- Học sinh biết phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử .
- Học sinh nhận xét các hạng tử trong đa thức để nhóm hợp lý và phân tích được đa thức thành nhân tử .
- Rèn kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử .
II. Chuẩn Bị:
- GV: giáo án, bảng phụ.
- HS:Phiếu học tập, SGK
III. Tiến Trình Dạy Học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Tuần:6 Tiết: 11 Ngày soạn: 12/09/2009 §8. PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHÓM HẠNG TỬ. I. Mục Tiêu: - Học sinh biết phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử . - Học sinh nhận xét các hạng tử trong đa thức để nhóm hợp lý và phân tích được đa thức thành nhân tử . - Rèn kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử . II. Chuẩn Bị: - GV: giáo án, bảng phụ. - HS:Phiếu học tập, SGK III. Tiến Trình Dạy Học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Một học sinh trình bày bài tập 43. 3. Nội dung bài dạy: Hoạt Động Giáo Viên Hoạt Động Học Sinh Nội Dung - Xét đa thức: x2 - 3x + xy - 3y. ?. Các hạng tử có nhân tử chung không? ?. Vấn đề, có nhân tử chung cho từng nhóm nào đó không? ?. Nếu đặt nhân tử chung cho từng nhóm: x2 - 3x và xy - 3y thì các em có nhận xét gì? Vậy x2 - 3x + xy - 3y=..? x2 - 3x + xy - 3y = x(x - 3) + y(x - 3) = (x - 3)(x + y). Như vậy đã phân tích đa thức x2 - 3x + xy - 3y ra nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử. Ghi bảng hoàn chỉnh. - Phân tích đa thức sau ra nhân tử : 2xy + 3z + 6y + xz. ?. Nhóm các hạng tử phải như thế nào để xuất hiện nhân tử chung? ?. Có em nào nhóm cách khác. - Hai học sinh làm ở bảng bằng hai cách nhóm khác nhau. - Cả lớp làm trong giấy nháp. - GV nhận xét, kết luận vấn đề. - Nêu ?1 yêu cầu hs thực hiên. - Nêu ?2 , Các nhóm phân tích đa thức x4 - 9x3 + x2 - 9x thành nhântử, sau đó phán đoán về lời giải của các bạn mà SGK nêu. - Sử dụng bảng phụ ghi ?2. - Giáo viên kết luận sau khi phân tích - Không có nhân tử chung cho tất cả các hạng tử. - Nhóm hợp lý, có nhân tử chung của mỗi nhóm. - Xuất hiện nhân tử x - 3 chung cho cả hai hóm. - Đặt nhân tử chung - Các nhóm nhỏ thực hiện. Học sinh ghi. x2 - 3x + xy - 3y = x(x - 3) + y(x - 3) = (x - 3)(x + y). - Hai học sinh thực hiện ở bảng: HS1: (2xy + 6y) + (3z + xz) = 2y(x + 3) + z(3 + x) = (x + 3)(2y + z). HS2: (2xy + xz) + (3z + 6y) = x(2y + z)3(2y + z) = (2y + z)(x + 3) HS: Nhận xét bài làm của bạn ở bảng. - Một học sinh thực hiện ở bảng. - Phân tích đa thức x4 - 9x3 + x2 - 9x thành nhân tử - Nhận xét kết quả các nhóm. - Học sinh nhận xét phân tích tiến trình bài làm. 1. Ví dụ: Ví dụ1: Phân tích đa thức thành nhân tử x2 - 3x + xy - 3y Giải: x2 - 3x + xy - 3y = x(x - 3) + y(x - 3) = (x - 3)(x + y). Ví dụ2: Phân tích đa thức thành nhân tử 2xy + 3z + 6y + xz = (2xy + 6y) + (3z + xz) = 2y(x + 3) + z(3 + x) = (x + 3)(2y + z). 2. Áp dụng ?1 Tính nhanh 15.64+25.100+36.15+60.100 =(15.64+36.15)+(25.100+60.100) =15.(64+36) + 100(25 + 60) =100(15 + 85) =100.100 =10000 ?2 Phân tích đa thức x4 - 9x3 + x2 - 9x thành nhântử: x4 - 9x3 + x2 - 9x = x(x3 - 9x2 + x - 9) = x[(x3 - 9x2) + (x - 9)] =. = x(x - 9)(x2 +1). 4. Củng cố: - Bài tập 47 5. Hướng dẫn về nhà: - Bài tập 48, 49, 50 SGK IV. Rút Kinh Nghiệm Và Bổ Sung: Tuần:6 Tiết: 12 Ngày soạn: 12/09/2009 §8. PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHÓM HẠNG TỬ.(tt) I. Mục Tiêu: - Học sinh biết phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử . - Học sinh nhận xét các hạng tử trong đa thức để nhóm hợp lý và phân tích được đa thức thành nhân tử . - Rèn kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử . II. Chuẩn Bị: - Giáo án, bảng phụ. - Phiếu học tập, SGK III. Tiến Trình Dạy Học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Bài 48a. 3. Nội dung bài dạy: Hoạt Động Giáo Viên Hoạt Động Học Sinh - Bài 48: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử. a) x2 – 4x – y2 + 4 b) 3x2 + 6xy + 3y2 – 3z2. c) x2 – 2xy + y2 – z2 + 2zt – t2. Bài 49: Tính nhanh a) 37,5 . 6,5 – 7,5 . 3,4 – 6,6 . 7,5 + 3,5 . 37,5 b) 452 + 402 – 152 + 80 . 45 Bài 50: Tìm x, biết: a) x.(x – 2) + x – 2 = 0 b) 5x.(x – 3) – x + 3 = 0 Hs: thực hiện. a) x2 – 4x – y2 + 4 = (x2 – 4x + 4) – y2 = (x – 2)2 – y2 = (x – 2 + y).(x – 2 – y) b) 3x2 + 6xy + 3y2 – 3z2. = 3(x2 + 2xy + y2 – z2) = 3[(x + y)2 - z2] = 3(x + y +z).(x + y – z) c) x2 – 2xy + y2 – z2 + 2zt – t2. = ( x2 – 2xy + y2) – ( z2 – 2zt + t2) = (x – y)2 – (z – t)2. = (x – y + z – t).(x – y – z + t) Hs thực hiện: a) 37,5 . 6,5 – 7,5 . 3,4 – 6,6 . 7,5 + 3,5 . 37,5 = (37,5 . 6,5 + 3,5 . 37,5) – (7,5 . 3,4 + 6,6 . 7,5) = 37,5.(6,5 + 3,5) – 7,5.(3,4 + 6,6) = 37,5 . 10 – 7,5 . 10 = 375 – 75 = 300. b) 452 + 402 – 152 + 80 . 45 = (452 + 402 + 80 . 45) - 152. = (45 + 40)2 – 152 = (45 + 40 + 15).(45 + 40 – 15) = 100 . 70 = 7000 - Hs thực hiện: a) x.(x – 2) + x – 2 = 0 (x – 2).(x – 1) = 0 Suy ra: x – 2 = 0 hoặc x – 1 = 0 Vậy: x = 2 hoặc x = 1. b) 5x.(x – 3) – x + 3 = 0 5x.(x – 3) – (x – 3) = 0 (x – 3).(5x – 1) = 0 Suy ra: x – 3 = 0 hoặc 5x – 1 = 0 Vậy: x = 3 hoặc x = 1/5 4. Củng cố: 5. Hướng dẫn về nhà: - Xem lại các bài tập đã làm - Chuẩn bị bài tiếp theo. IV. Rút Kinh Nghiệm Và Bổ Sung:
Tài liệu đính kèm: