. Kiến thức
- Nêu được tác dụng của ròng rọc là làm giảm lực kéo vật và đổi hướng của lực
- Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
2. Kĩ năng : Sử dụng ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực, yêu thích môn học.
II. TRỌNG TÂM : Tác dụng của ròng rọc.
III. CHUẨN BỊ
GV: Tranh vẽ phóng to hình 16.1 ,16.2, một bảng phụ ghi kết quả thí nghiệm.
HS: Mỗi nhóm: 1 Lực kế có GHĐ là 5N, 1 khối trụ kim loại có móc nặng 2N (hoặc túi cát có trọng lượng tương đương), 1 ròng rọc cố định, 1 ròng rọc động, dây vắt qua ròng rọc, 1 giá thí nghiệm.
RÒNG RỌC Bài:16 Tiết CT : 19 ND: 03/01/2001 Tuần CM : 20 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được tác dụng của ròng rọc là làm giảm lực kéo vật và đổi hướng của lực - Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế. 2. Kĩ năng : Sử dụng ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó. 3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực, yêu thích môn học. II. TRỌNG TÂM : Tác dụng của ròng rọc. III. CHUẨN BỊ GV: Tranh vẽ phóng to hình 16.1 ,16.2, một bảng phụ ghi kết quả thí nghiệm. HS: Mỗi nhóm: 1 Lực kế có GHĐ là 5N, 1 khối trụ kim loại có móc nặng 2N (hoặc túi cát có trọng lượng tương đương), 1 ròng rọc cố định, 1 ròng rọc động, dây vắt qua ròng rọc, 1 giá thí nghiệm. Mỗi học sinh một phiếu học tập. IV. TIẾN TRÌNH 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1: 6A2: 6A3: 6A4: 6A5: 2. Kiểm tra miệng - Nêu cấu tạo của đòn bẩy (5đ) TL: Mỗi đòn bẩy đều có: Điểm tựa O, điểm tác dụng của lực F1 là O1,điểm tác dụng của lực F2 là O2. - Bài 15.4 trang 49 SBT (5đ) TL: Dùng thìa sẽ mở được nắp hộp dễ hơn . Vì khoảng cách từ điểm tựa (cạnh của hộp ) đến điểm tác dụng lực của vật (chỗ nắp hộp đè lên thìa hoặc đồng xu là như nhau , nhưng khoảng cách từ điểm tựa (cạnh của hộp ) đến điểm tác dụng lực của người ( chỗ tay cầm ) ở thìa lớn hơn ở đồng xu . - Mô tả cấu tạo của ròng rọc (5đ) TL: Ròng rọc là một bánh xe quay quanh trục, vành bánh xe có rãnh để luồn dây kéo. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV _ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Vào bài Như SGK Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc GV: Treo hình 16.2 lên bảng. GV: mắc 1 bộ ròng rọc động, 1 bộ ròng rọc cố định. GV: giới thiệu chung về ròng rọc :1 bánh xe có rãnh, quay quanh 1 trục có móc treo. HS: trả lời câu hỏi _ Trong thực tế có bao nhiêu loại ròng rọc? _ Thế nào được gọi là ròng rọc động, ròng rọc cố định? HS: trả lời câu C1 Ròng rọc ở hình 16.2(a) có cấu tạo : 1 bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe được mắc cố định (có móc treo trên xà).Khi kéo dây , bánh xe quay quanh trục cố định. Ròng rọc ở hình 16.2(b) cũng có cấu tạo là 1 bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe không được mắc cố định .Khi kéo dây, bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng với trục của nó. Hoạt động 3: Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? GV: để kiểm tra xem ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? ta xét 2 yếu tố của lực kéo vật ở ròng rọc. + Hướng của lực + Cường độ của lực HS: thảo luận nhóm GV: hướng dẫn HS cách lắp thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm với mục đích trả lời câu C2 à ghi kết quả thí nghiệm. * Chú ý: kiểm tra lực kế (chỉnh kim lực kế chỉ đúng vạch số 0). lưu ý cách mắc ròng rọc sao cho khối trụ khỏi bị rơi. HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm HS: cử đại diện trình bày kết quả HS: nhận xét và rút ra kết luận HS: thảo luận nhóm câu C3, C4 Hoạt động 4: Vận dụng HS: trả lời câu hỏi C5,C6 . GV: hoàn chỉnh C5,C6. GV: Dùng ròng rọc cố định kéo gầu nước từ giếng lên, ta không cần phải tác dụng lực theo phương thẳng đứng. GV: Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân thường dùng ròng rọc động để đưa các vật liệu lên cao. GV: Thợ xây dựng, thợ lái cần cẩu . . .đã sử dụng ròng rọc trong công việc để giảm được hao phí sức lực và tăng năng suất lao động. GV: hướng dẫn HS trả lời câu C7. _ Sử dụng ròng rọc ở hình 16.6 giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ? GV: giới thiệu về Palăng, nêu tác dụng của Palăng. RÒNG RỌC I. Tìm hiểu về ròng rọc - Ròng rọc là một bánh xe quay quanh trục, vành bánh xe có rãnh để luồn dây kéo. - Có hai loại ròng rọc : + Ròng rọc cố định là ròng rọc chỉ quay quanh một trục cố định. + Ròng rọc động là ròng rọc mà khi ta kéo dây thì không những ròng rọc quay mà còn chuyển động cùng với vật. II. Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? 1. Thí nghiệm 2. Nhận xét 3. Rút ra kết luận _ Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. _ Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. III. Vận dụng C5: _ Trên đỉnh cột cờ có mắc một ròng rọc cố định để khi treo hoặc tháo cờ ta không phải trèo lên cột cờ. _ Ở đầu móc các cần cẩu hay xe ôtô cần cẩu đều được lắp một hệ thống các ròng rọc động và ròng rọc cố định, nhờ đó mà người ta có thể di chuyển một cách dễ dàng các vật rất nặng lên cao với một lực nhỏ hơn trọng lượng của chúng. C6: Dùng ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo (được lợi về hướng), dùng ròng rọc động được lợi về lực . C7: Sử dụng hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc độngcó lợi hơn vì vừa được lợi về độ lớn , vừa được lợi về hướng của lực kéo. 4. Câu hỏi , bài tập củng cố - Khi dùng ròng rọc cố định, ròng rọc động ta được lợi gì? TL: Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. - Bài 16.1 trang 53 SBT TL: động, cố định - Bài 16.2 trang 53 SBT TL: câu B 5. Hướng dẫn học sinh tự học - Hoàn thành C1 đến C7 vào VBT. - Đọc phần ‘có thể em chưa biết’ - BTVN: Bài 16.3 đến bài 16.18 trang 53 " 56 SBT. - Ôn tập nội dung chương I. - Đọc nội dung bài 17. V. RÚT KINH NGHIỆM 1. Nội dung 2. Phương pháp 3. Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học Trường Hòa, ngày 03/01/2011 TTCM Nguyễn Thị Thúy Hằng Tổng kết chương I : CƠ HỌC Bài: 17 Tiết CT : 20 ND: 10/01/2011 Tuần CM :21 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương . 2. Kĩ năng : Vận dụng kiến thức trong thực tế, giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế. 3. Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống. II. TRỌNG TÂM: Đo độ dài, đo thể tích. Lực và khối lượng. Máy cơ đơn giản. III. CHUẨN BỊ GV: Câu hỏi điền từ thích hợp vào chỗ trống nên chuẩn bị ra phiếu học tập hoặc bảng phụ . Ô chữ hình 17.2 ,17.3 chuẩn bị sẵn ra bảng phụ hoặc giấy A0 HS: Nhãn ghi khối lượng tịnh của gói kem giặt , kéo cắt kim loại. IV. TIẾN TRÌNH 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1: 6A2: 6A3: 6A4: 6A5: 2. Kiểm tra miệng :Không . 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV _ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ 1 : Vào bài Hôm nay chúng ta ôn tập các kiến thức đã học trong chương I. HĐ 2 : Ôn lại kiến thức đã học. GV: lần lượt hướng dẫn học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 13 HS: lần lượt trả lời HS: nhận xét GV: nhận xét và hoàn chỉnh HĐ 3 : Vận dụng HS: thảo luận nhóm từ câu 2 đến câu 6 HS: đại diện nhóm trình bày nội dung thảo luận _ Nhóm 1, 2 : câu 1, 2, 3 _ Nhóm 3, 4 : câu 4, 5, 6 HS: nhận xét GV: nhận xét và hoàn chỉnh HĐ 3 : Trò chơi ô chữ GV: treo bảng ô chữ hình 17.2 HS: lần lượt điền vào hàng ngang dựa vào câu hỏi SGK HS: tìm ô chữ hàng dọc GV: treo bảng ô chữ hình 17.3 HS: lần lượt điền vào hàng ngang dựa vào câu hỏi SGK HS: tìm ô chữ hàng dọc TỔNG KẾT CHƯƠNG I : CƠ HỌC I. ÔN TẬP Câu 1: a. thước b. bình chia độ, bình tràn c. lực kế d. cân Câu 2: lực Câu 3: Khi có lực tác dụng lên vật có thể làm vật bị biến dạng hoặc làm vật biến đổi chuyển động. Câu 4: hai lực cân bằng Câu 5: trọng lực hay trọng lượng Câu 6: lực đàn hồi Câu 7: khối lượng của kem giặt trong hộp Câu 8: khối lượng riêng Câu 9: - mét ; m - mét khối ; m3 - Niutơn ; N - kilôgam ; kg - kilôgam trên mét khối ; kg/m3 Câu 10: P = 10 . m Câu 11: D = Câu 12: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. Câu 13: - Ròng rọc - Mặt phẳng nghiêng - Đòn bẩy II. VẬN DỤNG Câu 2: chọn câu C Câu 3: cách B. Câu 4: a. kilôgam trên mét khối b. Niutơn c. kilôgam d. Niutơn trên mét khối e. mét khối Câu 5 a. mặt phẳng nghiêng b. ròng rọc cố định c. đòn bẩy d. ròng rọc động Câu 6 a. Để làm cho lực mà lưỡi kéo tác dụng vào tấm kim loại lớn hơn lực mà tay ta tác dụng vào tay cầm. b.Vì để cắt giấy hoặc cắt tóc thì chỉ cần lực nhỏ , nên tuy lưỡi kéo dài hơn tay cầm mà lực của tay ta vẫn có thể cắt được .Bù lại ta được điều lợi là tay ta di chuyển ít mà tạo ra được vết cắt dài trên giấy. III. TRÒ CHƠI Ô CHỮ A. Ô chữ thứ nhất Theo hàng ngang 1. Ròng rọc động 2. Bình chia độ 3. Thể tích 4. Máy cơ đơn giản 5. Mặt phẳng nghiêng 6. Trọng lực 7. Palăng Từ theo hàng dọc: ĐIỂM TỰA B. Ô chữ thứ hai Theo hàng ngang 1. Trọng lực 2. Khối lượng 3. Cái cân 4. Lực đàn hồi 5. Đòn bẩy 6. Thước dây Từ theo hàng dọc: LỰC ĐẨY 4. Câu hỏi , bài tập củng cố GV: nhận xét tiết học và thái độ học tập của học sinh 5. Hướng dẫn học sinh tự học - Đối với bài học ở tiết học này: Hoàn thành nội dung VBT. Ôn tập nội dung chương I. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Trả lời câu hỏi sau Khi nào chất rắn nở ra? Khi nào chất rắn co lại? V. RÚT KINH NGHIỆM 1. Nội dung 2. Phương pháp 3. Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học Trường Hòa, ngày 10/01/2011 TTCM Nguyễn Thị Thúy Hằng Chöông II NHIEÄT HOÏC 1. Söï nôû vì nhieät. a. Kieán thöùc - Moâ taû ñöôïc hieän töôïng nôû vì nhieät cuûøa caùc chaát raén, loûng, khí. - Nhaän bieát ñöôïc caùc chaát khaùc nhau nôû vì nhieät khaùc nhau. - Neâu ñöôïc ví duï veà caùc vaät khi nôû vì nhieät, neáu bò ngaên caûn thì gaây ra löïc lôùn. b. Kó naêng: Vaän duïng kieán thöùc veà söï nôû vì nhieät ñeå giaûi thích ñöôïc moät soá hieän töôïng vaø öùng duïng thöïc teá. c. Thaùi ñoä: Reøn tính caån thaän, trung thöïc, yù thöùc taäp theå trong coâng vieäc thu thaäp thoâng tin trong nhoùm. 2. Nhieät ñoä. Nhieät keá. Thang nhieät ñoä. a. Kieán thöùc - Moâ taû ñöôïc nguyeân taéc caáu taïo vaø caùch chia ñoä cuûa nhieät keá duøng chaát loûng. - Neâu ñöôïc öùng duïng cuûa nhieät keá duøng trong phoøng thí nghieäm, nhieät keá röôïu vaø nhieät keá y teá. - Nhaän bieát ñöôïc moät soá nhieät ñoä thöôøng gaëp theo thang nhieät ñoä Xen - xi - ut. b. Kó naêng - Xaùc ñònh ñöôïc GHÑ vaø ÑCNN cuûa moãi loaïi nhieät keá khi quan saùt tröïc tieáp hoaëc qua aûnh chuïp, hình veõ. - Bieát söû duïng nhieät keá thoâng thöôøng ñeå ño nhieät ñoä theo ñuùng quy trình. - Laäp ñöôïc baûng theo doõi söï thay ñoåi nhieät ñoä cuûa moät vaät theo thôøi gian. c. Thaùi ñoä: Reøn tính caån thaän, trung thöïc, yù thöùc taäp theå trong coâng vieäc thu thaäp thoâng tin trong nhoùm. 3. Söï chuyeån theå. a. Kieán thöùc - Moâ taû ñöôïc caùc quaù trình chuyeån theå: söï noùng chaûy vaø ñoâng ñaëc, söï bay hôi vaø ngöng tuï, söï soâi. Neâu ñöôïc ñaëc ñieåm veà nhieät ñoä trong moãi quaù trình naøy. - Neâu ñöôïc phöông phaùp tìm hieåu söï phuï ... g, thiết bị dạy học Trường Hòa, ngày 09/05/2011 TTCM Nguyễn Thị Thúy Hằng SÖÏ SOÂI (tt) Bài: 29 Tiết CT: 35 ND: 09/05/2011 Tuần CM: 36 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : Nêu được đặc điểm về nhiệt độ sôi. 2. Kỹ năng : Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến đặc điểm của sự sôi. 3. Thái độ : Cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, trung thực. II. CHUẨN BỊ GV : Một giá đỡ thí nghiệm, một kiềng và lưới kim loại, một đèn cồn, một nhiệt kế thủy ngân, một kẹp vạn năng, một bình cầu đáy bằng có nút cao su cao để cắm vào, một đồng hồ . Bảng 29.1. HS : Bảng 28.1 đã hoàn thành. Đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian trên giấy ô vuông. III. TRỌNG TÂM: Đặc điểm của sự sôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp : kiểm diện 2. Kiểm tra bài cũ : Không 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY _ TRÒ NỘI DUNG BÀI DẠY Hoạt động 1 : Mô tả lại thí nghiệm về sự sôi GV : đặt bộ dụng cụ thí nghiệm trên bàn giáo viên . HS : thảo luận nhóm C1 ® C6 . HS :đại diện nhóm trả lời C1 ® C6 . GV : giới thiệu bảng 29.1 nhiệt độ sôi của một số chất ở điều kiện tiêu chuẩn . HS : cho biếit nhiệt độ sôi của một số chất . Hoạt động 2 : Vận dụng HS : thảo luận C7, C8, C9 . HS : trả lời C7, C8, C9 . GV : hoàn chỉnh C7, C8, C9 . II. Nhiệt độ sôi Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định .Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi . Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi . III. Vận dụng C7. Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi. C8. Vì nhiệt độ sôi của thủy ngân cao hơn nhiệit độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước . C9. _ Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước. _ Đoạn BC ứng với quá trình sô của nước . 4. Củng cố và luyện tập HS: trả lời câu hỏi CÂU HỎI TRẢ LỜI _ Nêu đặc điểm của sự sôi . _ Bài 28_29.1 trang 33 SBT _ Bài 28_29.2 trang 33 SBT _ Đặc điểm của sự sôi . + Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định .Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi . + Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. _ Bài 28_29.1 trang 33 SBT TL : Câu D _ Bài 28_29.2 trang 33 SBT TL : Câu C GV: hoàn chỉnh câu trả lời của HS HS: đọc phần ‘có thể em chưa biết’ 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. _ Học bài. _ Hoàn chỉnh C1 đến C6 vào VBT. _ BTVN: Bài 28_29.6 đến 28_29.8 trang 34 SBT. _ On tập chương II : Nhiệt học . V. RÚT KINH NGHIỆM TỔNG KẾT CHƯƠNG II : NHIỆT HỌC Tuần : 18_ HKII Bài 30 TCT : 17 ND : I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : Giúp học sinh nhớ lại kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nởp vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất . 2. Kỹ năng : Vận dụng được một cách tổng hợp những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan . 3. Thái độ : Yêu thích môn học, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước tập thể . II. CHUẨN BỊ GV : Bảng ô chữ về sự chuyển thể, bảng phụ ghi sẵn câu hỏi 5 . HS : On tập , phiếu học tập . III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : vấn đáp, đàm thoại, diễn giảng. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp : kiểm diện 2. Kiểm tra bài cũ : Không 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY _ TRÒ NỘI DUNG BÀI DẠY Hoạt động 1 : On tập GV : lần lượt nêu từng câu hỏi 1 ® 9 . HS : lần lượt trả lời câu hỏi . Hoạt động 2 : Vận dụng HS : làm việc cá nhân trã lời câu hỏi vào phiếu học tập . HS : một số học sinh đại diện đọc bài làm của mình . HS : nhận xét bài làm của bạn . GV : hoàn chỉnh Hoạt động 3 : Giải ô chữ về sự chuyển thể . GV : điều khiển học sinh giải ô chữ. GV : đọc nội dung của ô chữ trong hàng . HS : đoán chữ . I. On tập. 1. Thể tích hầu hết của các chấttăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm. 2. Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất . 3. HS tự tìm ví dụ . 4. Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt . _ Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ khí quyển. _ Nhiệt kế thủy ngân dùng trong phònh thí nghiệm. _ Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ của cơ thể. 5. (1) nóng c hảy. (2) bay hơi . (3) đông đặc . (4) ngưng tụ . 6. Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau không giống nhau. 7. Trong thời gian đang nóng chảy nhiệt độ của chất rắn không thay đổi, dù ta vẫn tiếp tục đun. 8. Không. Các chất lỏng bay hơi ở bất kì nhiệt độ nào. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ htuộc vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng. 9. Ở nhiệt độ sôi thì dù tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẫn không thay đổi. Ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi cả ở trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng . II. Vận dụng. 1. Cách C 2. Nhiệt kế C 3. Để khi có hơi nóng chạy qua ống, ống có thể nở dài mà không bị ngăn cản . 4. a) Sắt . b) Rượu . c) Vì nhiệt độ này rượu vẫn ở thể lỏng. Không. Vì ở nhiệt độ này thủy ngân đã đông đặc. d) Các câu trả lời phụ thuộc vào nhiệt độ của lớp học. Gỉa sử nhiệt độ lớp học là 300C thì các câu trả lời sẽ như sau : _ Thể rắn gồm các chất có nhiệt độ nóng chảy cao hơnh nhiệt độ lớp học : nhôm, sắt, đồng, muối ăn. _ Thể lỏng gồm các chất có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ lớp học : nước, rượu, thủy ngân. _ Hơi nước, hơi thủy ngân. 5. Bình đã đúng. Chỉ cần để ngọn lửa nhỏ dù cho nối khoai tiếp tục sôi là đã duy trì được nhiệt độ của nồi khoai ở nhiệt độ sôi của nước. 6. a) Đoạn BC ứng với quá trìng nóng chảy. Đoạn DE ứng với quá trình sôi . b) Trong đoạn AB ứng với nước tồn tịa ở thể rắn. Trong đaọn CD ứng với nước tồn tại ở thể lỏng và thể hơi. III. Ô chữ về sự chuyển thể. Hàng ngang : 1. Nóng chảy. 2. Bay hơi . 3. Gío. 4. Thí nghiệm. 5. Mặt thoáng. 6. Đông đặc. 7. Tốc độ. Từ hàng dọc dùng để chỉ mức độ nóng lạnh : NHIỆT ĐỘ. 4. Củng cố và luyện tập GV : Nhận xét tiết ôn tập . 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. On tập chương trình vật lý 6 . V. RÚT KINH NGHIỆM OÂN TAÄP Bài: Tiết CT: 33 ND: 25/04/2011 Tuần CM: 34 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp học sinh nhớ lại kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất. 2. Kĩ năng: Vận dụng được một cách tổng hợp những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan. 3. Thái độ: Yêu thích môn học, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước tập thể lớp. II. TRỌNG TÂM: Sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất. III. CHUẨN BỊ GV: Nội dung ôn tập, bài tập. HS: Ôn tập nội dung đã học . IV. TIẾN TRÌNH 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1: 6A2: 6A3: 6A4: 6A5: 2. Kiểm tra miệng: Không. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV _ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ 1: Vào bài HĐ 2: Ôn lại kiến thức đã học. GV: lần lượt hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi HS: lần lượt trả lời HS: nhận xét GV: nhận xét và hoàn chỉnh 1. Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn. 2. Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. 3. Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí. 4. Nêu các kết luận về sự đông đặc. 5. Nêu các kết luận về sự nóng chảy. 6. Thế nào là sự bay hơi? 7. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? HĐ 2 : Vận dụng GV: lần lượt hướng dẫn học sinh làm các bài tập . HS: lần lượt làm bài HS: nhận xét GV: nhận xét và hoàn chỉnh Bài 1: Làm thế nào để dễ dàng mở được nắp sắt của lọ mực nếu nó bị chặt quá ? Bài 2: Tại sao xilanh và pittông phải làm bằng chất có sự nở vì nhiệt giống nhau ? Bài 3: Vì sao trên đường hoặc cầu mới đổ bê tông người ta thường lấy bao tải che kín nếu trời nắng to ? Bài 4: 335K tương ứng với bao nhiêu 0C , bao nhiêu 0F ? Nêu rõ cách tính . Bài 5: Mô tả các quá trình xảy ra đối với nước khi nhiệt độ của nó thay đổi như đồ thị sau . Nhiệt độ ( 0C ) D E 100 F 0 B C t (phút) - 4 A I. LÝ THUYẾT. 1. Các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn _ Các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi _ Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau. Nhôm nở ra nhiều nhất rồi đến đồng, sắt. 2. Các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng _ Các chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi . _ Các chất lỏng khác nhau , nở vì nhiệt khác nhau . 3. Các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn _ Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. _ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. _ Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. 4. Các kết luận về sự nóng chảy. _ Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là nóng chảy . _ Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy . _ Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của vật không thay đổi. 5. Các kết luận về sự đông đặc . _ Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc . _ Phần lớn các chất đông đặc ở một nhiệt độ xác định , nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ đông đặc _ Trong thời gian đông đặc , nhiệt độ của vật không thay đổi. _ Nhiệt độ đông đặc bằng nhiệt độ nóng chảy. 6. Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi . . 7. Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào: nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng . II. VẬN DỤNG . Bài 1: Hơ nóng nắp sắt hoặc ngăm lọ mực vào nước đá . Bài 2: Xilanh và pitttông phải làm bằng các chất có sự nở vì nhiệt giống nhau để tránh trường hợp khi ở nhiệt độ cao, chúng dãn nở không đều làm máy hoạt động không bình thường . Bài 3: Khi trời nắng to , nhiệt độ cao , quá trình bay hơi xảy ra nhanh . Nếu không che bao tải thì hơi nước thoát ra khỏi bê tông nhanh, gây ra hiện tượng nứt bê tông . Bài 4: 335K = 273K + 62K = 00C + 620C = 620C 620C = 00C + 620C = 32 0F + ( 62 . 1,8 0F ) = 143,60F Vậy 335K = 620C = 143,60F Bài 5: _ Đoạn AB: nước ở thể rắn, nhiệt độ tăng dần. Ở thời điểm B, nước đá bắt đầu nóng chảy. _ Đoạn BC: nước ở thể rắn, nóng chảy dần, nhiệt độ không đổi. Ở thời điểm C, nước đá nóng chảy hoàn toàn. _ Đoạn CD: nước ở thể lỏng, nhiệt độ tăng dần. Ở thờ điểm D, nước bắt đầu sôi. _ Đoạn DE: nước ở thể lỏng và hơi, nước sôi, nhiệt độ không thay đổi. _ Đoạn EF: nước ở thể lỏng, nước nguội dần. 4. Câu hỏi , bài tập củng cố GV nhắc nhở HS cách vẽ , đọc đường biểu diễn và trả lời câu hỏi tự luận 5. Hướng dẫn học sinh tự học - Đối với bài học ở tiết học này: Ôn tập nội dung kiến thức đã học. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Ôn tập nội dung chương II. Chuẩn bị kiểm tra học kỳ II. V. RÚT KINH NGHIỆM 1. Nội dung 2. Phương pháp 3. Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học Trường Hòa, ngày 08/12/2010 TTCM Nguyễn Thị Thúy Hằng
Tài liệu đính kèm: