Giáo án lớp 6 Vật lí - Tuần 24 - Tiết 24 - Bài 21: Một số ứng dụng của sự giãn nở vì nhiệt

Giáo án lớp 6 Vật lí - Tuần 24 - Tiết 24 - Bài 21: Một số ứng dụng của sự giãn nở vì nhiệt

Mục tiêu: Học sinh cần:

 Sự co giãn vì nhiệt của các chất khi bị ngăn cản sẽ gây ra một lực rất lớn.

 Mô tả được cấu tạo và hoạt dộng của băng kép.

 Giải thích được một số ứng dụng đôn giản về sự nở vì nhiệt

II/ Phương tiện dạy học:

Các nhóm:

 Một băng kép và giá thí nghiệm để lắp băng kép.

 Một đèn cồn.

 Một bộ thí nghiệm hình 21.1.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 920Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 Vật lí - Tuần 24 - Tiết 24 - Bài 21: Một số ứng dụng của sự giãn nở vì nhiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24 – Ngày soạn: 21/ 02/ 2009
 TCT: 24Bài 21: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ GIÃN NỞ VÌ NHIỆT.
I/ Mục tiêu: Học sinh cần:
Sự co giãn vì nhiệt của các chất khi bị ngăn cản sẽ gây ra một lực rất lớn.
Mô tả được cấu tạo và hoạt dộng của băng kép.
Giải thích được một số ứng dụng đôn giản về sự nở vì nhiệt
II/ Phương tiện dạy học:
Các nhóm:
Một băng kép và giá thí nghiệm để lắp băng kép.
Một đèn cồn.
Một bộ thí nghiệm hình 21.1.
Cồn, bông.
Một chậu nước, khăn.
Một số tranh ảnh phóng to các hình 21.1; 21.2; 21.3; 21.5; 21.6.
III/ Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, đặt vẫn đề vào bài mới
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung chính
Chất khí giãn nở vì nhiệt như thế nào? Tại sao khi rót nước nóng vào bình thuỷ và đậy nắp lại thì có hiện tượng bật nắp?
Giáo viên nhận xét đánh giá và cho điểm.
Đặt vấn đề:
Chúng ta đã biết các chất giãn nở vì nhiệt như thế nào? Nhưng trên thực tế người ta ứng dụng những tính chất này như thế nào? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài 21.
Hoạt động 2: Tìm hiểu lực xuất hiện trong sự có giãn vì nhiệt
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung chính
1/ Tìm hiểu thí nghiệm.
Giáo viên treo hình 21.1a đã phóng to và yêu cầu học sinh lên bảng chỉ tên các dụng cụ thí nghiệm và mô tả thí nghiệm.
Giáo viên nhận xét phần trình bày của học sinh. 
Yêu cầu một học sinh đọc phần C1 và cho học sinh dự đoán kết quả thí nghiệm.
Giáo viên tiến hành làm thí nghiệm kiểm chứng. Trong quả trình làm thí nghiệm giáo viên nên trình bày tiến trình thí nghiệm.
Thông qua thí nghiệm yêu cầu học sinh nhận xét kết quả dưh đoán của bạn là đúng hay sai.
Chốt ngang gãy chứng tỏ điều gì?
Tiếp tục treo hình 21.1b và yêu cầu học sinh mô tả thí nghiệm.
Yêu cầu học sinh dự đoán kết quả thí nghiệm khi chúng ta làm lạnh thanh thép.
Tiến hành làm thí nghiệm kiểm chứng và yêu cầu học sinh quan sát.
Giáo viên nhận xét cho hoàn chỉnh nhận xét của học sinh.
Đó cũng là nội dung câu C3.
Yêu cầu học sinh rút ra kết luận.
Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm và hoàn thành câu C4.
Như vậy chúng ta đã biết sự giãn nở vì nhiệt của chất rắn nếu bị ngăn cản sẽ gây ra lực rất lớn. Vậy người ta ứng dụng điều này vào thực tế cuộc sống như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phần vận dụng.
Giáo viên treo tranh 21.2 được phóng to chỉ rõ cho học sinh thấy được chỗ hở giữ hai thanh ray xe lửa. Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét.
Giáo viên nhận xét hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh.
Tiếp tục treo tranh 21.6 và cho học sinh thấy hậu quả của việc không áp dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn.
Yêu cầu học sinh quan sát hình 21.3 và trả lời câu hỏi:
