Giáo án lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 3 - Tiết 11, 12: Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Giáo án lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 3 - Tiết 11, 12: Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

. Kiến thức

- Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.

- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam

2. Kĩ năng

- Nâng cao một bước kĩ năng đọc - hiểu một văn bản nhật dụng.

- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.

- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản

 

doc 15 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1109Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 3 - Tiết 11, 12: Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 03
Tiết 11,12
Ngày soạn: 04/09/2011
Ngày dạy: ............... 
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam
2. Kĩ năng
- Nâng cao một bước kĩ năng đọc - hiểu một văn bản nhật dụng.
- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản	
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 *Thầy: -Đọc kĩ những lưu ý sgv
 -Tích hợp với các thực tế về chủ trương,chính sách của Đảng,nhà nước ta dành cho thiếu niên nhi đồng
 -Sưu tầm toàn văn bản
 *Trò: Đọc kĩ toàn đoạn trích
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: ( ... phút)
 - Mỗi người chúng ta cần làm gì để góp phần vào công cuộc đấu tranh vì một thế giới
 hoà bình?
 - Em có suy nghĩ gì về đề nghị của tác giả?
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 3 phút.
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” câu hát giúp mỗi chúng ta ý thức rõhơn về vai
 trò của trẻ em với đất nước, với nhân loại. Song, hiện nay vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng,
 giáo dục trẻ em bên cạnh những mặt thuận lợi còn đang gặp nhữngkhó khăn, thách thức cản trở 
không nhỏ ảnh hưởng xấu đến tương lai phát triển củacác em. Văn bản “Tuyên bố ” sẽ giúp
 chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.
- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong nhứng vấn đề quan trọng , cấp bách, có ý nghĩa toàn cậu, Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em đã khẳng định điều ấy.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 12 phút.
Hoạt động dạy-học
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung
 Hãy nêu cách đọc văn bản ?
- Quyền sống, được bảo vệ và phát triển của trẻ em ngày càng được các quốc gia, các tổ chức quốc tế quan tâm đầy đủ và sâu sắc hơn.
 Nêu xuất xứ của văn bản ?
- Văn bản được trích trong Tuyên bố của hội gnhị cấp cao thế giới về trẻ em họp ngày 30 tháng 9 năm 1990 tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu-Oóc.
Cho biết kiểu loại văn bản? Phương thức biểu đạt của văn bản?
 Em hiểu thế nào là lời tuyên bố?
-Thuộc VB nhật dụng
-PTBĐ: NL xã hội,chính trị
 Theo em lí do nào khiến tuyên bố này ra đời?
-> Những năm cuối thế kỉ XX, khoa học kĩ thuật phát triển, kinh tế tăng trưởng, tính cộng đồng, hợp tác giữa các quốc gia mở rộng -> đ/k thuận lợi đối với nhiệm vụ bảo về, chăm sóc trẻ em. Nhưng vẫn còn có nhiều khó khăn, nhiều vấn đề cấp bách đặt ra: sự phân biệt về mức sống, tình trạng chiến tranh, bạo lực, trẻ em bị tàn tật, bóc lột, thất học
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các chú thích 3, 5, 2, 6, 7. 
H: Văn bản chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần ?
 Sau hai đoạn đầu khẳng định quyền được sống, được phát triển của trẻ em, kêu gọi khẩn cấp toàn nhân loại quan tâm đến vấn đề này. Đoạn còn lại văn bản chia làm ba phần:
- P1: Sự thách thức: Thực trạng cuộc sống và hiểm hoạ của nhiều trẻ em trên thế giới.
- P2: Cơ hội: Khẳng định những điều kiện thuận lợi -> bảo vệ chăm sóc trẻ em.
- P3: Nhiệm vụ: Xác định nhiệm vụ cụ thể.
Nêu nhận xét về bố cục?
-Bố cục:4 phần
->rõ ràng,mạch lạc,liên kết chặt chẽ các phần
Văn bản được trình bày theo các mụ,c các phần.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết 
Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng.
Thời gian: 60 phút.
II. Đọc- hiểu văn bản:
* Gọi HS đọc mục 1,2
Hãy nêu nội dung,ý nghĩa từng mục?
GV nhận xét kq phần mở đầu
1/Mở đầu
 M1:N/v mở đầu,nêu vấn đề
 M2:Khái quát những đặc điểm,y/c của trẻ em kđ quyền được sống,được phát triển trong HB,HP
-Cách nêu vấn đề gọn ,rõ có t/c khẳng định giới thiệu mục đích,n/v của Hội nghị cấp cao TG
Quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em trên toàn thế giới là một vấn đề mang tính chất nhân bản.
Yêu cầu hs đọc phần “Sự thách thức”.
 Chú ý những từ “hàng ngày,mỗi ngày...”bắt đầu ở mỗi mục 4,5,6 có t/d gì?
Nêu ND các mục đó?
2/ Sự thách thức
-sự diễn ra thường xuyên
- Trẻ em bị rơi vào hiểm hoạ khổ cực về nhiều mặt.
 Chỉ ra những mặt gây hiểm hoạ, khổ cực cho trẻ em trên thế giới ?
Theo ý kiến riêng em nỗi bất hạnh nào là lớn nhất?
+ Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
+ Chịu đựng thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạnh vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.
+ Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
 Em hiểu như thế nào về chế độ a-pac-thai, như thế nào về AIDS ?
 Hãy nhận xét cách phân tích các nguyên nhân trong phần một ? Tác dụng của cách phân tích đó?
-> ngắn gọn nhưng nêu khá đầy đủ, cụ thể nguyên nhân khiến trẻ em rơi vào hiểm hoạ, khổ cực 
Hiện nay nạn buôn bán trẻ em,mắc HIV,sớm phạm tội,tình trạng trẻ em lang thang,cơ nhỡ,sau động đất...còn rất nhiều trên các nước
Theo em những nỗi bất hạnh đó có cách nào giải thoát không?
(hs thảo luận nhóm-đưa ra ý kiến) 
Em hiểu ntn là sự thách thức với các nhà chính trị?
Nhận thức, tình cảm của em sau khi đọc phần “Sự thách thức”?
(Bộc lộ suy nghĩ, đánh giá của mình)
-Loại bỏ chiến tranh,bạo lực,xoá đói nghèo...
-Các nhà lãnh đạo chính trị:người ở cương vị lãnh đạo các quốc gia
-Thách thức là những khó khăn trước mắt phải vượt qua
Đó là thách thức lớn với các nhà chính trị đặt quyết tâm vượt qua
Những thảm hoạ, bất hạnh đối với trẻ em toàn thế giới là thách thức đối với các chính phủ, các tổ chức quốc tế và mỗi cá nhân.
Gọi hs đọc mục 8,9
3/ Cơ hội.
 Tóm tắt lại các điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em ?
* Điều kiện thuận lợi để chăm sóc, bảo vệ trẻ em:
- Sự liên kết lại của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tếĐã có công ước với quyền trẻ em làm cơ sở, tạo ra một cơ hội mới.
- Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quảphong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn được chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế, tăng cường phúc lợi xã hội.
Trẻ em:-Được bảo vệ sinh mệnh
 -Được tôn trọng
- Sự liên kết lại của các quốc gia
- Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế
Hãy trình bày những suy nghĩ về điều kiện của đất nước ta hiện tại?
(hs thảo luận nhóm)
GV: - Đảng và Nhà nước đã có pháp lệnh quy định về quyền trẻ em: UBBV và chăm sóc trẻ em, sự nhận thức và tham gia tích cực của nhiều tổ chức xã hội vào phong trào chăm sóc trẻ ,quan tâm đúng mức về trẻ :VD trong lĩnh vực GD lập nhiều trường dành cho trẻ khuyết tật,bệnh viện nhi,hệ thống các trường mầm non,nhà hát,công viên,NXB truyện sách thiếu nhi...
 -> Nước ta có đủ phương tiện, kinh tế
-> Trẻ em nước ta được chăm sóc,tôn trọng...
 -> Chính trị ổn định, kinh tế phát triển...
 Em có đánh giá gì về những cơ hội trên?
Những thuận lợi lớn để cải thiện tình hình, đảm bảo quyền của trẻ em.
1 em đọc 
4/ Nhiệm vụ.
 Nêu những nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế, của từng quốc gia đối với sự sống còn của trẻ em ?
- Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của trẻ em.
- Quan tâm chăm sóc trẻ em bị bệnh tật, có hoàn cảnh khó khăn.
- Đối xử bình đẳng với trẻ em.
- Xoá mù chữ cho trẻ em (PCTHCS) 
- Gia đình là nền tảng để trẻ em lớn khôn và phát triển 
- Khuyến khích trẻ tham gia sinh hoạt văn hoá xã hội.
- Cần cấp bách khôi phục kinh tế.
- Các nước cần phối hợp thực hiện.
 Em có nhận xét gì về những nhiệm vụ mà bản tuyên bố đưa ra ?Dựa trên cơ sở nào?N/V nào là quan trọng nhất?
Để thực hiện được những nhiệm vụ đó cần có những cách thức thực hiện ntn?
- Nhận xét :Dựa trên tình trạng thực tế của trẻ em TG hiện nay,những thuận lợi đối với n/v bảo vệ chăm sóc trẻ
àCác nhiệm vụ đưa ra cụ thể, toàn diện,dựa trên tình hình thực tế -> Chỉ ra nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế.
-Các nước cần đảm bảo tăng trưởng kinh tế,cần những nỗ lực phối hợp...
Những đề xuất nhằm bảo đảm trẻ em được chăm sóc, được bảo vệ và phát triển.
H: Nhận xét về cách trình bày lời văn, ý văn của phần văn bản?
- Nhận xét:
- ý và lời văn rõ ràng, dứt khoát
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: HS khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Phương pháp: Tổng kết, khái quát.
Thời gian: 5 phút.
III/ Tổng kết:
Em có nhận xét gì về hình thức văn bản?
Hình thức: 
Gồm 17 mục, được chia làm 4 phần, cách trình bày rõ ràng, hợp lí. Mối liên kết lô-gíc giữa các phần làmcho văn bản có kết cấu chặt chẽ.
Sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.
Hãy nêu khái quát nội dung của văn bản 
Ý nghĩa văn bản:
Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
a. Bài vừa học:
	- Tìm hiểu thực tế công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở địa phương.
	- Sưu tâmg một số trang ảnh, bài viết về cuộc sống của tre em, những quan tâm của các cá nhân, các đoàn thể, các cấp chính quyền, các tổ chức quốc tế đối với trẻ em.	
b. Bài sắp học
	Soạn bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. 
Tiết 13
Ngày soạn: 04/09/2011
Ngày dạy: ............... 
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.
- Cách dẫnn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kĩ năng
- Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 Bảng phụ.
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ( 3 phút)
- Khi xưng hô trong hội thoại em cần chú ý những gì? 
( Phương châm về lượng: Khi giao tiếp,cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu , không thiếu, không thừa.
Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp , cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn,rành mạch,tránh cách nói mơ hồ
Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần ... gian: 2 phút
Trong hội thoại người ta có thể dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của 1 ngườihay của nhân vật mà lời
 nói là ý nghĩ được nói ra,ý nghĩ là lời nói bên trong chưa được nói ra.Có khi lời nói bên trong
 đúng ,nghiêm túc nhưng nếu biến nó thành lời bên ngoài thì không thích hợp ví dụ như truyện cười
 sgk . Khi tạo tập văn bản viết, ta thường dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật.
 Song các dẫn đó của ta đã đúng hay chưa? Có những cách dẫn nào; để tìm hiểu về vấn đề này,
 mời các em sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
 Hoạt động 2: Cách dẫn trực tiếp
Mục tiêu: HS nắm được dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích cắt nghĩa, vấn đáp giải thích.
Thời gian: 10 phút.
Hoạt động dạy-học
Nội dung cần đạt
I. Cách dẫn trực tiếp
 Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?
->a/ Lời nói phát ra của nhân vật.
 Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?
- Nó được tách với bộ phận đứng trước bởi dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
 Phần in đậm là lời của ai ? Nó được nhắc lại như thế nào?
-> Lời ông hoạ sĩ -> được nhắc nguyên vẹn
 Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì ?
-> ý nghĩ của ông hoạ sĩ.
- Nó tách với bộ phận đứng trước bởi dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
 ý nghĩ đó được nhắc lại như thế nào?
-> Nhắc lại nguyên vẹn.
 Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không? Vì sao ?
-> Có thể thay đổi, khi đó hai bộ phận ngăn cách với nhau bởi dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.
 Cách dẫn các lời nói, ý nghĩ như hai ví dụ trên là dẫn trực tiếp. Em hiểu thế nào là cách dẫn trực tiếp ?
 Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
 Hoạt động 3: Cách dẫn gián tiếp
Mục tiêu: HS nắm được dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không đạt trong dấu ngoặc kép.
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích cắt nghĩa, vấn đáp giải thích.
Thời gian: 10 phút.
II. Cách dẫn gián tiếp:
 Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì ?
-> Phần in đậm là lời nói. Đây là nội dung của lời khuyên.
- Không dùng dấu ngoặc kép và dấu hai chấm.
 Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ ?
-> ý nghĩ (vì nó có từ “hiểu”).
Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì ? Có thể thay thế bằng từ nào ?
 -> Có từ “rằng”.
-> Có thể thay thế bằng từ “là”.
 Cách dẫn như ở VD 2a, 2b có được dẫn nguyên vẹn không ? Vì sao ?
Cách dẫn đó là cách dẫn cách dẫn gián tiếp. Em hiểu thế nào là cách dẫn gián tiếp ?
 Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không đạt trong dấu ngoặc kép.
 Phân biệt sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
* Tổng hợp rút ra ghi nhớ.
- Đọc ghi nhớ.
- Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:
+ Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
+ Thay đổi đại từ nhân xưng cho phù hợp
+ Lược bỏ các từ chỉ tình thái
+ Thêm từ “rằng” hoặc từ “là” trước lời dẫn
- Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp:
+ Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn ( thay đổi đại từ nhân xưng thêm bớt các từ ngữ cần thiết.
+ Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
Hoạt động 4: Luyện tập
Mục tiêu: 
Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong một văn bản cụ thể
Chuyển lời nhân vật thành lời gián tiếp
Viết đoạn văn ngắn có sử dụng cách dẫn gián tiếp và cách dẫn trực tiếp. 
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, thảo luận nhóm.
Thời gian: 15 phút.
III. Luyện tập:
H: Tìm lời dẫn trực tiếp và gián tiếp trong đoạn trích ?
1-Bài tập 1: (SGK trang 54).
- Đoạn a, lời dẫn “A! Lão già tệ lắm!mày à?”
Đây là lời nói của cậu Vàng mà lão Hạc gán
cho nó.
à Lời dẫn trực tiếp.
- Đoạn b, lời dẫn “Cái vườn này  còn rẻ cả”.
Đây là ý nghĩ của lão Hạc (Trước đó có ngữ
“Lão tự bảo rằng”).
à Lời dẫn trực tiếp.
- GV chia lớp làm ba nhóm thực hiện.
Nhóm1: (ý a); Nhóm2: (ý b); Nhóm3: (ý c).
2-Bài tập 2: (SGK trang 54, 55).
a/. Dẫn trực tiếp:
Trong “Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thức II của Đảng”, Chủ tịch Hồ
Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta  anh hùng”.
- Dẫn gián tiếp.
Trong “Báo cáo”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định rằng chúng ta 
a/ Dẫn trực tiếp:
Trong cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh
thời đại”, đồng chí Phạm Văn Đồng viết: “Giản
dị  làm được”.
- Dẫn gián tiếp.
Trong cuốn sách “Chủ tịch ”, đồng chí Phạm
Văn Đồng khẳng định rằng giản dị.
c/. Dẫn trực tiếp:
Trong cuốn “Tiếng Việt  dân tộc”, ông Đặng
Thai Mai khẳng định “Người Việt Nam của
mình”.
- Dẫn gián tiếp.
Trong cuốn “Tiếng Việt  dân tộc”, ông Đặng
Thai Mai đã khẳng định rằng “Người Việt Nam
 của mình”.
H: Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến ý đã cho.
- Đại diện từng nhóm đọc
 -> Nhận xét.
- GV nhận xét , cho điểm.
3-Bài tập 3: (SGK trang 55).
Thuật lại lời của nhân vật Vũ Nương trong đoạn
trích sau theo cách gián tiếp.
Hôm sauchiếc hoa vàng đã dặn Phan Lang
về nói với chàng Trương rằng 
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
 a. Bài vừa học:
 	 Sửa chữa lỗi trong việc sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong một bài viết của bản thân.
Bài sắp học
 Soạn bài: Bài viết số 1.
Tiết 14,15
Ngày soạn: 04/09/2011
Ngày dạy: ............... 
 BÀI VIẾT SỐ 1- VĂN THUYẾT MINH	
A. Mục tiêu : 
Kiến thức: Giúp học sinh viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí và có hiệu quả.
Kĩ năng: 
Thái độ : 
B. Chuẩn bị: Đề bài – Giấy làm bài
C. Hoạt động dạy học:
 Kiểm tra bài cũ: 
 Bài mới: 
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Đề bài: 
Con trâu với làng quê Việt Nam
Ghi đề bài lên bảng
Theo dõi học sinh làm bài
Thu bài
ĐÁP ÁN:
Dàn ý:
Mở bài: giới thiệu hình ảnh đàn trâu trên cánh đồng vào lúc hoàng hôn.
Thân bài:
Nguồn gốc: từ trâu rừng thuần hoá
Hình dáng: giới thiệu kết hợp với miêu tả
 + màu sắc
 + vóc dáng
 + Cấu tạo các bộ phận
Công dụng:
 + kéo cày, bừa, kéo xe
 + góp phần vào các lễ hội
 + Cung cấp thực phẩm
 + Là tài sản của người nông dân
Kết bài: Sự thân thuộc gắn bó của con trâu với người nông dân Việt Nam.
Vận dụng các câu ca dao :
“ Trâu ơi ta bảo trâu này
Ta đây trâu đó ai mà quản công”
“ Trên đồng cạn , dưới đồng sâu
Chồng cày , vợ cấy con trâu đi bừa
Đề bài: 
Cây lúa Việt Nam.
Dàn ý :
I. Mở bài : Giới thiệu cây lúa gắn với làng quê VN.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc cây lúa 
- Có từ khi loài người xuất hiện, loài người trồng lúa để làm nguồn lương thực chính cho mình.
2. Đặc điểm của cây lúa.
- Rễ, thân, lá, hạt . qua các thời kì : lúa xanh, lúa trổ đòng, lúa chín.
- Cách trồng, cách chăm sóc.
- Các loại lúa ( đặc điểm chính của từng loại ).
3. Lợi ích của cây lúa.
- Là nguồn lương thực chính của người VN.
- Chế biến thành các loại bánh, cốm nổi tiếng
- Xuất khẩu, mang lại lợi ích kinh tế lớn.
4. Cây lúa mang nhiều ý nghĩa với con người VN.
- Cây lúa trong tâm linh : Thần lúa, lúa trong các lễ hội ( làm bánh thờ : bánh chưng)
- Lúa đi vào trong thơ ca.
- Kí ức tuổi thơ gắn liền với cánh đồng lúa : những buổi chăn trâu, mót lúa.
III. Kết bài: Cây lúa trong tình cảm của người nông dân
Các câu ca dao , tục ngữ về lúa :
+Người sống về gạo, cá bạo về nước 
+Cơm tẻ mẹ ruột 
+Đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường.
+"Ở Lĩnh Nam có nhiều thóc tẻ, mà ở Giao Chỉ là nhiều nhất. Còn thóc nếp thì ở An Nam có nếp trắng, nếp vàng, đến hơn mười giống; họ dùng gạo tẻ nấu cơm ăn và gạo nếp để nấu rượu" (sách Quảng Đông có chép )
+"Về các nguồn lợi thì có thóc gạo là dồi dào và đến rất phì nhiêu. Có hai mùa gặt vào tháng sáu và tháng một, vì thế giá rẻ tới ba lần so với Tàu". (Vào tk. XVII. A. de Rhodes viết)
1) Thể loại: Thuyết minh
2) Đối tượng thuyết minh: Cây lúa Việt Nam
3) Yêu cầu: phải biết kết hợp phương pháp thuyết minh với một số biện pháp nghệ thuật
DÀN Ý
I. Mở bài: 
- Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một phần không thể thiếu của con người Việt Nam
- Cây lúa đồng thời cũng trở thành tên gọi của một nền văn minh – nền văn minh lúa nước.
II. Thân bài: 
1. Khái quát: 
- Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc.
- Là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và của Châu Á nói riêng.
2. Chi tiết: 
a. Đặc điểm, hình dạng, kích thước:
- Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm.
- Lá bao quanh thân, có phiến dài và mỏng.
- Có 2 vụ lúa: chiêm, mùa. Ở miền Bắc nước ta có 2 vụ chính là vụ Chiêm (vụ Đông Xuân) và vụ Mùa (vụ Hè Thu),
b. Cách trồng lúa: phải trải qua nhiều giai đoạn:
- Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ.
- Rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng
- Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân.
- Ruộng phải xâm xấp nước.
- Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ.
- Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo
c. Vai trò của cây lúa và hạt gạo:
- Vấn đề chính của trồng cây lúa là cho hạt lúa, hạt gạo.
- Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp (dùng làm bánh chưng, bánh dày)
+ Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh dày hay đồ các loại xôi.
+ Lúa nếp non dùng để làm cốm.
- Lúa gạo làm được rất nhiều các loại bành như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở, cháo,
 không có cây lúa thì rất khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam.
d. Thành tựu:
- Ngày nay, nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.
- Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về sản xuất gạo.
III. Kết bài: 
- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt
- Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt
Hướng dẫn chuẩn bị bài
 Bài sắp học
VĂN BẢN : CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
Đọc văn bản.
Đọc phần giới thiệu tác giả
Đọc tìm hiểu phần chú thích
Lần lượt trả lời câu hỏi trong phần đọc – hiểu văn bản.
Xác nhận của BGH 	 Tổ chuyên môn nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 03.doc