Giáo án lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 6 - Tiết 26, 27: Hoàng lê nhất thống chí ( hồi thứ 14)

Giáo án lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 6 - Tiết 26, 27: Hoàng lê nhất thống chí ( hồi thứ 14)

1. Kiến thức

- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngôn gia văn phái, về phong trao Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.

- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.

2. Kĩ năng

- Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ.

- Cảm nhận sức trỗi dạy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy biến, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.

- Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn ban liên quan.

 

doc 21 trang Người đăng levilevi Lượt xem 4417Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 6 - Tiết 26, 27: Hoàng lê nhất thống chí ( hồi thứ 14)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 06
Tiết 26,27
Ngày soạn: 25/09/2011
Ngày dạy: 26/9/2011 
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ ( Hồi thứ 14)
 NGÔ GIA VĂN PHÁI
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 	
- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngôn gia văn phái, về phong trao Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.
2. Kĩ năng
- Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ.
- Cảm nhận sức trỗi dạy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy biến, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
- Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn ban liên quan.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 *Thầy: Tham khảo sgk văn 9 cũ
 -Tranh ảnh về hình tượng Quang Trung
 -Lược đồ trận “QT đại phá quân Thanh” lịch sử 7
 *Trò: Đọc kĩ hồi 14 sgk
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)	
 - Sự ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh được miêu tả như thế nào.?
 - Thủ đoạn của các quan hầu cận trong phủ chúa?
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
* Giới thiệu bài.
Với bối cảnh lịch sử đầy biến động ở nước ta trong khoảng 3 thập kỉcuối TK 18-đầu TK 19,khởi đầu là sự sa đoạ thối nát của các tập đoàn phong kiến, các ông vua thời Lê-Mạc bất lực, vua Lê Hiển Tông chắp tay rũ áo, phủ chúa Trịnh Sâm ăn chơi xa hoa hoang dâm vô độ gây nên loạn, sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái phong kiến xảy ra...Cuộc nổi dậy của phong trào Tây Sơn là một tất yếu trong lịch sử.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 15 phút.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Dựa vào chú thích (*), hãy giới thiệu về tác giả của văn bản ?
GV giới thiệu thêm về nhóm t/g
* Hồi thứ mười bốn mà chúng ta chuẩn bị học là do Ngô Thì Du viết.
- Giới thiệu (dựa vào chú thích *)
- Nghe
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam có nhiều biến động lịch sử: sự khủng hoảng của chế độ phong kiến , mưu đồ của kẻ thù xâm lược.
- Ngô gia văn phái gồm những tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì- dòng họ nổi tiếng về văn học lúc bấy giừo- ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai ( nay thuộc Hà Nội ).
Dựa vào phần lịch sử đã học khái quát tình hình nước ta vào thời điểm này?
-HS nêu
GV: -Từ TK 16 Nam Triều(nhà Lê)thắng Bắc Triều(nhà Mạc)chiếm lại Thăng Long gây ra cuộc phân tranh Trịnh-Nguyễn.Phía Bắc thuộc họ Trịnh,phía Nam thuộc họ Nguyễn...Quân Tây Sơn do 3 anh em làm chủ đàng Trong.NH ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh làm Trịnh Khải bỏ chạy và tự vẫn ,1786 NH làm chủ TL .Vua Lê Hiển Tông cảm kích gả con gái cho,vua mất NH lập cháu vua là Lê Duy Kì lên ngôi rồi quay vào Nam .1788 quân Thanh mượn cớ sang giúp nhà Lê xâm lược nước ta->NH ra Bắc lần 3 đánh tan ->lên ngôi hoàng đế
 Em hiểu gì về tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”?
- Giới thiệu (dựa vào chú thích 1).
(viết trong thời gian dài giống “TQ diễn nghĩa”, ,đầu hồi có 2 câu thơ 7 tiếng,phần kết có câu “Muốn biết sự việc ra sao hồi sau sẽ rõ”
2. Tác phẩm:
- Thể loại: tiểu thuyết chương hồi.
- Là cuốn tiểu thuyết lịch sử có quy mô lớn, phản ánh những biến động lịch sử nước nhà từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XIX.
- Đoạn trích nằm ở hồi thứ 14.
 Em hiểu gì về thể chí?
-> Lối văn ghi chép sự vật, sự việc.
- GV tóm tắt hồi 12 – 13.
 Hãy nêu cách đọc văn bản ( hồi 14 )?
- Đọc rõ ràng, diễn cảm,đúng ngữ điệu từng nhân vật,lời kể tả trận đánh giọng khẩn trương
- Hai học sinh đọc -> nhận xét.
 Hãy nêu nội dung chính của hồi thứ 14
Đoạn trích có thể chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần ?
Việc Quang Trung đại phá quân Thanh và sự thất bại thảm hại của vua tôi nhà Lê và quân xâm lược. 
-> Ba phần:
+ P1: Từ đầu -> “Năm Mậu Thân” -> Được tin quân Thanh kéo vào Thăng Long -> Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và cầm quân dẹp giặc.
+ P2: Tiếp“kéo vào thành” -> Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung
+ P3: Còn lại -> Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết 
Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng.
Thời gian: 60 phút.
GV bình:Là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có qui mô lớn nhất tái hiện một cách sinh động chân thực một giai đoạn lịch sử nước nhà, đạt những thành công về nghệ thuật tiểu thuyết .Hồi 14 vẽ lên chân dung lẫm liệt của người anh hùng dân tộc vĩ đại Quang Trung.
II. Đọc- hiểu văn bản:
Nhận được tin báo cấp, Nguyễn Huệ đã có thái độ và hành động gì ?
Điều đó cho thấy đặc điểm nào của ông?
- Phát hiện.
- Nhận được tin báo cấp, giận lắm, hợp các tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay
- Lên ngôi vua->kéo quân đánh giặc
- 25/12/1788 hạ lệnh xuất quân.
- Với cống sĩ Nguyễn Thiếp hỏi
- Mộ thêm quân
1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ và sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Thanh:
- Ngày 20, 22, 24 tháng 11, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và xuất quân ra Bắc ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân ( 1788).
- Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, gặp “người cống sĩ ở huyện La Sơn” ( Nguyễn Thiếp ), tuyển mộ quân lính, duyệt binh, phủ dụ tướng sĩ ở Tam Điệp.
+/Là con người mưu lược
-Là người yêu nước căm thù giặc 
-Biết nghe lẽ phải
 Qua thái độ và hành động của Nguyễn Huệ, có thể thấy Nguyên Huệ là người như thế nào trước những biến cố lớn?
* Thảo luận.
- Bình tĩnh, hành động nhanh, kịp thời, 
- Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, mưu lược.
- mạnh mẽ, quyết đoán 
trước những biến cố lớn.
Y/C hs đọc lời chỉ dụ của vua trước 4 doanh
 Trong lời dụ lính Quang Trung đã nêu những gì?
-cả lớp đọc thầm
* Phát hiện:
- Khẳng định chủ quyền dân tộc ; nêu bật chính nghĩa của ta, phi nghĩa của đich ; kêu gọi đồng tâm hiệp lực
 Lời dụ lính có tác động tới tướng sĩ như thế nào?
-> Kích thích lòng yêu nước, truyền thống quật cường của dân tộc.
Nội dung các câu văn “Người phương Bắc...đuổi đi”là gì?
Khi kéo quân đến Tam Điệp, Quang Trung đã phân tích sự việc ntn? ?Việc Quang Trung biết bọn Sở Lân mắc tội chết nhưng vẫn tha cho thấy ông xét đoán bề tôi như thế nào ?
?ý muốn lâu dài “lần này ta ra...”cho thấy năng lực gì của ông?Sự việc khao quân ngày 30/12, hẹn 7 ngày chiến thắng cho ta biết thêm điều gì về ông?
- HS phát hiện ,thảo luận, trả lời.
-Nhắc đến truyền thống chống giặc ngoại xâm của DT để noi gương,tự hào-tin tưởng ở chính nghĩa
-hs đọc nội dung bài hịch
- Sở, Lân ra đón đều mang gươm trên lưng mà xin chịu tội –bình công luận tội rõ ràng,hiểu năng lực của họ,độ lượng công minh
-hs nhận xét
- Đến tối 30 tết lập tức lên đường, hẹn ngày mồng 7 năm mới vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. 
->năng lực tiên đoán chính xác của một nhà quân sự có tài
-Có tài khích lệ quân sĩ
- Sáng suốt, nhạy bén trong việc nhận định tình hình
-Mưu lược trong xét đoán, dùng người.
-> Tầm nhìn xa trông rộng.
 Tài dùng binh của Nguyễn Huệ còn được thể hiện qua việc tổ chức các trận đánh, em hãy chứng minh ?
?Cách điều khiển binh tướng có gì chú ý?Tường thuật lại cuộc hành quân thần tốc?
GV treo lược đồ trận đánh-gọi hs lên bảng tường thuật lại
?Có gì đặc biệt trong cách đánh của QT ở 2 trận Phú Xuyên-Hà Hồi?
- Tìm dẫn chứng làm sáng tỏ.
-1 đạo binh đông đi nhanh an toàn bí mật bằng đi bộ 4 ngày/350km đèo núi
-Tuyển duyệt binh trong 1 ngày->vượt 150km tới Tam Điệp 1 ngày...
-2 hs lên trình bày
-hs nhận xét
+/Một bậc kì tài trong việc dùng binh 
-5 ngày đã chuẩn bị xong
-Một anh hùng lão luyện có nhiều sách lược đúng đắn
-Dùng cách đánh bất ngờ,bí mật
 Nhận xét nghệ thuật miêu tả trận đánh ? Tác dụng?Kết quả trận đánh ntn?
- HS nhận xét : miêu tả, trần thuật chân thực có màu sắc sử thi
Đọc những câu văn miêu tả cảnh vua Quang Trung ra trận?t/g chủ yếu dùng kiểu câu nào? Nhận xét về h/a này?
GV bình thêm về hình tượng người anh hùng trong chiến trận
Qua toàn bộ đoạn trích em cảm nhận được điều gì về người anh hùng Nguyễn Huệ ?
-dùng câu kể
-hs nghe
- Đánh giá.
->Oai phong, Lẫm liệt trong chiến trận.
-> Tính cách mạnh mẽ, quả cảm, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần; là nơi tổ chức và linh hồn của chiến công vĩ đại.
 Tại sao tác giả vốn trung thành với nhà Lê lại có thể viết thực và hay như thế về Nguyễn Huệ?
* Thảo luận
- Quan điểm phản ánh hiện thực của các tác giả là tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc.
=>cách tả chân thực,hào hùng,tự hào
 Em hiểu gì về nhân vật Tôn Sĩ Nghị?
* Trình bày suy nghĩ
-> kéo quân sang An Nam là nhằm lợi ích riêng, lại không muốn tốn nhiều xương máu. Ngoài ra hắn còn kiêu căng, tự mãn, chủ quan khinh địch.
2. Diễn biến trận chiến năm Kỉ Dậu ( 1789) đại phá 20 vạn quân Thanh:
a.Quân tướng nhà Thanh:
Hình ảnh bọn giặc xâm lược kiêu căng, tự mãn, chủ quan, khinh địch và sự thảm bại của quân tướng Tôn Sĩ Nghị khi tháo chạy về nước.
 Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh được tác giả miêu tả như thế nào?
?Số phận của chúng ntn?Sự thua chạy của chúng gợi ta nhớ đến nhứng chiến thắng nào trong ls?(Lê Lợi chống quân Minh)
- Phát hiện
- Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giápchuồn trước qua cầu phao.
- Quânai nấy đều rụng rời, sợ hãi, xin hàng, bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết...bỏ chạy, tranh nhau qua cầu rơi xuống sông chết
-Thất bại thảm hại do
 - chủ quan
 - chiến tranh phi nghĩa
 - Đội quân Tây Sơn mạnh
b. Sự thảm hại của vua tôi nhà Lê:
 Em hiểu gì về Lê Chiêu Thống?
gv đọc thêm đoạn trích trong sách văn 9 cũ
-> Tên vua “cõng rắn cắn gà nhà”
 Số phận thảm bại của vua tôi nhà Lê được miêu tả như thế nào?
* Phát hiện
- Chiêu Thống vội cùng bọn thân tín “ đưa Thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp thuyền dân,mấy ngày không ăn.
- Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt.
-Chịu sỉ nhục,đê hèn
Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy có gì khác biệt? Hãy giải thích vì sao có sự khác biệt đó ?
* Thảo luận.
- Cuộc tháo chạy của quân 
tướng nhà Thanh được miêu tả khách quan trong đó ẩn chứa sự hả hê, sung sướng c ... ông mà bảo-lãnh Kiều khỏi bị đánh đòn tiếp-tục và thổ-lộ cho nàng biết hết những quỷ-thuật của mụ Tú; và như Mụ quản-gia nhà Hoạn-bà đã thương tình dặn nàng biết trước phải đề-phòng chuyện sẽ gặp Thúc-sinh cùng với Hoạn-Thư; sau cùng như lũ hoa-nô nhà Hoạn-Thư được sai đến hầu-hạ mà canh chừng Kiều nơi am Chiêu-Ẩn.
- Tôn-giáo thì có bà vãi Giác-Duyên, sư Tam-Hợp, có Ðạm-Tiên thuộc thế-giới vô hình nói thay cho Nguyễn Du về tư-tưởng Tự-Do và Ðịnh-Mệnh.
- Và cuối cùng là giới trung-lưu thấp cổ bé miệng sống trong cảnh trên đe dưới búa, quan trên trông xuống thì nhòm ngó tài sản, xã-hội đen nhìn vào thì tự-do bắt nạt hiếp-đáp.
- Thảng-hoặc thấy có bóng người dân lành thì đó là những kẻ vô danh bàng-quan đến nhà Tú-bà coi Kiều tự-sát cho thoả lòng hiếu-kỳ, hoặc chỉ biết chép miệng ngấm-nguýt chê tên Sở-Khanh là "bất nghĩa vô lương", hoặc là người dân vô danh ở Hàng-Châu kể cho Kim trọng biết tin-tức về Kiều.
Ðủ mọi hạng người, nhân-vật nào rõ ra nhân-vật ấy.
- Tóm tắt -> Nhận xét.
+ Phần thứ nhất: gặp gỡ và đính ước.
+ Phần thứ 2: Gia biến và lưu lạc.
+ Phần thứ 3: Đoàn tụ.
-Thuý Kiều, Thuý Vân, Kim Trọng, Vương quan,
Giác Duyên,Từ Hải
-Tú bà,Bạc Hà Bạc hạnh, Sở Khanh,Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến... 
2. Tóm tắt tác phẩm.
3.Nhân vật
a.nv chính diện
b.nv phản diện
c.nv trung gian
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật.
 Qua việc tóm tắt tác phẩm em thấy “Truyện Kiều” có những giá trị nào?
- Phát hiện, suy nghĩ -> trả lời.
a. Giá trị nội dung.
* Giá trị hiện thực:
Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo được thể hiện như thế nào trong tp?
- Phát hiện.
- Là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo.
Tiếng nói thảm thương trước số phận bi kịch của con người ; tiếng nói lên án ; tố cáo thế lực xấu xa; tiếng nói khẳng định đề cao nhân phẩm; Thể hiện khát vọng chân chính của con người
* Giá trị nhận đạo:
Về nội dung:Có giá trị hiện thực và nhân đạo lớn.
 Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của tp?
- Phát hiện.
b. Giá trị nghệ thuật:
- Kết tinh thành tựu nghệ thuật trên các phương diện ngôn ngữ và thể loại.
Về hình thức: có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ hình tượng nhân vật,... 
 Qua bài học, em hiểu gì về Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”?
- Tổng kết 
- Đọc ghi nhớ.
III.Tổng kết
* Ghi nhớ: sgk/80.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
a. Bài vừa học:
	Tóm tắt tác phẩm	
b. Bài sắp học
	Soạn bài: Trả bài viết TLV số 1.
BẢN ĐỒ TƯ DUY: TRUYỆN KIỀU
Tiết 29
Ngày soạn: 25/09/2011
Ngày dạy: 28/9/2011 
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. Mục tiêu : 
1. Kiến thức: Giúp học sinh đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sot về các măt, ý tứ, bố cục , câu văn, từ ngữ, chính tả.
2. Kĩ năng: Nâng cao và vững vàng kĩ năng viết văn thuyết minh
B. Chuẩn bị: Bài làm của học sinh đã chấm xong, sách bài mẫu
C. Hoạt động dạy học:
 Kiểm tra bài cũ: Nêu vắn tắt nhứng cách phát triển từ vựng?
Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không?
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt đông của học sinh
I. Ôn tập:
Hướng dẫn học sinh nhắc lại môt số yêu cầu khi làm bài văn thuyết minh
Thuyết minh là làm gì?
Các phương pháp thường gặp kho làm văn thuyết minh?
Cách kết hợp thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật khác?
Tìm hiểu đề bài
Dàn ý của bài văn
Trả lời một số câu hỏi để ôn lại một số nội dung đã học
II. Sửa bài:
Đề: Con trâu với làng quê Việt Nam
Hướng dẫn tìm hiểu đề
Lập dàn ý
2/ Dàn ý:
 I. Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.
 II. Thân bài 
1.Con trâu trong nghề làm ruộng : cày, bừa, kéo xe, trục lúa.
2.Lợi ích kinh tế từ con trâu.
-Thịt trâu : chế biến món ăn.
- Da, sừng trâu : làm đồ mĩ nghệ.
3. Con trâu trong lễ hội : Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn.
4. Con trâu gắn liền với kí ức tuổi thơ : hình ảnh trẻ con trên lưng trâu trên cánh đồng làng..-> hình ảnh đẹp -> vẻ đẹp thanh bình của làng quê Việt Nam.
III. Kết bài : Con trâu trong tình cảm của người nông dân.
Hướng dẫn học sinh tìm , nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý.
Tìm hiểu đề bài
Tìm ý
Làm dàn ý
Nhận xét bổ sung
Nhận xét chung
Ưu: 
Biết làm bài văn thuyết minh
Nắm được bố cục của bài văn
Thuyết minh đúng đối tượng mà đề bài yêu cầu
Có kết hợp với yếu tố miêu tả.
Hạn chế:
Nhiều em viết bài còn cẩu thả
Sắp xếp ý chưa thật hợp lí, rõ ràng
Chưa kết hợp được thích hợp các biện pháp nghệ thuật
Diển đạt còn lủng củng
Đọc một số lỗi cơ bản thường gặp, hướng dẫn sửa chửa.-
Hướng dẫn học sinh đọc và so sánh với dàn ý vừa xây dựng để tự sửa chữa
Học sinh đọc lại một số đoạn đã sữa chữa
Theo dõi nhận xét chung của giáo viên 
Phát bài
5. Ghi điểm
- Nhận bài, đọc lại và sửa chửa
 Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
a. Bài vừa học:
	- Rút kinh nghiệm từ bài làm của mình	
 - Ôn lại văn thuyết minh
 - Đọc một số bài văn hay để học hỏi
b. Bài sắp học
	Soạn bài: Miêu tả trong văn bản tự sự
Tiết 30
Ngày soạn: 25/09/2011
Ngày dạy: 28/9/2011 
MIÊU TẢ TRONG VĂN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Vai trò, tác dung của miêu tả trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một văn bản tự sự.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Thầy : bảng phụ ghi mẫu 1
 Đọc kĩ những lưu ý sgv T92
2. Trò : học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ( 3 phút)
- Văn tự sự là gì ? Văn tự sự có những đặc điểm gì ?
 - Nêu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự ? ( ở lớp 8 đã học ).
( - Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi sự việc liền lạc, móc nối, dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- Những đặc điểm: giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ.
Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự:
+ Tả việc.
+ Tả cảnh.
+ Tả hành động.
+ Tả người ...)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
 * Giới thiệu bài.
 Như vậy với vai trò làm cho việc kể chuyện được sinh động,hấp dẫn,sâu sắc yếu tố miêu tả trong văn tự sự là không thể thiếu,để khắc sâu hơn phần kiến thức đã học ở lớp 8 này hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu bài...
Hoạt động 2: Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
Mục tiêu: HS nắm được yếu tố miêu tả tái hiện lại những hình ảnh, những trạng thái, đặc điểm, tính chất,... của sự vật, con người và cảnh vật trong tác phẩm
	- Việc miêu tả làm cho lời kể trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn
Phương pháp: Thảo luận nhóm, phân tích cắt nghĩa, vấn đáp giải thích.
Thời gian: 10 phút.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
GV treo bảng phụ ghi ví dụ
- Đọc ví dụ (bảng phụ)
 Đoạn trích kể về trận đánh nào ?
- Phát hiện:
-> Vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi.
 Trong trận đánh đó vua Quang Trung đã xuất hiện như thế nào, để làm gì?
* Phát hiện.
- Quang Trung truyền
- Quang Trung cỡi voi đi đốc thúc
- Quang Trung sai
-> Quang Trung xuất hiện để chỉ huy trận đánh.
Hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn văn ?
- Phát hiện.
->bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kíndàn thành trận chữ “nhất”khói toả mù trờithân nằm đầy đồng, máu chảy thành suối
Kể lại nội dung đoạn trích ? Có bạn đã nêu các sự việc trên, hãy nhận xét xem sự việc bãn đã nêu đầy đủ chưa?
- Quan sát bảng phụ có ghi các sự việc
-> Nhận xét : Sự việc chính đầy đủ.
 Nối các sự việc ấy thành một đoạn văn và cho biết câu chuyện có sinh động không? Tại sao?
- Nhận xét:
-> Không sinh động vì chỉ đơn giản nêu các sự việc chứ chưa cho biết việc đó diễn ra như thế nào.
 So sánh đoạn văn vừa dựng với đoạn trích, đoạn nào thể hiện trận đánh một cách sinh động ? Vì sao ?
- So sánh.
->yếu tố miêu tả làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn sinh động
 Từ ví dụ vừa phân tích hãy nêu vai trò của yếu tố miêu tả và cách thể hiện yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự ?
- HS rút ra ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ.
- Yếu tố miêu tả tái hiện lại những hình ảnh, những trạng thái, đặc điểm, tính chất,... của sự vật, con người và cảnh vật trong tác phẩm.
- Việc miêu tả làm cho lời kể trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn.
* Ghi nhớ/sgk.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: HS nắm được 
Xác định các sự việc, sự vật, con người được miêu tả trong một đoạn văn tự sự đã học và chỉ rõ tác dụng của nó.
Phát hiện, nhận biết được những câu văn miêu tả trong một đoạn văn tự sự đã học và chỉ rõ tác dụng của nó.
Kể lại diễn biến một sự việc trong đó có các chi tiết miêt tả tâm trạng của bản thân.
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích cắt nghĩa, vấn đáp giải thích.
Thời gian: 10 phút.
- Đọc yêu cầu bài tập 1, 2, 3/92
Bài tập 1:
- GV: Chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm thực hiện một bài tập.
- Gọi HS thực hiện yêu cầu từng bài tâp.
- Nhóm 1(bt1) ; Nhóm 2( bt2) ; Nhóm 3( bt3).
- Thảo luận -> Làm bài.
- Yếu tố tả người trong “Chị em Thuý Kiều”:
Khuôn trăngnét ngài
Mâytóc, tuyếtda
-> Bút pháp nghệ thuật ước lệ -> vẻ đẹp phúc hậu của Thuý Vân.
 (Bài 1): Tìm yếu tố tả người và tả cảnh trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” và “Cảnh ngày xuân” ?
- Nhóm 1 trình bày
- Nhận xét.
- Tả người : Làn thu thuỷ nét xuân sơn
-> Biện pháp ước lệ -> đôi mắt trong sáng long lanh như làn nước mua thu, đôi lông mày thanh tú
- Yếu tố tả cảnh trong “Cảnh ngày xuân” : Cỏ non xanhbông hoa
+ Tả cảnh lễ hội : Gần xa nô nức
 Viết đoạn văn kể về chị em TK đi chơi Thanh minh ?
- Nhóm hai trình bày
- Nhận xét.
Bài tập 2: Viết đoạn văn.
 Rèn luyện kĩ năng thuyết minh, giới thiệu bằng lời nói.
Bài tập 3: Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều bằng lời văn của mình.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
Bài vừa học:
Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả đã học.
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự.
- Làm bài tập 2,3 vào vở.
Bài sắp học
 Soạn bài: CẢNH NGÀY XUÂN( Trích Truyện Kiều)
Đọc kĩ văn bản 
Tìm hiểu chú thích
Soạn bài theo hệ thống câu hỏi sách giáo khoa 
 Xác nhận của BGH 	 Tổ chuyên môn nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 06- 3 cột.doc