Giúp hs hiểu thế nào là sống giản dị, tại sao phải sống giản dị; Hình thành cho hs thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống hình thức; Giúp hs đánh giá được hành vi của bản thân, của người khác về lối sống giản dị.
II HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài củ :
Giáo viên giới thiệu cho hs về chương trình gdcd lớp 7.
3.Bài mới:
Tuần: 1 Ngày: Bài 1 SỐNG GIẢN DỊ & I MỤC TIÊU: Giúp hs hiểu thế nào là sống giản dị, tại sao phải sống giản dị; Hình thành cho hs thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống hình thức; Giúp hs đánh giá được hành vi của bản thân, của người khác về lối sống giản dị. II HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài củ : Giáo viên giới thiệu cho hs về chương trình gdcd lớp 7. 3.Bài mới: HĐ1: GIỚI THIỆU BÀI Giáo viên cho hs xem hình trong sgk và nêu nhận xét của mình về cách ăn mặc, tác phong của những hs trong hình vẽ. Giáo viên chốt lại : Cách ăn mặc, hành vi phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thể hiện lối sống giản dị. Những trường hợp ngược lại thể hiện lối sống không giản dị. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ1: TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC: Giáo viên cho hs đọc truyện “bác hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập”;chia nhóm cho hs thảo luận các câu hỏi trong phần gợi ý. Qua câu chuyện trên chúng ta rút ra bài học gì cho bản thân? Hs trả lời và nhận xét. Gv nhận xét, kết luận HĐ3 LIÊN HỆ THỰC TẾ Gv chia nhóm, mỗi nhóm tìm vài ví dụ về lối sống giản dị Học sinh đại diện nhóm trả lời, các hs khác nhận xét, góp ý. Giáo viên giúp hs rút ra kết luận HĐ4 RÚT RA NỘI DUNG BÀI Giáo viên cho hs thảo luận trả lời các câu hỏi: -Thế nào là sống giản dị? -Ích lợi của việc sống giản dị? Đai diện hs trả lời Các hs khác góp ý. Giáo viên chốt lại các ý chính Học sinh viết nội dung bài vào vở. Các chi tiết cần khai thác: Bác mặc bộ ka ki, đội mũ vải bạc màu, đi dép cao su,Bác cười đôn hậu, vẫy chào đồng bào, thái độ thân mật, lời nói đơn giản. Trước cách ăn mặc và thái độ như thếBác đã xua tan khoảng cách giữa vị lãnh tụ với nhân dân. Bác là ấtm gương lớn về lối sống giản dị. Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân gia đình và xã hội, biểu hiện ở chổ: không xa hoa lãng Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đở. a)Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân gia đình và xã hội, biểu hiện ở chổ: không xa hoa lãng phí , không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài. b)Giản dị là phẩm chất đạo đưc cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đở. +Tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. +Danh ngôn: “Trang bị quý nhất của một nguời là khiêm tốn và giản dị” Ăng-ghen 4Củng cố Học sinh làm các bài tập a, b sgk trang 5, 6. 5Dặn dò: Về học bài này Làm các bài tập còn lại. Xem trước bài 2 trong sgk./. Tuần 2 Tiết 2 Ngày soạn:8/9/2007 Bài 2 TRUNG THỰC I MỤC TIÊU: Hs hiểu thế nào là trung thực, lợi ích của trung thực;biết phân biệt hành vi trung thực, thiếu trung thực, thực hành tốt vấn đề này;có thái độ ủng hộhành vi trung thực, phê phán bài trừ hành vi thiếu trung thực. II TÀI LIỆU –PHƯƠNG TIỆN; Sgk gdcd7; sgv gdcd7. III HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ Thế nào là sống giản dị ?Vì sao phải sống giản dị ? Học sinh sửa bài tập. 3.Bài mới: Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt HĐ1:GIỚI THIỆU BÀI Giáo viên nêu ví dụ việc không trung thực trong kiểm tra sẽ gây ra hậu quả xấu gì? Học sinh thảo luận, trả lời Chúng ta tìm hiểu về vấn đề này trong học bài học hôm nay. HĐ2: PHÂN TÍCH TRUYỆN ĐỌC Gv chia nhóm cho hs và cho hs thảo luận nhóm các câu hỏi gợi ý trong sgk. Đại diện nhóm trả lời. Các hs khác góp ý, nhận xét. Giáo viên tóm tắt ý của hs lên bảng. HĐ3:SỰ CẦN THIẾT CỦA TRUNG THỰC Gv cho hs thảo luận chung cả lớp về chủ đề “lợi ích của trung thực và tác hại của nó” Giáo viên gợi ý: trong học tập, trong cuộc sống gia đình và ngoài xã hội. HĐ4 RÚT RA NỘI DUNG BÀI HỌC Gv cho hs trả lời các câu hỏi; -Trung thực là gì?