Tại sao một trong hai đầu cầu ngưởi ta phải kê một gối đỡ có con lăn?
Lên bảng trình bày.
Đọc và dự đoán kết quả thí nghiệm.
Học sinh nhận xét kết quả dự đoán.
Thanh thép có sự nở dài nhưng bị cản trở bởi chốt ngang và gí đỡ đã làm gãy chốt nngang.
Quan sát và mô tả thí nghiệm.
Chốt ngang cũng sẽ bị gãy.
Quan sát thí nghiệm và nhận xét.
Làm câu C4.
Quan sát và nhận xét:
Người ta phải làm như vậy để khi trời nắng to thì hai thanh ray sẽ bị nóng lên và có sự nở dài, nhờ khe hở đó nên khi nở dài hai thanh ray se õkhông đụng nhau không gây cản trở cho nhau nhằm tránh làm cho đường ray vênh lên.
Học sinh quan sát tranh và nghe giáo viên giải thích.
Để khi cầu giãn nở vì nhiệt thì sẽ trượt trên gối đỡ sẽ không làm gãy cầu hoặc bị bứt chân cầu.
1/ Thí nghiệm:
Khi đốt nóng thanh thép nở ra và làm gãy chốt ngang.
C1; C2.
Khi làm lạnh thanh thép co lại nên cũng làn gãy chốt ngang.
C3.
3/ Rút ra kết luận.
C4/ nở ralực
 .vì nhiệtlực
4/ Vận dụng.
C5; C6.
Hoạt động 3: Tìm hiểu băng kép
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung chính
Giáo viên phân nhóm cho học sinh.
Phát cho mỗi nhóm học sinh một băng kép.
Yêu cầu học sinh quan sát và nêu cấu tạo của băng kép.
Yêu cầu học sinh đọc SGK phần thí nghiệm và nêu tiến trình thí nghiệm.
Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm và nhận xét.
Yêu cầu học sinh đọc câu C7 và trả lời.
Tiếp tục yêu cầu một học sinh đọc và trả lời câu C8.
Vậy nếu làm lạnh băng kép thì có hiện tượng gì xảy ra?
Băng kép cong về phía thanh nào?
Giáo viên kết luận vậy băng kép luôn cong về phía kim loại nào có độ giãn nở ít hơn.
Các em có biết băng kép được ứng dụng trong thực tế đời sống như thế nào không? Và nó còn có tên gọi là gì?
Treo tranh 21.5 phóng to. Yêu cầu học sinh quan sát và yêu cầu học sinh tìm đáp án cho câu C10.
Gồm một thanh đồng và một thanh thép có chiều dài như nhau dược tán dính vào nhau.
Đọc và nêu tiến trình thí nghiệm.
Băng kép bị cong về phía thanh thép.
Đồng và thép nở vì nhiệt khác nhau. Đồng giãn nở vì nhiệt nhiều hơn.
Khi hơ nóng băng kép luôn cong về phía thanh thép vì thanh đồng giãn nở vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.
Băng kép cũng sẽ bị cong.
Cong về phía thanh đồng vì đồng co lại vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.
Dùng để làm thiết bị đóng ngắt. Có tên gọi là rơle nhiệt.
Do băng kép cong lên đẩy tiếp điểm hở ra.
Thanh đồng nằm ở trên.
II/ Băng kép.
Băng kép bị cong về phía thanh thép.
C7/ Đồng và thép nở vì nhiệt khác nhau. Đồng giãn nở vì nhiệt nhiều hơn.
C8/ Khi hơ nóng băng kép luôn cong về phía thanh thép vì thanh đồng giãn nở vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.
C9/ Băng kép cũng sẽ bị cong.Cong về phía thanh đồng vì đồng co lại vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.
C10/ Do băng kép cong lên đẩy tiếp điểm hở ra.
Thanh đồng nằm ở trên
Hoạt động 4: Củng cố.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung chính
Trong quá trình nở dài của chất rắn nếu có cản trở thì sẽ như thế nào?
Vậy nếu làm lạnh băng kép thì có hiện tượng gì xảy ra?
Băng kép cong về phía thanh nào?
Gây ra lực rất lớn.
Băng kép cũng sẽ bị cong.
Cong về phía thanh đồng vì đồng co lại vì nhiệt nhiều hơn thanh thép
Hoạt động 4+1: Hướng dẫn về nhà
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung chính
Như vậy thì chúng ta đã biết một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của các chất. Vậy người ta ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất lỏng để chế tạo ra dụng cụ gì? Các em về nhà xem trước bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 24.doc