Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết thứ 27: Kiểm tra

Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết thứ 27: Kiểm tra

. Kiến thức.

- Kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của hs về sự nhiễm điện so cọ xát; các loại điện tích; dòng điện - nguồn điện; chất dẫn điện và chất cách điện – dòng điện trong kim loại; sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện; các tác dụng của dòng điện

- Vận dụng được kiến thức đã học để làm bài tập.

2. Kỹ năng: Kiểm tra, đánh giá kĩ năng giải thích các hiện tượng liên quan và vẽ sơ đồ mạch điện của học sinh

3. Thái độ: HS tích cực, nghiêm túc và tự giác trong giờ.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

- Hình thức: Kết hợp TNTL + TNKQ

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1056Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết thứ 27: Kiểm tra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày kiểm tra: 7A....../.....
 7B....../.... 
Tiết 27	Kiểm tra
Chương III. ĐIỆN HỌC
Môn: Vật Lý 7
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức. 
- Kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của hs về sự nhiễm điện so cọ xát; các loại điện tích; dòng điện - nguồn điện; chất dẫn điện và chất cách điện – dòng điện trong kim loại; sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện; các tác dụng của dòng điện
- Vận dụng được kiến thức đã học để làm bài tập.
2. Kỹ năng: Kiểm tra, đánh giá kĩ năng giải thích các hiện tượng liên quan và vẽ sơ đồ mạch điện của học sinh
3. Thái độ: HS tích cực, nghiêm túc và tự giác trong giờ.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức: Kết hợp TNTL + TNKQ
- HS làm bài trên lớp 
III. MA TRẬN HAI CHIỀU
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
1. Điện tích (2 tiết)
Trình bày được hiện tượng tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
Giải thích được hiện tượng vật đã nhiễm điện trái dấu thì hút nhau
Số câu hỏi
1
C7
1
C9
2
Số điểm
1,5 đ
1 đ
2,5 đ
25%
2. Dòng điện – Nguồn điện (1 tiết)
Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Phân biệt được chiều dòng điện trong mạch điện
Phân loại được các vật dụng trong thực tế cho dòng điện đi qua
Số câu hỏi
1
C1
1
C2
1
C4
3
Số điểm
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
1,5đ
15%
3. Chất dẫn điện – Chất cách điện. Dòng điện trong kim loại
 (1 tiết)
Nêu được khái niệm chất dẫn điện chất cách điện
Số câu hỏi
1
C8
1
Số điểm
2 đ
2 đ
20%
4. Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện
1 tiết
Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản bằng các kí hiệu đã được quy ước.
Số câu hỏi
0,5
C10a
0,5
Số điểm
2 đ
2 đ
2%
5. Tác dụng của dòng điện
2 tiết
- Xác định được tác dụng hóa học, tác dụng phát sáng của dòng điện
Phân biệt được các tác dụng của dòng điện trong thực tế
Số câu hỏi
2
C5, C6
1
C3
0,5
C10b
3,5
Số điểm
1 đ
0,5 đ
0,5 đ
2 đ
20%
TS câu hỏi
4
3
3
10
TS điểm
3,5 đ
(35%)
3 đ
(30%)
3,5 đ
(35%)
10
(100%)
IV. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA
A. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – Mỗi ý đúng được 0,5đ)
*) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện?
	A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển.
	B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích.
	C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
	D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin?
	A. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin.	
	B. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua các vật dẫn đến cực dương của pin.
	C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại.
	D. Dòng điện có thể chạy theo bật kì chiều nào.
Câu 3: Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo các thiết bị dùng trong sinh hoạt hàng ngày như: 
	A. Điện thoại, quạt điện 	C. Bàn là, bếp điện.
	B. Mô tơ điện, máy bơm nước. 	D. Máy hút bụi, nam châm điện	
Câu 4: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua?
	A. Một chiếc máy cưa đang chạy. 	C. Một bóng đèn điện đang sáng.
	B. Một thanh êbônit cọ sát vào len. 	D. Máy tính bỏ túi đang hoạt động	
Câu 5: Trong các trường hợp nào sau đây, trường hợp nào không ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện?
	A. Mạ kim loại 	C. Điện phân dung dịch muối đồng sunfat (CuSO4)
	B. Đun nước bằng ấm điện 	D. Nạp điện cho ắc quy
Câu 6: Vật nào dưới đây hoạt động dựa trên tác dụng phát sáng của dòng điện?
	A. Đèn điện có dây tóc	 	C. Công tắc	
	B. Nam châm điện 	D. Đèn LED
B. Trắc nghiệm tự luận (7 điểm)
Câu 7: (1,5đ) 
Khi: a. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau.
 b. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau.
 Hiện tượng trên xảy ra như thế nào, tại sao?
Câu 8: (2đ) Chất dẫn điện là gì? chất cách điện là gì? lấy ví dụ minh họa?
Câu 9: (1đ) Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi?
Câu 10: (2,5đ) 
a) Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện (pin), 1 bóng đèn, 1 công tắc đóng và vẽ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng?
b) Mạch điện đó đèn có sáng không? Đó là những tác dụng gì của dòng điện?
V. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
A. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – Mỗi ý đúng được 0,5đ)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
A
C
A
B
D
B. Trắc nghiệm tự luận (7 điểm)
Câu 7: (1,5 điểm) 
 a. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì chúng hút nhau. Vì, sau khi cọ xát bằng vải khô thì chúng nhiễm điện cùng loại nên đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
b. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì chúng hút nhau. Vì, sau khi cọ xát bằng vải khô thì chúng nhiễm điện trái dấu nên đặt gần nhau thì chúng hút nhau
0,75 điểm
0,75 điểm
 Câu 8: (2 điểm) 
. - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện. Ví dụ: đồng, nhôm, sắt...
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện. 
Ví dụ : sứ, cao su...
1 điểm
1 điểm
 Câu 9: (1 điểm)
Trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi, vì khi quay cánh quạt sẽ cọ xát với không khí nên nó bị nhiễm điện và hút được các hạt bụi
1 điểm
Đ
K
+ -
Câu 10 (2,5 điểm)
a) - Vẽ đúng sơ đồ: 1 điểm
- Vẽ đẹp 0,5 điểm
- Vẽ đúng mũi tên chỉ chiều dòng điện: 0,5 điểm
b) Đèn sáng. Đó là tác dụng nhiệt và tác dụng 
phát sáng của dòng điện: 0,5 điểm
*) Học sinh có phương án trả lời khác đáp án, nhưng đúng vẫn được điểm tối đa
NHÀ TRƯỜNG DUYỆT
TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT
Ngày 29 tháng 3 năm 2011
GIÁO VIÊN RA ĐỀ
La Văn Tài
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet27.doc