. Mục tiêu cần đạt :
Qua tiết kiểm tra HS đạt được:
- Nắm được kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam : những thể loại chủ yếu , giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu
- Qua bài kiểm tra : Đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt
B. Chuẩn bị :
- Thầy soạn bài lên lớp,ra đề phù hợp
- Trò ôn bài cũ (7 nội dung sgk)
Tuần 10 Tiết 46 Ngày soạn: 23/10/2011 Ngày dạy: 24/10/2011 Kiểm tra Văn (Truyện trung đại) A. Mục tiêu cần đạt : Qua tiết kiểm tra HS đạt được: - Nắm được kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam : những thể loại chủ yếu , giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu - Qua bài kiểm tra : Đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt B. Chuẩn bị : - Thầy soạn bài lên lớp,ra đề phù hợp - Trò ôn bài cũ (7 nội dung sgk) C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/. ỔN ĐỊNH LỚP : HS bỏ sách vào cặp ,lấy giấy bút làm bài 2/ KIỂM TRA : GV ra đề bài. 3/ HỌC SINH LÀM BÀI: GV quan sát , nhắc nhỡ HS ngồi làm bài không nghiêm túc 4/ GIÁO VIÊN THU BÀI.: Thu bài theo bàn 5/ RÚT KINH NGHIỆM: 6/ Hướng dẫn chuẩn bị bài 1. Bài vừa học: 2. Bài sắp học: Tiếng võng trưa hè Tiết 46- KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ) Cấp độ Tên Chủ đề (nội dung, chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Nhan đề tác phẩm Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Số câu: 1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ %: 2.5 Câu 1 Số điểm: 0.25 1 Chi tiết tác phẩm Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ Số câu: 1 Số điểm: 0.25 Tỉ lệ %: 2.5 Câu 2 Số điểm: 0.25 1 Tác giả Cuộc đời Nguyễn Du Số câu:1 Số điểm: 0.25 Tỉ lệ %: 2.5 Câu 3 Số điểm: 0.25 1 Nội dung Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân và đạo lí nhân nghĩa ở hình tượng Lục Vân Tiên Phân tích được nhân vật Lục Vân Tiên Số câu: 3 Số điểm3.5 Tỉ lệ %: 35 Câu 4 và câu 6 Số điểm: 0.5 Câu 11 Số điểm: 03 3 Biện pháp nghệ thuật Sử dụng các biện pháp tu từ Số câu: 1 Số điểm: 0.25 Tỉ lệ %: 2.5 Câu 5 Số điểm: 0.25 1 Tác phẩm- Nội dung Nắm được nội dung từng tác phẩm Số câu: 1 Số điểm: 01 Tỉ lệ %: 10 Câu 7 Số điểm: 01 1 Thể loại Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì Số câu: 1 Số điểm: 0.25 Tỉ lệ %: 2.5 Câu 8 Số điểm: 0.25 1 Khái niệm văn học Nắm được khái niệm ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình Số câu: 1 Số điểm: 0.25 Tỉ lệ %: 2.5 Câu 9 Số điểm: 0.25 1 Giá trị TP Giá trị về nội dung, về hình thức Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ %: 40 Câu 10 Số điểm: 03 1 Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu 6 Số điểm 1.5 % Số câu 3 Số điểm 1.5 % Số câu 2 Số điểm 07 % Số câu 11 Số điểm 10 I-Trắc nghiệm:(mỗi câu 0.25điểm ) Câu 1: Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì? A- Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền. B- Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến. C- Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay. D- Ghi chép tản mạn cuộc đời những nhân vật kì lạ từ trước đến nay. Câu 2: Chi tiết nào nói đúng nhất những biểu hiện trí tuệ sáng suốt và nhạy bén của Nguyễn Huệ trong hồi thứ 14 “Hoàng Lê nhất thống chí” A- Phân tích tình hình thời cuộc. B- Phân tích tương quan lực lượng giữa ta và địch. C- Xét đoán và dùng người. D- Cả A,B,C. Câu 3: Nói “Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn” là : A- Đúng B- Sai Câu 4:Ý nào nói không đúng về vẻ đẹp của mùa xuân được gợi ra từ hai câu thơ sau: Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. A- Mới mẻ,tinh khôi,giàu sức sống B- Ảm đạm,u ám. B- Khoáng đạt, trong trẻo C- Nhẹ nhàng, thanh khiết. Câu 5 :Cụm từ “Quạt nồng ấp lạnh” được gọi là gì? A- Tục ngữ B- Thành ngữ. C- Thuật ngữ D- Hô ngữ. Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất vẻ đẹp của Lục Vân Tiên thể hiện qua hành động đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga? A- Có tính cách anh hùng. B- Có tài năng. C- Có tấm lòng vị nghĩa D- Cả A,B,C đều đúng. Câu 7: Nối nội dung ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B ( 01 điểm) A.Tên văn bản B.Chủ đề của văn bản Nối 1.Kiều ở lầu Ngưng Bích a/ Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. 1. 2.Quang Trung đại phá quân Thanh b/ Tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thúy chung hiếu thảo của Thúy Kiều. 2.. 3.Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga c/ Phê phán bộ mặt thật của xã hội phong kiến thể hiện qua thái độ hèn nhát,thần phục ngoại bang một cách nhục nhã của vua tôi nhà Lê. 3. 4.Chuyện người con gái Nam Xương d/ Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật L và khát vọng hành đạo cứu người của tác giả. Câu 8: Truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” được viết theo thể loại nào? A- Tiểu thuyết chương hồi. B- Tùy bút. C- Truyền kì D- Truyện ngắn. Câu 9: Điền từ để hoàn chỉnh hai khái niệm sau đây: Ngôn ngữ thường là lời nói thầm bên trong, nhân vật tự nói với chính mình. Ngôn ngữ đối thoại là lời nhân vật được bộc lộ ra bên ngoài, đói thoại với nhân vật khác. Nghệ thuật tả cảnh.. là mượn cảnh vật để gửi gắm ( ngụ ) tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh ở đây là phương tiện miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả. II-Tự luận(7 điểm). Câu 10: Nêu những giá trị chủ yếu của Truyện Kiều(4đ). Câu 11: Cảm nhận của em về hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.(3đ) ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án A D A B B D 1b; 2c; 3d; 4a C Độc thoại Ngụ tình Tự luận: Câu 10: Nêu những giá trị chủ yếu của Truyện Kiều(4đ). Về nội dung:Có giá trị hiện thực và nhân đạo lớn. Tác phẩm đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ. ( 0.5đ ) Dẫn chứng: ( 0.5 đ ) Truyện Truyện Kiều mang giá trị nhân đạovới những nội dung cơ bản nhất: niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người; sự lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo; sự trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính. ( 0.5đ ) Dẫn chứng: ( 0.5 đ ) Về hình thức: có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ hình tượng nhân vật,... ( 1 đ ) Đến Truyện Kiều, tiếng Việt đã đạt tới đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật, không chỉ có chức năng biểu đạt ( phẩn ánh ), biểu cảm ( thể hiện cảm xúc ) mà còn mang chức năng thẩm mĩ ( vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ ). Tiếng Việt trong Truyện Kiều hết sức giàu và đẹp. ( 0.5 đ ) Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc. Ngôn ngữ kể chuyện đã có ba hình thức: trực tiếp ( lời nhân vật ), nửa trực tiếp ( lời tác giả nhưng mang suy nghĩ giọng điệ nhân vật ). Nhân vật xuất hiện với cả con người hành động ( dáng vẻ bên ngoài ) và con người cảm nghĩ ( đời sống nội tâm bên trong). Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạnh những bức tranh chân thực, sinh động là những bức tranh tả cảnh ngụ tình.( 0.5đ ) Dẫn chứng: 1 đ Câu 11: Cảm nhận của em về hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.(3đ) - Đạo lí nhân nghĩa ở hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên được thể hiện qua hành động dũng cảm đánh cướp cứu người, tấm lòng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu khi cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh lại bọn cướp. ( 2 đ) Dẫn chứng: ( 1 đ ) -“bẻ cây làm gậy”, “tả đột hữu xông” (miêu tả hành động) - “khác nào Triệu Tử” (so sánh) - Lời nói : “Khoan khoan ta là phận trai”--> Khiêm nhường, giữ lễ giáo phong kiến. - “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. - “Nhớ câu kiến ngãi bất vi,Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” à Hình ảnh LVT là một hình ảnh đẹp, lý tưởng: tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài Tiết 47 Ngày soạn: 23/10/2011 Ngày dạy: 24/10/2011 TIẾNG VÕNG TRƯA HÈ (Nguyên Hồ) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Một số hiểu biết về hiện thực những năm của cuộc k/c chống đế quốc Mỹ của dân tộc ta. - Nỗi lòng nhớ quê hương da diết của những người con xa quê với quyết tâm giải phóng quê hương đất nước. - Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực. 2. Kĩ năng - Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại. - Tác phẩm tiêu biểu cho VHĐP Phú Yên thời chống Mỹ cứu nước. - Tìm một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật bài thơ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ. Một số tranh ảnh về sông Ba, Phú nông, Phú lộc. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình Thời gian: 2 phút. Quê hương đất nước trong nỗi nhớ của con người từ xưa đến nay. Có khi đó là nỗi niềm của những người tha phương cầu thực, hay những người lưu lạc vì sự lỡ lầm, nhưng cũng có khi đó là vì mục đích lí tưởng cao đẹp- Vì tổ quốc quê hương. Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: 8 phút. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Dựa vào bài soạn, hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm? I. Tìm hiểu chung 1/Tác giả: - Nguyên Hồ tên thật là Hồ Công Hãn, sinh tại Hoà Thắng- Phú Hoà - Nguyên Hồ sáng tác từ năm 1946. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. HS trình bày 2/Tác phẩm: - Áo rách tim vàng ( Truyện thơ thiế nhi- 1956), Cô gái Phú Yên ( truyện thơ- 1963)... - Bài thơ “Tiếng võng trưa hè” sáng tác 1958. Hướng dẫn đọc - đọc mẫu – HS đọc lại bài Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng. Thời gian: 20 phút. Hình ảnh quê hương thanh bình được biểu hiện thông qua những chi tiết nào? Phân tích ý nghĩa những chi tiết ấy? Không gian trong bài thơ gợi cho các em điều gì nội dung nghệ thuật? HS đọc, phát hiện HS cảm nhận- nêu nhận xét II. Tìm hiểu văn bản 1. Hình ảnh quê hương Nội dung bài thơ Hình ảnh một quê hương thanh bình.: các chi tiết: - Con đò Phú lộc, Phú nông, sông Ba êm đềm trong mát, sen đầm chùa Tổ ngát hương - Cánh Đồng Dài, hòn Nhạn Tháp. Đó là không gian thân thuộc gần gũi luôn thường trực trong tâm trí, canh cánh bên lòng một nỗi nhớ quê. Không gian miền quê êm ả như trong ca dao xưa. Những kỉ niệm thời thơ ấu được diễn đạt bằng các hình ảnh, từ ngữ nào? “Tiếng võng trưa hè” là biểu tượng kỉ niệm của thời thơ ấu êm đềm chan hoà tình yêu thương gia đình. Phân tích những chi tiết thể hiện hình ảnh người mẹ ... Phép chơi chữ : tài và tai. Yêu cầu hs đọc y/c bài tập hs làm bài độc lập * Bài tập 2 a/ Điệp từ:còn từ nhiều nghĩa :say sưa b/ bp nói quá=>nhấn mạnh sự trưởng thành và khí thế nghĩa quân Lam Sơn c/ bp so sánh->mt không gian thanh bình,thơ mộng tồn tại ngay trong cuộc k/c lâu dài,gian khổ->tinh thần lạc quan CM Hãy xác định các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản “ Bếp lửa” – Bằng Việt ? hs làm bài Bài tập thêm Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học. Phương pháp: Khái quát hoá bằng sơ đồ tư duy Thời gian:5 phút. a. Bài vừa học: - Học kỹ lý thuyết. - Tìm một số đoạn thơ có sử dụng BPTT vừa học. b. Bài sắp học Soạn bài: Trả bài viết số 2 Tiết 50 Ngày soạn: 23/10/2011 Ngày dạy: 26/10/2011 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Sau tiết trả bài,HS: 1. Kiến thức: Củng cố kĩ năng làm bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả. 2. Kĩ năng: Nhận ra những ưu, khuyết trong bài làm, biết sửa lỗi về diễn đạt và chính tả. 3. Giáo dục HS ý thức tự giác. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1. Thầy : Chấm bài chi tiết, nhận xét ưu nhược , lưu ý những yêu cầu sgk 2. Trò : Học bài cũ (ôn lại kiến thức về văn Tự sự, vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự). C. Hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bai cũ: * Kiểm tra việc lập dàn bài ở nhà của hs? 3. Bài mới. * Giới thiệu bài: GV nêu mục đích y/c tiết trả bài * Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề văn. A.Tìm hiểu chung - GV: chép đề bài lên bảng. - Đọc đề văn. Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. 1. Tìm hiểu yêu cầu của đề. H: Nêu những yêu cầu của đề bài ? * Nội dung : Câu chuyện kể về buổi thăm trường cũ sau 20 năm kể từ ngày xa trường vào một ngày hè. -Thể loại: TS+MT+BC - Nội dung : Câu chuyện kể về buổi thăm trường cũ sau 20 năm -Hình thức :1 bức thư 2. Dàn ý. H: Hãy lập dàn ý cho đề văn ? * Một HS lên bảng -> HS còn lại làm ra giấy nháp. -> Nhận xét. -> Bổ sung. a. Phần đầu bức thư. - Lí do trở lại thăm trường cũ. - Thăm trường vào thời gian nào? Với ai? b. Phần chính bức thư. - Đến trường em gặp những ai? - Quang cảnh trường và những người gặp lại gợi cho em những kỉ niệm, cảm xúc gì về ngôi trường xưa, về tuổi ấu thơ trong sáng, đẹp đẽ. - Tâm trạng, cảm xúc của em trước cảnh trường hiện tại. c. Phần cuối. - Khẳng định tình cảm, trách nhiệm của bản thân với ngôi trường. - Lời hứa hẹn. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tự nhận ra ưu khuyết điểm và sửa lỗi. B.Nhận xét và sửa lỗi I. Nhận xét - GV nhận xét : 1/Nội dung: Đa số HS nắm được yêu cầu của đề, biết vận dụng yếu tố miêu tả khi kể. -Tập trung vào kể việc thăm trường cũ qua sự tưởng tượng của mình -Có bố cục 3 phần .ND đảm bảo tính liên kết - Một số bài viết giàu cảm xúc: -Một số bài viết còn sơ sài ,chưa kể tả kĩ các chi tiết về sự thay đổi của trường 2/Diễn đạt : Một số HS viết còn lan man, dài dòng, mắc lỗi diễn đạt và lỗi chính tả. -Bố cục chưa cụ thể,các phần trong một bức thư chưa rõ ràng -Có 3 bài diễn đạt tốt,câu văn mạch lạc ,dùng từ sáng tạo (đưa lời bài hát vào để nói lên tâm trạng phù hợp “Hôm nay tôi trở về thăm trường cũ...) - GV trả bài. * Xem lại bài viết, đối chiếu với dàn ý xem đã đủ ý chưa nếu thiếu (ý nào cần bổ sung). -Xem trong bài em đã vặn dụng yếu tố miêu tả như thế nào. II/Chữa lỗi điển hình H: Phát hiện lỗi chính tả và sửa? GV: phát phiếu cho các nhóm sửa-chữa đúng - Phát hiện lỗi ( dựa vào lời phê và phần gạch chân của GV ) -> Sửa lỗi. 1. Lỗi chính tả. -ch/tr ,n/l H: Trong bài em mắc lỗi diễn đạt nào, sửa ? - Phát hiện lỗi -> sửa lỗi VD:Dường như là chủ nhật... Trường còn đang non nớt... 2. Lỗi diễn đạt. Tổng hợp kết quả cụ thể các lớp III/Đánh giá kết quả Điểm K,G: Điểm TB: Điểm Y : Hướng dẫn chuẩn bị bài 1. Bài vừa học: -Cho hs đọc bài đạt điểm khá,giỏi-chỉ ra những ưu điểm cần học tập từ bài của bạn -Đọc một bài điểm yếu-chỉ ra nhược điểm cần khắc phục 2. Bài sắp học BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 2 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Củng cố kiến thức; nhận thấy được nguyên nhân của những ưu, nhược điểm trong bài viết Tập làm văn số (các kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý; cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn văn; bố cục và trình bày). - Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tạo lập văn bản làm bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả., kĩ năng tự sửa chữa và rút kinh nghiệm cho các bài viết sau. - Có ý thức học hỏi và phấn đấu, thi đua lành mạnh trong học tập. II. CHUẨN BỊ: - GV: Chấm bài, tổng hợp chất lượng bài viết; soạn giảng. - HS: Xem lại phần lí thuyết văn bản củng cố kĩ năng làm bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả. III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC: Ổn định lớp: (Lớp trưởng báo cáo sĩ số và tình hình chuẩn bị bài ở nhà của các bạn) Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 2 phút Hoạt động 2: Tìm hiểu các yêu cầu của bài viết Mục tiêu: HS biết tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho đề bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm Thời gian: 15 Hoạt động dạy-học Nội dung cần đạt * Thao tác 1: Tìm hiểu đề bài. - HS nhắc lại đề bài; GV chép đề bài lên bảng và hướng dẫn tìm hiểu đề. - GV: ? Hãy nhắc lại kết quả tìm hiểu đề của em (cấu tạo của đề)? Từ đó, em hiểu được như thế nào về yêu cầu của đề bài? - HS nhắc lại kết quả tìm hiểu đề () - GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa về cách tìm hiểu đề của HS. Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. -Thể loại: tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả -Nội dung: kể lại buổi thăm trường đầy xúc động -Hình thức: Bố cục chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng, nghị luận mạch lạc và có sức thuyết phục. * Thao tác 2: Tìm ý. - GV: ? Em hãy nhắc lại cách tìm ý của mình? ? Em đã tìm được những ý nào để xây dựng bài văn? - HS nhắc lại cách tìm ý và những ý đã tìm được () - GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa về cách tìm ý của HS. - HS lắng nghe và rút kinh nghiệm 1. Giá trị hiện thực: Truyện tố cáo xã hội phong kiến bất công, gây nhiều đau khổ cho người phụ nữ. a,Chiến tranh phong kiến gây nhiều đau khổ cho con người b,Lễ giáo phong kiến bất công khóên người đàn ông có được quyền hành hạ, ruồng rẫy người phụ nữ dẫn đến cái chết đầy oan khuất cho người vợ chung thuỷ, hiếu nghĩa (nguyên nhân trực tiếp) 2.Giá trị nhân đạo:Truyện đề cao phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: Đảm đang, hiếu nghĩa, thuỷ chung. -Đảm đang... -Hiếu nghĩa - Thuỷ chung * Thao tác 3: Làm dàn ý. - GV: ? Nhắc lại cách làm dàn ý của em? ? Các ý trong phần thân bài được em lựa chọn sắp xếp theo trình tự ra sao? Vì sao? - HS nhắc lại cách làm dàn ý của mình () - GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa về cách lập dàn ý của HS: + Bố cục + Cách sử dụng và cách sắp xếp các ý trong từng phần của bài văn. - HS lắng nghe và rút kinh nghiệm. a.Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, truyện có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. b.Thân bài: 1. Giá trị hiện thực: Truyện tố cáo xã hội phong kiến bất công, gây nhiều đau khổ cho người phụ nữ. a,Chiến tranh phong kiến gây nhiều đau khổ cho con người : -Trương Sinh phải đi lính, xa cách mẹ già, vợ trẻ....->Nguyên nhân gián tiếp gây ra cái chết cho người vợ trẻ sau này. -Người dân chạy loạn đắm thuyền chết vô số. b,Lễ giáo phong kiến bất công khóên người đàn ông có được quyền hành hạ, ruồng rẫy người phụ nữ dẫn đến cái chết đầy oan khuất cho người vợ chung thuỷ, hiếu nghĩa (nguyên nhân trực tiếp) 2.Giá trị nhân đạo:Truyện đề cao phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: Đảm đang, hiếu nghĩa, thuỷ chung. -Đảm đang... -Hiếu nghĩa - Thuỷ chung c.Kết bài: -Khẳng định lại giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện. -Vũ Nương là hình tượng đẹp trong văn chương Việt Nam thế kỉ XVI. Hoạt động 3: Chữa và đọc bài Mục tiêu: HS biết được ưu điểm , nhược điểm của bài viết; Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp Thời gian: 10 * Thao tác 1: Chữa bài. - GV: Trả bài viết cho HS - GV: Từ kết quả thống kê được sau khâu chấm bài, trước khi đi vào sửa lỗi, GV chú ý nêu những ưu điểm trong bài viết của các em; sau đó mới sửa các lỗi hình thức (lỗi nội dung đã chữa đan xen ở hoạt động 1) mà các em mắc phải thường là các lỗi : + Viết tắt, viết số, dùng các kí hiệu tùy tiện + Lỗi chính tả: dấu ngã, hỏi; phụ âm ch/tr, r/x, d/gi, + Lỗi dùng dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, ngoặc kép, + Lỗi dùng từ thiếu trong sáng, câu văn sai ngữ pháp + Lỗi xây dựng và liên kết đoạn văn, vv - HS nhận bài và lắng nghe, tự rút kinh nghiệm. - GV giải đáp mọi thắc mắc của HS (nếu có). * Ưu điểm: - Xác định được các yêu cầu của đề bài - Bố cục cân đối, mạch lạc - Một số bài có cách diễn đạt trôi chảy, giàu hình ảnh () * Nhược điểm: - Viết tắt, viết số, dùng kí hiệu tùy tiện: .. . - Sử dụng dấu câu chưa chính xác, chưa hợp lí: . . . - Viết câu chưa đúng: . . . . . - Dùng từ còn thô và chưa chuẩn xác: . . . . .. * Thao tác 2: Đọc bài. - GV thống kê chất lượng chung của cả lớp (có thể đối chiếu với các lớp cùng khối) - GV chọn 03 bài viết (khá giỏi, trung bình, yếu kém) cho HS đọc to trước lớp. ? Em có nhận xét gì về nội dung và hình thức diễn đạt của các bài viết vừa đọc? - HS trao đổi và nêu nhận xét của mình. - GV biểu dương, khích lệ HS. Lớp Khá giỏi TB Yếu kém Hoạt động 4: Đọc tham khảo. Mục tiêu:Biết viết đoạn văn đúng và hay. Phương pháp:Thảo luận nhóm, kĩ thuật động não Thời gian:10 phút - GV chuẩn bị và tổ chức cho HS đọc một số đoạn văn tham khảo, sau đĩ, hướng dẫn tìm hiểu trình tự lập luận của đoạn văn. * Đoạn mở bài tham khảo: (Lấy bài làm của HS) * Đoạn kết bài tham khảo: (Lấy bài làm của HS) * Đoạn thân bài tham khảo: (Lấy bài làm của HS) Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: 5 phút. a. Bài vừa học: - GV tổ chức cho HS rút kinh nghiệm chung về bài viết Tập làm văn - HS xem lại bài, sửa chữa những lỗi mắc phải và tự rút kinh nghiệm cho bài viết lần sau; đọc và chuẩn bị bài mới. b. Bài sắp học Soạn bài: Hợp đồng Xác nhận của BGH Tổ chuyên môn nhận xét
Tài liệu đính kèm: