Giáo án lớp 8 môn học Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Trật tự an toàn giao thông

Giáo án lớp 8 môn học Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Trật tự an toàn giao thông

1. Kiến thức:

- HS nắm được những quy định chung của pháp luật về bảo đảm TTATGT đường bộ.

- Giải thích được một số quy định cơ bản về TTATGT đường bộ.

2. Tư tưởng:

- Tôn trọng các quy định về TTATGT.

- Ủng hộ những việc làm tôn trọng TTATGT và phản đối những việc làm thiếu tôn trọng luật lệ ATGT.

3. Kỹ năng:

- Nhận biết được một số dấu hiệu giao thông và biết xử lý đúng đắn các tình huống đi đường liên quan đến nội dung bài học.

- Thực hiện nghiêm chỉnh và nhắc nhở các mọi người cùng thực hiện theo những quy định trên.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

+ GV: Một số hình ảnh về vi phạm giao thông

 

doc 116 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2074Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 8 môn học Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Trật tự an toàn giao thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Ngày soạn: 17/8/2011 
Tiết: 1 Ngày soạn: 20/8/2011
BÀI 1: TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS nắm được những quy định chung của pháp luật về bảo đảm TTATGT đường bộ.
- Giải thích được một số quy định cơ bản về TTATGT đường bộ.
2. Tư tưởng:
- Tôn trọng các quy định về TTATGT.
- Ủng hộ những việc làm tôn trọng TTATGT và phản đối những việc làm thiếu tôn trọng luật lệ ATGT.
3. Kỹ năng:
- Nhận biết được một số dấu hiệu giao thông và biết xử lý đúng đắn các tình huống đi đường liên quan đến nội dung bài học.
- Thực hiện nghiêm chỉnh và nhắc nhở các mọi người cùng thực hiện theo những quy định trên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
+ GV: Một số hình ảnh về vi phạm giao thông 
+ HS: xem bài trước
 III. TỔ CHỨC ho¹t ®éng d¹y- häc 
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Gv treo tranh về tai nạn gt 	 chuyển ý vào bài 
Hoạt động của gv và hs
Nội dung 
* Hoạt động 1: Tình huống.
GV: Đưa ra tình huống trong sách TTATGT : H 16 tuổi đi xe máy Future chở N 18 tuổi và T 14 tuổi 
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn gt trong tình huống trên ?
HS: - Do phóng nhanh, vượt ẩu
 - Chưa đủ tuổi lái xe phân khối lớn
Gv hỏi thêm trong cuộc sống hằng ngày các vụ tai nạn gt thường xảy ra do nguyên nhân gì ?
HS: Trả lời, hs khác bổ sung
GV: Khẳng định thêm: Những nguyên nhân trên, ngoài ra còn do chất lượng các công trình gt bị xâm phạm 
Vậy khi phát hiện các công trình giao thông bị xâm phạm hoặc có nguy cơ không an toàn thì chúng ta cần phải làm gì ?
HS: trả lời.
GV: Chốt lại:
GV: Các hành vi vi phạm TTATGT sẽ bị xử lí như thế nào ?
HS: Trả lời, hs khác nhận xét.
GV: Kết luận:
GV: Khi xãy ra tai nạn gt , người có liên quan trực tiếp đến tai nạn cần phải làm gì ?
HS: Trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Chốt lại:
* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số quy định cơ bản về TTATGT đường bộ
GV: Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn, các xe thô sơ phải đi trên làn đường nào ?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và chốt lại:
GV: Nhắc lại tình huống và hỏi hs. H vượt xe không chú ý quan sát dẫn đến tai nạn.
- Theo em, khi vượt, tránh xe ngược chiều cần chú ý điều gì ?
HS: Suy nghĩ thực tế, trả lời. Hs khác nhận xét, ý kiến.
GV: Kết luận nội dung
* GV cho học sinh thảo luận nhóm.
GV: Nêu ra tình huống SGK:  An, Hương, Vân tranh luận với nhau xem người hay xe cơ giới được xuống phà trước  
Hỏi : Theo em, bạn nào nói đúng ? Vì sao ?
HS: Cử đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, Kết luận nội dung
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về những quy tắc chung về giao thông đường bộ