/ -Lợi ích của trung thực? Gv ghi các ý của hs lên bảng và tóm ý chính của bài.Hs chép bài vào vở a)Mi-ken-lăng-giơ đã bày tỏ sự thán phục Bra-man-tơ. b)Mi-ken-lăng-giơ xử sự như vậy vì Bra-man-tơ thực sự là người có tài, điều đó chứng tỏ ông là người trung thực. c)Phần a nội dung bài học. Trung thực giúp mọi người kính phục, tôn trọng ta; nó giúp làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt hơn. . . Không trung thực là gian dối, lừa gạt lẫn nhau làm chomọi người không tin tưởng chúng ta, làm xã hội rối ren, không công bằng. . . Trung thực là tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải; dũng cảm nhận lổi khi làm sai. Trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người kính trọng, tin yêu;nó giúp tạo các mối quan hệ xã hội lành mạnh,tốt đẹp hơn. 4.Củng cố: Học sinh làm tại lớp bài tập: a, b. 5.Dặn dò: Về nhà học bài này. Xem trước bài 3 Làm các bài tập còn lại; Tìm các ví dụ thực tế bên ngoài để liên hệ thực tế. ---o0o--- Tuần 3 Tiết 3 Ngày :17/9/2003 Bài: TỰ TRỌNG 4 I.MỤC TIÊU: Học sinh hiểu thế nào là tự trọng, vì sao phải tự trọng; hình thành ý thức rèn luyện tính tự trọng. Học sinh biết đánh giá hành vi tự trọng của bản thân và người khác. Ủng hộ những hành vi đúng, phê phán những hành vi sai. II TÀI LIỆU –PHƯƠNG TIỆN; Sgk gdcd7; sgv gdcd7. IIIHOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định: 2.kiểm tra bài cũ: Thế nào là trung thực? Nêu ví dụ. Sự cần thiết của trung thực trong cuộc sống? 3.Bài mới: Hoạt động của thầy, trò. Nội dung cần đạt. HĐ1:GIỚI THIỆU BÀI: Giáo viên kể một câu chuyện: Một gia đình nọ có cuộc sống rất khó khăn, nhưng mọi người trong gia đình đều sống rất tốt với mọi người xung quanh. Con cái trong gia đình không bao giờ tham lam, lấy cắp của người khác. Mọi người trong xóm đều khen ngợi. Đây là tấm gương sáng về tự trọng. Chúng ta tìm hiểu về vấn đề này trong bài học hôm nay. HĐ2THẢO LUẬN NHÓM: Giáo viên cho hs đọc truyện trong phần đặt vấn đề,sau đó chia nhóm cho học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi trong phần gợi ý Đại diện nhóm trả lời Các hs khác góp ý, nhận xét Giáo viên ghi các ý của hs lên bảngvà kết luận. HĐ3:RÚT RA NỘI DUNG BÀI Giáo viên cho hs thảo luận chung cả lớp các câu hỏi: Tự trọng là gì? Sự cần thiết của tự trọng? Học sinh trả lời, nhận xét, góp ý. Giáo viên chốt lại các ý chính lên bảng. Học sinh chép bài vào vở. HĐ4:LIÊN HỆ THỰC TẾ: Giáo viên tổ chức cho hs trò chơi. Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm,các thành viên của mỗi nhóm thay nhau lên phần bảng của mình ghi các biểu hiện của tự trọng. Trong cùng một thời gian, đội nào ghi được nhiều sẽ thắng. Qua truyện này chúng ta thấy việc coi trong phẩm cách, giữ gìn danh dự được mọi người rất ủng hộ và khen ngợi, thể hiện nếp sống văn hóa. a/Vì Rô-be đã hứa với người mua diêm nên Rô-be đã nhờ Sac-lây đến để trả tiền vì mình không thể đến được. b/Việc làm đóthể hiện việc Ro-be biết giữ lời hứa. Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách ,biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp các chuẩn mưc xã hội, biểu hiện ở chổ cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để nguời khác phải nhắc nhở chê trách. Tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi con người. Lòng tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh. Ví dụ: Vào lớùp thuộc bài. Làm bài tập đầy đủ. Chăm chú nghe giảng. Kính trọng thầy, cô giáo. Hòa nhã với bạn bè. Giữ gìn vệ sinh chung. 4.Củng cố: Học sinh làm tại lớp bài tập: a, b. 5.Dặn dò: Về nhà học bài này. Xem trước bài 4 Làm các bài tập còn lại; Tìm các ví dụ thực tế bên ngoài để liên hệ thực tế. ---o0o--- tuần:4 ; tiết:4 ngày:24/9/2007 bài ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT 4 I.MỤC TIÊU: Học sinh hiểu thế nào là đạo đức và kỉ luật, vì sao phải sống có đạo đức và tuân thủ kỉ luật; hình thành ý thức rèn luyện đạo đức và kỉ luật. Học sinh biết đánh giá việc sống có đạo đức và tuân thủ kỉ luật của bản thân và người khác. Ủng hộ sống có đạo đức và tuân thủ kỉ luật , phê phán những hành vi thiếu đạo đức và không tuân thủ kỉ luật. II TÀI LIỆU –PHƯƠNG TIỆN; Sgk gdcd7; sgv gdcd7. IIIHOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định: 2.kiểm tra bài cũ: Tự trọng là gì? Sự cần thiết của tự trọng? Bản thân em đã thực hiện vấn đề này thế nào? 3.Bài mới: Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt HĐ1:GIỚI THIỆU BÀI: Giáo viên đvđ: Nếu không quy định giờ giấc học tập ở trường thì sẽ có vấn đề gì xảy ra? Học sinh trả lời. Giáo viên hỏi tiếp: việc học tập của các em có bị ảnh hưởng gì không? Giáo viên :Để hoat động day hoc có hiệu quả thì nhà trường cần có nội quy quy đinh một số vấn đề để đảm bảo việc dạy và học có hiệu quả.chúng ta sẽ học bài hôm nay để hiểu rỏ hơn về vấn đề trên. HĐ2:TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC: Gọi hs đọc truyện: một tấm gương tận tụy vì việc chung Giáo viên chia nhóm cho hs thảo luận các câu hỏi phần gợi ý; a/Những việc làm nào chứng tỏ anh Hùng là người có tính kỉ luật cao? b/Những việc làm nào của anh Hùng thể hiện anh là người biết chăm lo đến mọi người và có trách nhiệm cao trong công việc? c/Để trở thành người sống có đạo đức, vì sao chúng ta phải tuân theo kỉ luật? Học sinh trả lời. Các hs khác nhận xét, góp ý. Giáo viên kết luận. HĐ3:RÚT RA NỘI DUNG BÀI: Giáo viên cho ... Hòa đều hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và giúp đở nhau trong công việc;có lối sống lành mạnh, quan hệ tốt với xóm giềng. c.(Sgk) d.(Sgk) a/ Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, đoàn kết với xóm giềng va thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân. b/ Để xây dựng gia đình văn hoá, mỗi người cần thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình; sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội. c/ Gia đình thực sự là tổ ấm, nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người. Gia đình bình yên thì xã hội mới ổn định. Xây dựng gia đình văn hoá là góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ. d/ Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hoá bằng cách chăm ngoan, học giỏi, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em, không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến gia đình. Để xây dựng gia đình văn hoá, mỗi người cần thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình; sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội. Gia đình bình yên thì xã hội mới ổn định. Xây dựng gia đình văn hoá là góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ. -Gia đình đông con Đời sống vật chất thường thiếu thốn, con cái thường thất học; do phải làm lụng vất vả nên không có thời gian chăm sóc, giáo dục con cái . Tinh thần thường không thoải mái vì phải đầu tắt, mặt tối để lo cơm, áo , gạo, tiền; buồn vì con cái của mình không bằng những đứa trẻ khác. -Gia đình giàu có nhưng con cái đua đòi ăn chơi Đời sống vật chất đầy đủ. Đau buồn vì con cái hư hỏng. -Gia đình có hai con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm. Đời sống vật chất đầy đủ. Tinh thần thoải mái, gia đình hạnh phúc vì con cái nên người, vật chất đầy đủ. 4.Củng cố: Học sinh làm tại lớp bài tập: c. 5.Dặn dò: Về nhà học bài này. Xem trước bài 10 Làm các bài tập còn lại Tìm các ví dụ thực tế bên ngoài để liên hệ thực tế. Tuần:13 Ngày:15/11/2007 Bài: 10 GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ & I,MỤC TIÊU: Học sinh hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; hình thành ý thức rèn luyện việc thực hiện việc góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Học sinh biết lợi ích của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Ủng hộ những việc làm việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và phê phán những việc sai trái về vấn đề này. II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Sgk gdcd7,sgv gdcd 7 Bảng tiêu chuẩn gia đình văn hoá III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1Ổn đinh: Ổn định-Học sinh chuẩn bị sách vở. 2. Kiểm tra bài cũ -Thế nào gia đình văn hoá? Vì sao phải xây dựng gia đình văn hoá? -Học sinh chữa bài tập: c, d, đ. 3. Dạy học bài mới Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt Hđ 1 giới thiệu bài: Có những gia đình, dòng họ có những truyền thống tốt đẹp như: nhân nghĩa, hiếu học, cần cù lao động, truyền thống về nghề nghiệp,. . . Những truyền thống đó chính là nền tảng cho những thành viên trong gia đình, dòng họ phấn đấu nỗ lực giữ gìn và phát huy. Chính điều đó góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Hđ 2 phân tích truyên đọc: Gọi hs đọc truyện: “Truyện kể từ trang trại” Giáo viên chia nhóm cho hs thảo luận các câu hỏi phần gợi ý; Đại diện nhóm trả lời, hs khác nhận xét. Giáo viên kết luận Hđ 3 Rút ra nội dung bài học: Học sinh thảo luận chung cả lớp các câu hỏi: -Thế nào là giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ? Ý nghĩa của nó? Là hs cần phải làm gì để thực hiện tốt vấn đề này? -Học sinh trả lời, các hs khác góp ý, nhận xét. -Giáo viên kết luận. -Học sinh ghi bài vào vở. Hđ 4 Liên hệ thực tế: -Giáo viên cho hs kể những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình và em đã làm gì để giữ gìn và phát huy những truyền thống đó? -Học sinh khác góp ý, nhận xét. -Giáo viên kết luận bài. a.Bàn tay chai sạn vì cuốc đất,quyết tâm bắt đất sinh lời; bất kể thời tiết đến đâu cũng không rời trận địa; bằng sức lao động của mình đã biến đồi trọc thành trang trại. b.Tôi cũng tích cực tham gia mang bạch đàn non để cha và anh trồng. Tôi cũng bắt đầu sự nghiệp từ cái chồng gà nhỏ. c.Truyền thống gia đình giúp ta thêm sức mạnh, kinh nghiệm trong cuộc sống. d.Chúng ta phải giữ gìn và phát huy những điều tốt đẹp đó để xứng đáng với công lao của cha ông đã giữ gìn. ( Phần nội dung bài học trong sgk). 4.Củng cố: Học sinh làm tại lớp bài tập: a, b. 5.Dặn dò: Về nhà học bài này. Xem trước bài 11 Làm các bài tập còn lại; Tìm các ví dụ thực tế bên ngoài để liên hệ thực tế. Tuần:14 Ngày: 22/11/2007 Bài: 11 TỰ TIN & I,MỤC TIÊU: Học sinh hiểu thế nào là tự tin, vì sao phải tự tin; hình thành ý thức rèn luyện việc tự tin. Học sinh biết lợi ích của việc tự tin. Ủng hộ những việc làm thể hiện sự tự tin II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Sgk gdcd7,sgv gdcd 7 III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1Ổn đinh: Ổn định-Học sinh chuẩn bị sách vở. 2. Kiểm tra bài cũ -Thế nào là giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ? Ý nghĩa của nó? Là hs cần phải làm gì để thực hiện tốt vấn đề này? 3. Dạy học bài mới Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt Hđ 1 giới thiệu bài: Khi làm việc để đạt được thành công thì bản thân mỗi chúng ta cần đánh giá đúng khả năng của bản thân có thể làm viêc đó không. Ông cha ta có câu “ Biết người, biết mình trăm trận trăm thắng” Hđ 2 phân tích truyên đọc: Gọi hs đọc truyện: “Trinh Hải Hà và chuyến du học Xi-ga-po” Giáo viên chia nhóm cho hs thảo luận các câu hỏi phần gợi ý; Đại diện nhóm trả lời, hs khác nhận xét. Giáo viên kết luận Hđ 3 Rút ra nội dung bài học: Học sinh thảo luận chung cả lớp các câu hỏi: -Thế nào là tự tin? Ý nghĩa của nó? Là hs cần phải làm gì để rèn luyện tính tự tin? -Học sinh trả lời, các hs khác góp ý, nhận xét. -Giáo viên kết luận. -Học sinh ghi bài vào vở. Hđ 4 Liên hệ thực tế: -Giáo viên cho hs kể những câu chuyện thể hiện sự tự tin, thiếu tự tin của bản thân hoặc của người khác. -Học sinh khác góp ý, nhận xét. -Giáo viên cho học sinh phân biệt giữa tự tin, tự ti và tự cao. -Giáo viên kết luận bài. Bạn Hà học tiếng anh trong điều kiện, hoàn cảnh thiếu thốn, chỉ học qua sách vở, máy cát-xét, ti-vi . . .Hoàn cảnh gia đình bình thường, có cha, mẹ đã về hưu. Bạn Hà chịu khó, kiên trì, tìm ra phương pháp học hợp lí nên đã thi đỗ và được du học. Hà đã dám chủ động nói chuyện với người nước ngoài để trao dồi ngoại ngữ. a. Tự tin là sự tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm. b. Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không tự tin, con người trở nên yếu đuối, bé nhỏ. c. Chúng ta hãy rèn luyện tính tự tin bằng cách chủ động, tự giác học tập và tham gia các hoạt động tập thể, qua đó tính tự tin của chúng ta được củng cố và nâng cao. Cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải. Tự ti là đánh giá thấp bản thân hơn khả năng của mình. Người tự ti không dám tự quyết định và làm gì cả nên họ không có khả năng thành công. Tự cao là đánh giá cao bản thân mình hơn thực tế. Người tự cao hay làm hỏng việc do đánh giá năng lực mình quá cao. 4.Củng cố: Học sinh làm tại lớp bài tập: a, b. 5.Dặn dò: Về nhà học bài này. Làm các bài tập còn lại; Tìm các ví dụ thực tế bên ngoài để liên hệ thực tế. Chuẩn bị 2 tiết tới là tiết thực hành ngoại khoá các nội dung đã học. Tuần:15+16 Ngày: 2/12/2007 Bài: THỰC HÀ/NH NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC & Giáo viên cho hs thảo luận về các vấn đề ở lớp, ở địa phương có liên quan đến nội dung đã học, từ đó rút ra được những gì không phù hợp cần bỏ, những gì cần giữ gìn và phát huy Tuần:17 Ngày: 9/12/2007 Bài: ÔN TẬP HỌC KÌ I & Gv cho hs ôn lại các bài đã học từ đầu năm đến giờ; giải đáp các thắc mắc của hs vế các vấn đề liên quan đến nội dung bài học Họ & tên:_______________ KIỂM TRA HKI Lớp:7/ MÔN:GDCD (45PH) Điểm Lời Phê Của Thầy ĐỀ: I.Trắc Nghiệm:Hãy chon câu mà em cho là đúng nhất. 1.Hành vi không giản dị: -Bộp chộp ¨ -Nói năng nhỏ nhẹ ¨ -Ăn mặc phù hợp ¨ 2.Hành vi trung thực: -Quay cóp trong giờ kiểm tra ¨ -Tôn trong sự thật ¨ 3.Tự trong là: -Luôn nói đúng sự thật ¨ -Ăn nói bậy bạ ¨ 4.Tự tin là -Đánh giá đúng bản thân ¨ -Quá đề cao bản thân ¨ 5.Hành vi thể hiện kỉ luật tốt: -Vứt rác bừa bãi ¨ -Nói chuyên riêng trong lớp ¨ 6.Câu tục ngữ nào nói về yêu thương con người: -Chim khôn tiếng hót rảnh rang ¨ -Một nắm khi đói bằng một gói khi no ¨ 7.Hành vi không tôn trọng thầy, cô giáo: -Nói chuyện trong giờ học ¨ -Vào lớp thuộc bài ¨ 8.Hành vi không góp phần xây dựng gia đình văn hoá: -Cố gắng học tập ¨ -Lười học ¨ II.TƯ LUẬN: 1/Khoan dung là gì? Theo em vì sao chúng ta phải có lòng khoan dung? Người có lòng khoan dung sẽ được những gì? 2/Tự tin là gì? Người có lòng tự tin sẽ được lợi ích gì?
Tài liệu đính kèm: