Giáo án lớp 6 Vật lí - Tuần 29 - Tiết 28 - Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc

Giáo án lớp 6 Vật lí - Tuần 29 - Tiết 28 - Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc

Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Mô tả được các quá trình chuyển thể: sự nóng chảy và đông đặc

 2. Kĩ năng:

 - Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn và quá trình sôi.

 3. Thái độ:

 - Rèn ý thức tự giác, cẩn thận trong học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

 II. chuẩn bị:

- GV: Bảng 24.1.

- HS: Đọc trước bài 24.

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 Vật lí - Tuần 29 - Tiết 28 - Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 29 Ngày soạn: 10 / 3 / 2011
 Tiết : 28 Ngày dạy : 14 / 3 / 2011
Bài 24
SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC
 I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
 - Mô tả được các quá trình chuyển thể: sự nóng chảy và đông đặc
 2. Kĩ năng:
 - Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn và quá trình sôi.
 3. Thái độ:
 - Rèn ý thức tự giác, cẩn thận trong học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
 II. chuẩn bị:
GV: Bảng 24.1.
HS: Đọc trước bài 24.
 III. Phương pháp:
 - Gợi mở, vấn đáp, làm việc cá nhân và làm việc nhóm.
 IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
Kiểm tra sĩ số(1’):
 - 6A1
 - 6A2.
 - 6A3.
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: (Xen cùng bài mới)
Tạo tình huống vào bài và bài mới: (tương tự như SGK)
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Hoạt động 1(12’): Giới thiệu thí nghiệm
HS nghe GV giới thiệu về pho tượng và đọc 
Mục giới thiệu về thí nghiệm.
HS chú ý theo dõi 
GV giới thiệu nhanh về pho tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ và yêu cầu HS đọc mục giới thiệu về thí nghiệm đun nóng chảy băng phiến.
GV giới thiệu lại về thí nghiệm và dụng cụ thí nghiệm.
Hoạt động 2(21’): Phân tích thí nghiệm
HS quan sát, theo dõi và vẽ đồ thị biểu diễn sự nóng chảy của băng phiến.
HS thảo luận nhanh trả lời các câu hỏi trong mục 1.
HS đại diện trình bày:
HS khác nhận xét.
HS nghe và ghi nhớ.
GV hướng dẫn HS vẽ đồ thị biểu diễn sự nóng chảy của băng phiến.
GV quan sát và nhận xét.
GV yêu cầu HS thảo luận nhanh trả lời các câu hỏi C1; 2; 3; 4.
GV quan sát và hướng dẫn HS qua đồ thị.
GV nhận xét và khắc sâu.
Hoạt động 3 (7’): Rút ra kết luận
HS thảo luận nhanh trình bày câu hỏi C5.
HS đại diện trình bày:
HS nhận xét.
HS nghe và ghi nhớ.
GV yêu cầu học sinh thảo luận làm câu hỏi C5
GV nhận xét và khắc sâu.
GV giới thiệu kết luận chung về sự nóng chảy của các chất.
Hoạt động 4 (4’): Củng cố - Vận dụng – Hướng dẫn về nhà
HS nêu lại kết luận.
GV yêu cầu HS nêu lại kết luận.
GV khắc sâu và hướng dẫn về nhà:
Đọc lại bài làm bài tập.
Đọc trước bài 25.
GHI BẢNG
Tiết 28: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC
I. Sự nóng chảy:
1. Phân tích kết quả: (GV vẽ đồ thị biểu diễn sự nóng chảy của băng phiến)
 C1: Khi được đun nong nhiệt độ của băng phiến tăng lên. Đương biểu diễn từ phút 0 đến phút thứ 6 là một đoạn thẳng nằm nghiêng.
 C2: Tới 800C thì băng phiến bắt đầu nóng chảy. lúc này băng phiến tồn tại ở thể rắn và thể lỏng.
 C3: Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. đường biểu diễn từ phút thứ 8 đến phút thứ 11 là đoạn thẳng nằm ngang.
 C4: Khi băng phiến tan hết nhiệt độ của băng phiến tiếp tụ tăng. Đường biểu diễn từ phút thứ 11 đến phút thứ 15 là đoạn thẳng nằm nghiêng.
 2. Rút ra kết luận:
 C5: a) Băng phiến nóng chảy ở 800C, nhiệt độ này gọi là nhiệt nóng chảy của băng phiến.
 b) Trong thời gian nong chảy nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
 V. Rút kinh nghiêm
.

Tài liệu đính kèm:

  • docl6t28.doc