4 phần:
+Phần 1:LVT cứư KNN khỏi tay bọn cướp
+Phần 2:LVT gặp nạn được thần và dân cứu giúp
+Phần 3:KNN gặp nạn vẫn chung thuỷ với LVT 
+Phần 4:LVT với KNN gặp lại nhau.
GV : Truyện Lục Vân Tiên là một truyện để kể nhiều hơn để đọc, nên tác giả chú ý đến hành động của nhân vật nhiều hơn là miêu tả nội tâm nhân vật--> Tính cách nhân vật bộc lộ qua việc làm , lời nói, cử chỉ ; nhiệt tình ngợi ca, phê phán của tác giả gởi gắm qua nhân vật.
Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện truyền thống xưa như thế nào ?
Kết cấu theo kiểu truyền thống của truyện phương Đông : theo từng chương hồi, xoay quanh diễn biến cuộc đời nhân vật chính :
Chuyện nàng sau hãy còn lâu, Chuyện chàng xin nối thứ đầu chép ra./Đoạn nầy đến thứ Nguyệt Nga
Kết cấu theo kiểu truyền thống của truyện phương Đông : theo từng chương hồi, xoay quanh diễn biến cuộc đời nhân vật chính.
Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa gì ?
Mục đích trực tiếp : truyền dạy đạo lý làm người :
+ Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội.
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng.
Mục đích trực tiếp : truyền dạy đạo lý làm người :
GV : Ở thời đại đó, chế độ phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng, kỉ cương trật tự xã hội lỏng lẻo, đạo đức suy vi, Truyện Lục Vân Tiên đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, cho nên ngay từ lúc mới ra đời, nó đã được nhân dân Nam Bộ tiếp nhận nồng nhiệt. 
Tóm tắt tác phẩm.
GV đọc-> gọi HS đọc 
3- Đọc-chú thích
Nêu vị trí của đoạn trích?
Vị trí đoạn trích
Đoạn trích nằm ở phần đầu của Truyện Lục Vân Tiên. Diễn biến sự việc trong đoạn trích nằm trong kiểu kết cấu của các truyện truyền thống: người tốt thường gặp nhiều gian truân, trắc trở, bị hãm hại nhưng cuối cùng bao giờ cũng tai qua nạn khỏi, cái thiện luôn chiến thắng cái ác.
Nêu bố cục của đoạn trích?
Gồm 2 phần:Phần 1LVT đánh tan bọn cướp,tiêu diệt tên cầm đàu Phong lai
Phần2Cuộc trò chuyện giữa LVT với KNN sau trận đánh.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết 
Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng.
Thời gian: 60 phút.
II- Đọc-hiểu văn bản
1. Hình aûnh Luïc Vaân Tieân:
a/ Khi đánh cướp
Hình ảnh LVT đánh cướp được miêu tả tập trung qua những câu thơ nào?
...Ghé lại bên đàng..,bẻ cây làm gậy nhằm đàng xông vô
-“bẻ cây làm gậy”, “tả đột hữu xông” (miêu tả hành động) 
- “khác nào Triệu Tử” (so sánh)
Cách miêu tả đó gợi cho em nhớ tới những nhân vật nào trong truyện cổ Trung Hoa và trong truyện dân gian?
Hình ảnh Thạch Sanh đánh đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga trong truyện cổ,Võ Tòng,Lỗ Trí Thâm trong Thuỷ Hử...
Tác giả dùng BPNT gì trong khi miêu tả LVT đánh cướp?T/dụng của nó?
Nghệ thuật so sỏnh với vien dũng tướng anh hùng Triệu Tử Long ở trận Đương Dương trong Tan Quốc diễn nghĩa.Trận đánh diễn ra nhanh,mặc dù lưc lượng rất chênh lệch.Bọn lâu la tan vỡ cuống cuồng chảy trốn...
Qua đó ta thấy LVT có những phẩm chất gì?
Phẩm chất :anh hùng ,tài năng, giàu lòng vị nghĩa
Phẩm chất :anh hùng ,tài năng, giàu lòng vị nghĩa
:Đây là nhân vật lí tưởng.H/động đánh cướp cứu người của LVT cho thấy tính cách của chàng.Chỉ có 1 mình lại tay không chàng bẻ cây làm gậy.LVT xông xáo tung hoành được nhà thơ miêu tả thật đep...
Haønh ñoäng cuûa Vaân Tieân chöùng toû caùi ñöùc cuûa con ngöôøi vò nghóa vong thaân , caùi taøi cuûa baäc anh huøng vaø söùc maïnh beânh vöïc keû yeáu, chieán thaéng nhöõng theá löïc taøn baïo.
Đạo lí nhân nghĩa ở hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên được thể hiện qua hành động dũng cảm đánh cướp cứu người, tấm lòng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu khi cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh lại bọn cướp.
b) Cách cư xử với KNN :
Hãy phân tích những phẩm chất của Vân Tiên qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga.
Thái độ cư xử với KNN sau khi đánh cướp bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm , nhân hậu : 
 Tìm cách an ủi hai cô gái, ân cần hỏi han.
 Không muốn được lạy tạ ơn. “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”; từ chối lời mời về thăm nhà.
- Lời nói : “Khoan khoan ta là phận trai”-->Khiêm nhường, giữ lễ giáo phong kiến.
- “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.
- “Nhớ câu kiến ngãi bất vi,Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
Hình ảnh LVT là một hình ảnh đẹp, lý tưởng: tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài
Em có nhận xét gì về nhân vật Lục Vân Tiên ? Nhân vật Vân Tiên được tác giả xây dựng qua biện pháp nghệ thuật nào ?
(Khắc họa tính cách nhân vật qua hành động, lời nói)
.Đạo lí nhân nghĩa ở hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên được thể hiện qua hành động dũng cảm đánh cướp cứu người, tấm lòng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu khi cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi
: Làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên. Đó là cách cư xử mang tinh thần hiệp nghĩa của các bậc anh hùng hảo hán.
Em có bao giờ làm việc nghĩa chưa ?
HS tự liên hệ bản thân.
2. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga:
Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn như thế nào ? Hãy phân tích điều đó qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng .
Lời lẽ của một cô gái khuê các, thùy mỵ, nết na, có học thức :
+ Cách xưng hô khiêm nhường (“quân tử”, “tiện thiếp”)
+ Cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước (“Làm con đâu dám cãi cha”, “Chút tôi liễu yếu đào thơ – Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần”
+ Cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết, đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên .
- Lời lẽ của một cô gái khuê các, thùy mỵ, nết na, có học thức .
- Là người chịu ơn, rất xem trọng ơn nghĩa”Ơn ai một chút chẳng quên”
(Khắc họa tính cách nhân vật qua lời lẽ)
=> là một cô gái hiền hậu nết na, ân tình.
Đạo lí nhân nghĩa còn được thể hiện qua lời nói của cô gái thùy mị, nết na, Kiều Nguyệt Nga một lòng tri ân người đã cứu mình.
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: HS khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Phương pháp: Tổng kết, khái quát.
Thời gian: 5 phút
III- Tổng kết
1- Nghệ thuật
Nêu những nét nghệ thuật của văn bản?
- Miêu tả nhân vật chủ yếu qua cử chỉ, hành động, lời nói.
- Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gắn với lời nói thông thường mang màu sắc Nam Bộ rõ nét, phù hợp với tình tiết truyện
Ý nghĩa của văn bản là gì?
2- Ý nghĩa văn bản
Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu người của tác giả.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: .... phút.
a. Bài vừa học: - Học thuộc lòng đoạn trích.
 - Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga thông qua lời nói, hành động của nhân vật.
 - Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng ở phần chú thích
b. Bài sắp học:
 TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Sự phát triển của từ vựng...,Trau dồi vốn từ)
Tiết 43
Ngày soạn: 16/10/2011
Ngày dạy: 18/10/2011 
TỔNG KẾT TỪ VỰNG
(Sự phát triển của từ vựng...,Trau dồi vốn  ... t động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
I- Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
Nêu một số yếu tố để tạo nên văn bản tự sự?
Trả lời
* Kiến thức về văn bản tự sự đã học: ngôi kể, người kể, thứ tự kể, nhân vật sự việc...;văn tự sự có thể kết hợp với miêu tả.
Nghị luận là gì?
Nghị luận là nêu dẫn chứng lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ một quan điểm, tư tưởng( luận điểm ) nào đó. 
1- Ví dụ 
Đoạn văn a và đoạn thơ b được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Đoạn văn a và đoạn thơ b được viết theo phương thức biểu đạt tự sự.
Lời kể chuyện trong đoạn trích a là của ai?
Lời của ông giáo.
Đoạn trích a
Ông giáo đang thuyết phục ai? Về điều gì?
Ông giáo thuyết phục chính mình vì vợ ông không ác nên ông chỉ thấy buồn mà không giận( đối thoại ngầm- >độc thoại nội tâm)
Để đi tới kết luận đó, ông đã đưa ra những lí lẽ nào?
- Nêu vấn đề : Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ.
- Phát triển vấn đề :Vợ tôi không phải là người ác , nhưng sở dĩ thị là người trở nên ích kỷ, tàn nhẫn là vì thị đã quá khổ. Vì sao vậy ?
+ Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau (từ một quy luật tự nhiên)
+ Khi người ta khổ qua thì không còn nghĩ đến ai được nữa (như quy luật tự nhiên trên mà thôi)
+ Vì cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che lấp mất.
- Kết thúc vấn đề : “Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Nội dung, hình thức, cách lập luận phù hợp với tính cách của nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc (một con người có học thức, hiểu biết, giàu lòng thương người, luôn nghĩ suy, trăn trở, dằn vặt về cách sống, cách nhìn người, nhìn đời
GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn b.
HS đọc lại đoạn b.
Đoạn trích b
Trong đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán, cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư được diễn ra dưới hình thức nghị luận. Hình thức này rất phù hợp với một phiên toà. 
Trong đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán, cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư được diễn ra dưới hình thức nghị luận. Hình thức này rất phù hợp với một phiên toà. 
Lập luận của Kiều như thế nào?
Laäp luaän cuûa Kieàu theå hieän ôû maáy caâu ñaàu. Sau caâu chaøo mæa mai laø lôøi ñay nghieán :xöa nay ñaøn baø coù maáy ngöôøi gheâ gôùm, cay nghieät nhö muï – vaø xöa nay, caøng cay nghieät thì caøng chuoác laáy oan traùi (kieåu caâu khaúng ñònh :caøngcaøng )
Hoạn thư biện minh như thế nào?
 Hoaïn Thö trong côn “hoàn laïc phaùch xieâu” vaãn bieän minh cho mình baèng moät ñoaïn laäp luaän thaät xuaát saéc. Trong 8 doøng thô, Hoaïn Thö ñaõ neâu leân 4 “luaän ñieåm” :
- Thöù nhaát : Toâi laø ñaøn baø neân ghen tuoâng laø chuyeän thöôøng tình (neâu moät leõ thöôøng)
- Thöù hai : Ngoaøi ra toâi cuõng ñoùi xöû raát toát vôùi coâ khi ôû gaùc vieát kinh ; khi coâ troán khoûi nhaø toâi cuõng chaúng ñuoåi theo (keå coâng)
- Thöù ba : Toâi vôùi coâ ñeàu trong caûnh choàng chung – chaéc gì ai nhöôøng cho ai.
- Thöù tö : Nhöng duø sao toâi cuõng ñaõ troùt gaây ñau khoå cho coâ neân baây giôø chæ bieát troâng nhôø vaøo löôïng khoan dung roäng lôùn cuûa coâ (nhaän toäi vaø ñeà cao, taâng boác Kieàu)
Với lập luận đó, Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư là “Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời”. Và cũng hính nhờ lập luận ấy mà Hoạn Thư đã đặt Kiều vào một tình thế khó xử : Tha ra thì cũng may đời,
 Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.
Gọi các lời lẽ của ông giáo và của Hoạn Tư là yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
H: Em hiểu thế nào là yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
Những điều mà nhân vật suy ngẫm, đánh giá về một vấn đề hoặc các lí lẽ và dẫn chứng nhằm thuyết phục người đối thoại trong văn bản tự sự. 
2- Kết luận:
- Những biểu hiện suy nghĩ, đánh giá, bàn luận trong văn bản tự sự là những yếu tố nghị luận.
- Tác dụng của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự là hố trợ cho việc kể, làm cho tự sự thêm sâu sắc
Trong đoạn văn nghị luận, người ta thường dùng những loại từ và câu nào ?
* Câu :khẳng định, câu phủ định, câu có cặp từ hô ứng.
* Từ ngữ : tại sao, thật vậy, tuy thế, trước hết, sau cùng,tóm lại, nói chung, tuy nhiên, 
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: - Tìm những câu, chữ thể hiện tính chất nghị luận với lí lẽ, dẫn chứng được sử dụng để bảo vệ cho một quan điểm, tư tưởng trong một văn bản tự sự cụ thể.
Xác định vai trò của nghị luận trong một đoạn văn tự sự.
Chỉ rõ chủ thể và vấn đề nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.
Phân tích để thấy được hiệu quả của nghị luận trong một đoạn văn tự sự.
Lập dàn ý cho một bài làm văn tự sự, nêu mục đích và dự định sử dụng yếu tố nghị luận cho mỗi phần.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình.
Thời gian: 10 phút.
II. Luyện tập :
Nêu yêu cầu bài tập 1.
Xác dịnh lời của người thuyết phục, nội dung và đối tượng thuyết phục.
Nêu yêu cầu của bài tập 2 ?
Tóm tắt lý lẽ của Hoạn Thư để chứng minh lời khen của nàng.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
a. Bài vừa học:Phân tích vai trò của các yếu tố miêu tả và nghị luận trong đoạn văn tự sự cụ thể.
b. Bài sắp học: 
 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
Tiết 45
Ngày soạn: 16/10/2011
Ngày dạy: 19/10/2011 
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
	Đặc điểm của thể thơ tám chữ
2. Kĩ năng
	- Nhận biết thơ tám chữ.
 - Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
* Thầy: soạn bài lên lớp. 
* Trò: ôn bài cũ, soạn bài mới 
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	 1. Ổn định tổ chức:
	 2. Kiểm tra bài cũ: 
	 3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Nhận diện thể thơ tám chữ
Mục tiêu: HS nhận diện được thể thơ tám chữ
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, thảo luận nhóm
Thời gian: 10 phút.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
I/ Nhận diện thể thơ tám chữ
-Câu thơ tám tiếng. Mỗi bài tùy theo thể loại có thể có bốn câu, tám câu hoặc có nhiều khổ thơ.
-Ngắt nhịp linh hoạt 4/4 hoặc 3/3/2 hoặc 3/2/3
GV gọi HS đọc ba khổ thơ trong sách giáo khoa.
HS đọc ba khổ thơ trong sách giáo khoa.
Nhận xét về số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ trên.
tám chữ.
Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn .
Đoạn thơ (a) : gieo vần chân liên tiếp, chuyển đổi theo từng cặp : tan – ngàn, mới - gội, bừng - rừng, gắt – mật.
- Đoạn thơ (b) : cũng gieo vần chân liên tiếp, chuyển đổi theo từng cặp : về – nghe, học – nhọc, bà – xa.
- Đoạn thơ (c) : được gieo vần chân nhưng lại gián cách : ngát – hát, non – son, đứng – dựng, tiên – nhiên.
Nhận xét về cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ trên.
Đa dạng, linh hoạt.
Nào đâu / những đêm vàng/ bên bờ suối, (2 / 3 / 3)
Ta say mồi / đứng uống / ánh trăng tan (3 / 2 / 3)
Đâu những ngày / mưa chuyển / bốn phương ngàn (3 / 2 / 3)
Ta lặng ngắm / giang sơn ta / đổi mới. (3 / 3 / 2)
+ Mẹ cùng cha / công tác bận / không về (3 / 3 / 2)
Cháu ở cùng bà / bà bảo / cháu nghe (4 /2 / 2)
Một số đoạn thơ tám chữ
* Ta rắp nâng lời chào ngày mới mẻ,
 Vì Đông, Thu, hay Hạ cũng như Xuân;
Cũng có tình riêng với lòng thi sĩ.
 Ta vui ca trông ngày tháng xoay vần.
(Khúc ca hoài xuân - Thế Lữ)
* Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
 Tôi sẽ trách - cố nhiên, nhưng rất nhẹ
 Nếu trót đi, em hãy gắng quay về...