GV: Theo em, người tham gia giao thông phải tuân thủ điều gì ?
HS: 1HS kể. HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và chốt lại:
* Hoạt động 3: Hướng dẫn hs làm bài tập ( Bài tập trong sách GD TTATGT )
I. Những quy định chung về bảo đảm TTATGT.
1. Khi phát hiện các công trình giao thông bị xâm phạm hoặc có nguy cơ không an toàn ta phải báo cho chính quyền địa phương hoặc người có trách nhiệm.
2. Mọi hành vi vi phạm TTATGT sẽ bị xử lí nghiêm minh, đúng pháp luật, không phân biệt đối tượng vi phạm.
3. Khi xãy ra tai nạn gt phải giữ nguyên hiện trường, người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn phải giúp đỡ người bị thương và báo cho cơ quan nhà nước.
 II. Một số quy định cơ bản về TTATGT đường bộ
1. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn, các xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới đi trên làn đường bên trái.
2. Khi vượt xe phải có báo hiệu và chú ý quan sát, chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật ở phía trước.
3. Khi tránh xe ngược chiều phải giảm tốc độ và đi về phía bên phải theo chiều đi của mình.
4. Khi xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người phải xuống xe.
- Khi xuống phà, xe cơ giới xuống trước, xe thô sơ và người xuống sau.
- Khi lên bến, người lên trước, các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.
III. Những quy tắc chung về giao thông đường bộ
Người tham gia giao thông phải:
- Đi bên phải theo chiều đi của mình.
- Đi đúng phần đường quy định.
- Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Ngày ..tháng.08 năm 2011
Duyệt của tổ trưởng
Phạm Thị Lam
IV. CòNG Cè H­íng dÉnHS Tù HäC ë NHµ : 
 1. Củng cố: 
Củng cố từng phần .
 - Học bài
 - Sưu tầm tranh ảnh về tai nạn giao thông hoặc thực hiện tốt TTATGT.
2. HS tự học ở nhà:
** Rút kinh nghiệm:
	...
	...
	...
Tuần: 2 Ngày soạn: 25/8/2011 
Tiết: 2 Ngày soạn: 27/8/2011
 TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS nắm được những quy định chung của pháp luật về bảo đảm TTATGT đường bộ.
- Giải thích được một số quy định cơ bản về TTATGT đường bộ.
2. Tư tưởng:
- Tôn trọng các quy định về TTATGT.
- Ủng hộ những việc làm tôn trọng TTATGT và phản đối những việc làm thiếu tôn trọng luật lệ ATGT.
3. Kỹ năng:
- Nhận biết được một số dấu hiệu giao thông và biết xử lý đúng đắn các tình huống đi đường liên quan đến nội dung bài học.
- Thực hiện nghiêm chỉnh và nhắc nhở các mọi người cùng thực hiện theo những quy định trên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 *GV:
- Sách GD TTATGT
- Luật giao thông đường bộ năm 2001.
- Tranh ảnh về các tình huống đi đường
*HS:
III. TỔ CHỨC ho¹t ®éng d¹y- häc
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Gv treo tranh về TTATGT	 chuyển ý vào bài 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Tình huống: Hùng (15 tuổi) lấy xe gắn máy của mẹ đèo em đến nhà bà. Trên đường đi, Hùng bảo em ngồi đằng sau mở ô ra che nắng cho hai anh em. Đi đi được một đoạn hai anh em bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại, cả hai ngơ ngác không hiểu làm sau bị giữ lại.
GV: Hỏi: Hùng vi phạm những quy định nào về ATGT ?
 Theo em, Hùng có vi phạm gì không ? Vì sao ?
HS: Thảo luận, trả lời.
GV: Nhận xét, chỉ rõ cho học sinh thấy những quy định về TTATGT là:
GV: Đưa ra các bức tranh cho học sinh quan sát.
HS: Quan sát các bức tranh người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp mang vác vật cồng kềnh bám, kéo đẩy các xe khác 
GV: Yêu cầu hs nhận xét hành vi những người trong ảnh và nêu rõ cách ứng xử của em trong tình huống đó.
HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung. Nêu ra những quy định đối với người tham gia giao thông bằng xe đạp.
GV: Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi như thế nào cho đúng ?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chốt lại
* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số quy định cụ thể về TTATGT đường sắt.
GV: Khi đi trên đoạn đường bộ giao cắt đường sắt ta phải làm gì ? Nếu có phương tiện đường sắt đi tới thì sao ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và kết luận:
GV: Đưa ra tình huống 1,2 SGK Tr10 và cho hs quan sát H. 3,4 SGK 
HS: Thảo luận nhóm, rút ra hậu quả của những việc làm trên.
GV: Nhận xét và rút ra bài học
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về các loại biển báo giao thông đường bộ.
GV: Đưa ra biển báo cấm, yêu cầu hs nhận dạng. Cho biết ý nghĩa
HS: Nhận dạng về màu sắc, hình dáng và nêu ý nghĩa của biển báo cấm.
HS khác nhận xét, cả lớp đống góp ý kiến.
GV: chốt lại
GV: Tương tự như trên, gv chốt lại biển báo nguy hiểm
GV: Cho hs quan sát biển hiệu lệnh.
 Hỏi: Biện hiệu lệnh có hình dáng, màu sắc ra sao ? Ý nghĩa của loại biển hiệu lệnh ? 
HS: Trả lời. Hs khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, khẳng định:
GV cũng lần lượt đưa ra biển chỉ dẫn, biển phụ yêu cầu hs nhận dạng và cho biết ý nghĩa của các loại biển báo trên
GV: Nói rõ Biển phụ có thể được đặt kết hợp với các loại biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, hiệu lệnh và biển chỉ dẫn. 
I. Một số quy định cụ thể.
1. Người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không được:
- Mang vác vật cồng kềnh
- Sử dụng ô, đt di động
- Bám, kéo, đẩy các phương tiện khác.
- Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
2. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi.
Người điều khiển xe đạp không được:
- Sử dụng ô, dt di động.
- Đi xe đạp trên hè phố, vườn hoa công viên.
* Người ngồi trên xe đạp cũng phải tuân thủ những quy định của người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy.
3. Người điều khiển xe thô sơ, phải cho xe đi hàng một, đi đúng phần đường quy định. Hàng hoá xếp trên xe phải đảm bảo an toàn, không gây cản trở giao thông.
II. Một số quy định cụ thể về TTATGT đường sắt.
1. Khi đi trên đoạn đường bộ giao cắt đường sắt ta phải chú ý quan sát cả hai phía. Nếu có phương tiện đường sắt đang đi tới ta phải kịp thời dừng lại cách rào chắn, đường ray một khoảng cách an toàn.
2. Không đặt chướng ngại vật trên đường sắt, không trồng cây và đặt các chướng ngại vật cản trở tằm nhìn người đi đường ở gần khu vực đường sắt. Không khai thác đá, cát, sỏi trên đường sắt. 
III. Các loại biển báo giao thông đường bộ.
1. Biển báo cấm: Dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen. —› Cấm hoặc hạn chế pt giao thông 
2. Biển báo nguy hiểm: Dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen. —› Báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa và xử lí cho phù hợp với tình huống.
3. Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng đặt trưng cho hiệu lệnh. —› Báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành.
4. Biển chỉ dẫn: Dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam. —› Báo cho người sử dụng đường biết những quy định cần thiết.
5. Biển phụ: Dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông.
- Biển phụ được đặt kết hợp với các loại biển báo nguy hiểm, báo cấm, hiệu lệnh và chỉ dẫn. —› Thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ các biển đó.
IV. CòNG Cè H­íng dÉnHS Tù HäC ë NHµ : 
1. Củng cố:
- Cách nhận dang các loại biển báo giao thông đường bộ.
- Nêu ý nghĩa từng nhóm biển báo giao thông đường bộ. 
2. HS tự học ở nhà:
- Học bài. Chuẩn bị trước bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ( SGK GDCD 6 )
*** Rút kinh nghiệm:
Tuần: 3 Ngày soạn: 30/8/2011 
Tiết: 3 Ngày soạn: 03/9/2011
Bµi 1: T«n träng lÏ ph¶i
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- Phân biệt đươc tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.
- Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải
2. Kĩ năng: 
- Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải
*** KNS:
- Trình bày suy nghĩ ý tưởng về những biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải ( thảo luận nhóm)
- Phân tích so sánh về những biểu hiện tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải ( XL TH)
- Ứng xử giao tiếp, tự tin trong các tình huống để thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ lẽ phải.
3.Thái độ: 
- Có ý thức tôn trọng và ủng hộ người làm theo lẽ phải.
- Không đồng tình với những hành vi thiếu tôn trọng lẽ  ... ai, lời thoại.
 Đại diện nhóm trình bày.
 Các nhóm khác nhận xét.
 GV nhận xét, kết luận.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nha:
 -Học bài kết hợp SGK trang 60.
Chuẩn bị phần còn lại:
 - Bản chất và vai trò của Pháp luật Việt Nam?
 - Làm bài tập còn lại SGK trang 61.
 Chú ý bài tập 4 SGK trang 61: So sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về Cơ sở hình thành, hình thức thể hiện,biện pháp đảm bảo thực hiện.
V.Rút kinh nghiệm:
Tuần: 15 Ngày soạn: ../../. 
Tiết: 15 Ngày soạn: ../../.. 
PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (TT)
Tiết:31 Bi :21 
Ngày dạy:..
I.Mục tiu bi học.
1.Kiến thức. 
- Nêu được pháp luật là gì?
- Nêu được đặc điểm, bản chất và vai trò của pháp luật.
- Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc sống, làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. 
2. Kĩ năng.
- Biết đánh giá các tình huống pháp luật xảy ra hằng ngày ở trường, ở ngoài xã hội.
- Biết vận dụng một số quy định pháp luật đã học vào cuộc sống hằng ngày.
3. Thái độ.
- Có ý thức tự giác chấp hành pháp luật. 
- Phê phán các hành vi, việc làm vi phạm pháp luật.
II.Chuẩn bị.
 1.Giáo vien: Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, phiếu học tập, máy chiếu nếu có.
 2.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.
III.Phương pháp dạy học:
Dẫn giải.
Tự học tự tìm hiểu theo nhóm.
Thảo luận.
Tổ chức trò chơi.
IV.Tiến trình:
 1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện HS.
 2.Kiểm tra bài cũ:
GV gọi vài học sinh nhắc lại kiến thức cũ.
Các em khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét giới thiệu tiếp phần còn lại.
 3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1,2: Cho biết bản chất của Pháp luật Việt Nam? Phân tích vì sao? Cho ví dụ minh hoạ.
Nhóm 3,4: Vai trò của Pháp luật? Ví dụ minh hoạ.
HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV nhận xét, giải thích, cho thêm ví dụ minh hoạ, kết luận.
Ví dụ:
- Luật an toàn giao thông
- Các câu chuyện.
- Các quy định trong các điều luật.
GV qua phần thảo luận chúng ta rút ra bài học gì?
=> Sống, lao động, học tập theo Hiến pháp và pháp luật.
GV: Chuyển ý
HS làm bài tập 4 SGK trang 61.
N1: Cơ sở hình thành? Ví dụ.
N2: Hình thức thể hiện? Ví dụ.
N3: Biện pháp đảm bảo thực hiện? Ví dụ.
Đại diện nhóm làm bài, các em khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng.
II. Nội dung bài học.
3. Bản chất Pháp luật Việt Nam: 
Thể hiện tính dân chủ XHCN và quyền làm chủ của công dân lao động.
4. Vai trò Pháp luật:
- Là phương tiện quản lí Nhà nước, quản lí xã hội.
- Là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
III. Bài tập.
Đáp án: Phía dưới.
Đáp án bài tập 4 SGK trang 61.
Đạo đức
Pháp luật
Cơ sở hình thành
Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua các thế hệ.
Do Nhà nước ban hành.
Hình thức thể hiện
Các câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn.
Các văn bản Pháp luật như bộ luật, luật
Biện pháp đảm bảo thực hiện
Tự giác thông qua các dư luận củ xã hội: lên án, khuyến khích, khen chê.
Bằng sự tác động của Nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, răn đe, cưỡng chế
 4. Củng cố và luyện tập.
 GV Tổ chức cho HS chơi trò “ Ai nhanh hơn” : Tìm tục ngữ, ca dao nói về Pháp luật.
 Lớp được chia làm 2 đội A và B Sau 3 phút đội nào tìm nhiều câu đúng sẽ là đội chiến thắng.
 Lớp nhận xét, GV nhận xét, kết luận.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nha:
Bài cũ:
 -Học bài kết hợp SGK trang 60.
 -Làm bài tập còn lại SGK trang 61.
Bài mới:
Xem các bài 13,14,15,16 chú ý liên hệ thực tế ở địa phương em về những vấn đề có liên quan đến nội dung bài học chuẩn bị tiết 32: Thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học. 
V.Rút kinh nghiệm:
THỰC HÀNH, NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
Tiết:32 
Ngày dạy:..
I.Mục tiu bi học.
1.Kiến thức.
Giúp HS hiểu sâu hơn các vấn đề về đạo đức và pháp luật xảy ra ở địa phương.
2. Kĩ năng.
Phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, nắm bắt kiến thức thực tế của HS.
3. Thái độ.
Giáo dục ý thức thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức và những quy định của pháp luật.
II.Chuẩn bị.
 1.Giáo vien: Câu hỏi thực hành, phiếu học tập.
 2.Học sinh: Giấy khổ lớn , bút dạ.
III.Phương pháp dạy học:
 Nêu vấn đề,tổ chức thảo luận nhóm,
 Thuyết trình, đàm thoại, sắm vai.
IV.Tiến trình:
 1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện HS.
 2.Kiểm tra bài cũ:
*So sánh sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành; hình thức thể hiện và biện pháp đảm bảo thực hiện.
=> 
Đạo đức
Pháp luật
Cơ sở hình thành
Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua các thế hệ.
Do Nhà nước ban hành.
Hình thức thể hiện
Các câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn.
Các văn bản Pháp luật như bộ luật, luật
Biện pháp đảm bảo thực hiện
Tự giác thông qua các dư luận củ xã hội: lên án, khuyến khích, khen chê.
Bằng sự tác động của Nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, răn đe, cưỡng chế
 3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: GV giới thiệu tiết thực hành.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1,2: Em hãy kể những hình thức đánh bạc mà em biết. Ở lớp em, trường em có hiện tượng đánh bạc, uống rượu, hút chích ma tuý không và đề xuất biện pháp khắc phục.
Nhóm 3,4: Theo em những nguyên nhân nào dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội? Em có những biện pháp gì để giữ mình không sa vào tệ nạn xã hội và góp phần phòng chống tệ nạn xã hội?
Nhóm 5,6: Viết, phân vai và diễn tiểu phẩm chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội.
HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV nhận xét , đưa thêm dẫn chứng, giáo dục tư tưởng tình cảm, ý thức học sinh.
Nhóm 1,2:
- HS kể những trò chơi trong đó có ăn, có thua.Liên hệ ở lớp, trường.
- Hướng khắc phục: Sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp đỡ nhau không sa vào tệ nạn xã hội.Tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.
Nhóm 3,4:
*Nguyên nhân:
- Khách quan.
- Chủ quan.
*Biện pháp:
- Sống giản dị, lành mạnh.
- Biết giữ mình, giúp nhau không sa vào tệ nạn xã hội.
- Tuân theo quy định của pháp luật.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường, địa phương.
- Tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia.
Nhóm 5,6 :
HS tự viết, phân vai và diễn tiểu phẩm, rút ra bài học bản thân.
 4. Củng cố và luyện tập.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nha:
*Học bài từ tiết 19 đến tiết 32 chuẩn bị tiết 33 ôn tập HKII.
V.Rút kinh nghiệm:
ÔN TẬP HỌC KÌ II
 Tiết:33. 
Ngày dạy:..
I.Mục tiu bi học.
1.Kiến thức. 
Củng cố lại kiến thức đã học. 
2. Kĩ năng.
Rèn kĩ năng liên hệ thực tế cho HS.
3. Thái độ.
Giáo dục tính tự giác, sáng tạo,trong học tập.
II.Chuẩn bị.
 1.Giáo viên: Câu hỏi ôn tập, phiếu học tập.
 2.Học sinh: Giấy khổ lớn , bút dạ.
III.Phương pháp dạy học:
 Nêu vấn đề,tổ chức thảo luận nhóm,
 Thuyết trình, đàm thoại.
IV.Tiến trình:
 1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện HS.
 2.Kiểm tra bài cũ:
 3.Ôn tập.
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: GV Gới thiệu tiết ôn tập.
Chuyển ý.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Năng động, sáng tạo là gì? Biểu hiện của năng động, sáng tạo?
Nhóm 2: Ý nghĩa, Cách rèn luyện năng động, sáng tạo?
Nhóm 3: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là gì? Ý nghĩa ? Trách nhiệm?
Nhóm 4: Lí tưởng sống là gì? Biểu hiện? Lí tưởng của thanh niên ngày nay là gì?
HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV yêu cầu HS liên hệ thực tế ở lớp, trường.
GV nhận xét , kết luận.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nha:
 Xem từ tiết 1 đến tiết 33 chuẩn bị tiết 34 kiểm tra HKII.
V.Rút kinh nghiệm:
..
KIỂM TRA VIẾT
Tiết: 9. 
Ngày dạy:..
I.Mục tiu bi học.
1.Kiến thức
-Qua bài kiểm tra đánh giá khả năng lĩnh hội tri thức GDCD của học sinh.
-Từ đó thấy dược những ưu khuyết điểm nhằm có những biện pháp dạy và học thích hợp.
2. Kĩ năng.
- Bồi dưỡng HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài kiểm tra.
3. Thái độ.
-Giáo dục HS tính thật thà, nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.
II.Chuẩn bị.
 1.Giáo viên:Tranh thể hiện tính siêng năng, kiên trì, máy chiếu.
 2.Học sinh: Học bài, dụng cụ làm bài.
III.Phương pháp:
 -Trắc nghiệm: 50%.
 -Tự luận: 50%.
IV.Tiến trình:
1. Ổn định.
2. Tiến hành kiểm tra.
Đề:
Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm).
Câu1:Bản nội quy của nhà trường có thể coi là pháp luật.
Đúng b. Sai
Câu2: Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở.
Tán thành b. Không tán thành
Câu 3:Trong các cuộc tranh luận em sẽ:
Bảo vệ ý kiến của mình.
Lắng nghe và theo ý kiến hợp lý của bạn.
Cả a,b đúng.
Câu 4: Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi cho mình.
Tán thành. b. Không tán thành.
Câu 5: Giữ chữ tín là..đối với mình.
Câu 6:Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình.
Đúng. b. Sai.
Câu 7: Hoạt động nào sau đây thuộc loại hoạt động chính trị- xã hội?
Tham gia các công việc gia đình.
Tham gia du lịch.
Tham gia các hoạt động của Đội, của Đoàn.
Câu 8: Lẽ phải là và lợi ích chung của xã hội.
Câu 9: Hành vi nào sau đây thể hiện tính không liêm khiết?
Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.
Làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình.
Cả a và b đều sai.
Câu 10: Có trường hợp không giữ đúng lời hứa nhưng vẫn không bị coi là không giữ chữ tín.
Đúng. b. Sai.
Phần II: Tự luận (5 điểm).
Câu 1: Tình bạn là gì?Trình bày những đặc điểm cơ bản của tình bạn trong sáng lành mạnh? (2 điểm)
Câu 2: Pháp luật là gì? Kỉ luật là gì? Những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không? Tại sao? (3 điểm)
ĐÁP ÁN 
Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm).
b
b
b
b
Coi trọng lòng tin của mọi người
b
c
Những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí.
c
 a
Phần II: Tự luận (5 điểm).
Câu 1: (2 điểm)
-Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa 2 hoặc nhiều người trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng. Hợp nhau về sở thích, cá tính, mục đích, lí tưởng.
-Những đặc điểm cơ bản:
 +Thông cảm, chia sẻ.
 +Tôn trọng, tin cậy, chân thành.
 +Quan tâm, giúp đỡ nhau.
 +Trung thực, nhân ái, vị tha.
 Tình bạn trong sáng, lành mạnh có thể có từ 2 người cùng giới hoặc khác giới và được vun đắp từ 2 phía.
Câu 2: (3 điểm)
- Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
- Kỷ luật là những quy định, quy ước của công đồng (tập thể) nhằm đảm bảo phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ.
 - Không. Vì những quy định đó chỉ dành riêng cho những người trong cơ quan đó thực hiện
 V.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docG AGDCD 8 CKT.doc