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
 Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở
 Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
 Cho nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa...
(Ngập ngừng - Hồ Dzếnh)
* Trời xuân vắng, cỏ cây rên xào xạc
 Bóng đêm luôn hoảng hốt mãi không thôi.
 Gió xuân lạnh, ngàn sâu, thời ca hát
 Trăng xuân sầu, sao héo, cũng thôi cười. 
 (Đêm xuân sầu - Chế Lan Viên)
Hoạt động 3: Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ
Mục tiêu: HS thực hành nhận diện được thể thơ tám chữ
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, thảo luận nhóm
Thời gian: 10 phút.
II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ :
Gọi HS đọc bài tập. Nêu yêu cầu của bài tập.
HS dán chữ phù hợp theo thứ tự : ca hát, ngày qua, bát ngát, muôn hoa.
Bài tập 1
Gọi HS đọc bài tập . Nêu yêu cầu của bài tập.
Thứ tự điền : cũng mất, tuần hoàn, đất trời .
Bài tập 2.
GV yêu cầu HS đọc kỹ đoạn thơ dã bị chép sai câu thứ ba trong bài thơ Tựu trường của Huy cận . Chỉ ra chỗ sai, biết cách sửa.
Sai ở từ rộn rã. Âm tiết cuối của câu thơ này phải mang thanh bằng và hiệp vần với chữ gương ở cuối câu thơ trên (gieo vần chân liên tiếp) : Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường .
Bài tập 3.
Hoạt động 4: Thực hành làm thơ tám chữ
Mục tiêu: HS tập làm thơ tám chữ theo các yêu cầu:
Chủ đề tự chọn
Chọn cách ngắt nhịp,gieo vần 
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, thảo luận nhóm
Thời gian: 20 phút.
III. Thực hành làm thơ tám chữ 
Bước 1. Hướng dẫn HS tìm những từ thích hợp (đúng thanh, đúng vần) để điền vào chỗ trống trong khổ thơ ở bài Trưa hè của Anh Thơ.
- Từ điền vào chỗ trống ở dòng thơ thứ ba phải mang thanh gì ?
- Từ điền vào chỗ trống ở cuối dòng thơ thứ tư phải có khuôn âm và mang thanh gì ? 
TL : Thanh bằng.
- TL : Khuôn âm (a), mang thanh bằng.
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua
Thì cũng hết nỗi đợi chờ nắng hạ
Chân ai đi vội vã cuối con đường
Ôi điên cuồng cái nhớ ngất ngây hương
Một ngày gần thôi khoảng sân trường sẽ vắng
Để cánh phượng ghé lớp vờ nghe giảng
Thầy viết câu gì trên bảng trắng mênh mông
Thầy viết câu gì ve ơi trông rõ không?
Xin mách lại một nỗi lòng oi ả
Cồn cào nhớ trời ơi! Trưa nắng hạ
Mắtt người đưa tan vỡ cả khung trời
Mắt người đưa thầm thầm khóc xa xôi
Thì cũng hết một thời mong hạ tới
Thì cũng hết những ngày mòn mỏi
Giấy học trò sẽ gửi trong hư vô... 
Bước 2. Hướng dẫn HS làm thêm một câu thơ cuối . Yêu cầu đúng vần, phù hợp với nội cảm xúc từ ba câu trước.
: Câu thơ 8 chữ, chữ cuối phải có khuôn âm (ương) hoặc (a), mang thanh bằng.
Hướng dẫn HS trao đổi theo nhóm về các bài thơ theo thể tám chữ đã ở nhà để chọn bài của nhóm mình sẽ trình bày trước lớp.
- Mỗi nhóm cử đại diện đọc và bình bài thơ của nhóm mình trước tập thể .
- Cả lớp nhận xét, đánh giá các bài thơ đã được đọc và bình
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 8 phút.
a. Bài vừa học: - Sưu tầm một số bài thơ tám chữ.
 - Tập làm bài thơ tám chữ không giới hạn về số câu về trường lớp, bạn bè.
b. Bài sắp học: 
 KIỂM TRA VĂN (Phần truyện trung đại)
 Xác nhận của BGH 	 Tổ chuyên môn nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 09-3 cột.doc